Giáo án Vật Lí 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.

2. Kỹ năng: Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhau.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài học :

- Đo được thể tích vật rắn bằng bình chia độ và đo thể tích vật rắn bằng bình tràn.

5. Định hướng phát triển năng lực

a)Năng lực chung

  Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b)Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng  lực cá nhân của HS

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: - 1 xô đựng đầy nước. Bảng phụ lục kết quả đo thể tích vật rắn.

2. HS mỗi nhóm HS:

- Vật rắn không thấm nước (hòn đá)

- 1 bình chia độ

- 1 bình tràn.

- 1 bình chứa

- 1 Khăn lau

- 1 Viên đá bằng ngón chân

- 1 Viên đá nhỏ hơn nắm tay ( lọt bình tràn trong phòng TN)

- Kẻ sẳn bảng 4.1 (SGK) vào vở.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (9’)

a) Câu hỏi

Câu 1: Kể tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. (4đ

Câu 2: Trình bày cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ. (6đ)

b) Đáp án và biểu điểm :

Câu 1: Kể được tên một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. (4đ)

Câu 2:  Trình bày được cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ. (6đ)

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Dùng H4.1 SGK: Làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái đinh ốc?

Muốn đo được chính xác thể tích cái đinh ốc, hòn đá được bao nhiêu, chúng ta cùng nghiên cứu bài học:  Đo thể tích Vật rắn không thấm nước .

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:   sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Em hãy quan sát hình 4.2 SGK và hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào?

- Yêu cầu HS thảo luận, mô tả và trình bày kết quả ở C1

- Sau khi biết V1, V2, làmthế nào để tính thể tích hòn đá?

- Nếu hòn đá quá to thì ta làm bằng cách nào?

- Quan sát hình 4.3 SGK và em hãy cho biết người ta đo thể tích hòn đá bằng cách nào?

Yêu cầu HS thảo luận, nêu dự đoán. Quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời

Cho hs đọc phần kết luận SGK

- Em hãy tìm từ thích hợp trong khung ở bên phải để điền vào vị trí a, b, c ở câu C3

- Đầu  tiên đọc thể tích nước trên bình chia độ  V1  sau đó bỏ hòn đá vào và đọc thể tích V2

-  V = V2  - V1

HS thảo luận, trả lời câu C1

C1.

- Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ:

(VD: V1 = 150cm3)

- Thả chìm hòn đá vào bình chia độ. Đo thể tích nước dâng lên trong bình

(V2 = 200cm3)

- Thì thể tích hòn đá bằng V2 – V1

= 200 – 150

= 50 (cm3)

Ta gọi (V) thể tích vật rắn: V = V2 – V1

-   HS nêu phương án.

- HS quan sát hình 4.3 SGK.

-  Dự đoán

- Thảo luận và trả lời C2

C2: Khi hòn đá không bỏ lọt vào bình chia độ thì đổ đầy nước vào bình tràn rồi thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Sau đó đổ thể tích nước này vào bình chia độ mực nước cao bao nhiêu (trong bình chia độ) thì đó chính là thể tích của vật rắn (hòn đá).

- Từng HS thực hiện C3

C3:

(1) thả chìm

(2)  dâng lên

(3) chìm xuống

(4)  tràn ra 

I. CÁCH ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC

1. Dùng bình chia độ:

2. Dùng bình tràn

* Rút ra kết luận :

Thể tích của vật rắn bất kỳ không thấm nước có thể đo được bằng cách:

- Thả  vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

- Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ, thì thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.

- Phân nhóm học sinh, phát dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu tiến hành thí nghiệm theo SGK và báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu Bảng 4.1.

- Cho HS tiến hành thí nghiệm các bước như SGK và báo cáo kết quả theo Bảng 4.1.

- Theo dõi tiến hành thí nghiệm, nx kỹ năng ước lượng thể tích vật để chọn phương án đo.

+ Y/c HS đo 3 lần thể tích của 1 vật.

+ Yêu cầu hs báo cáo kết quả.

Chú ý: cách đọc giá trị của thể tích theo ĐCNN của bình chia độ;

Hướng dẫn tính giá trị TB: 

Giáo án Vật Lí 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước mới nhất

HS:

Hoạt động nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn của GV

+ Tiến hành đo và ghi kết quả đo vào bảng 4.1.

HS :

Tính giá trị TB theo CT của GV.

3.Thực hành:

Đo thể tích vật rắn:

a) Chuẩn bị

- Dụng cụ: 1 bình chia độ, một ca đong có ghi sẵn dung tích, dây buộc. Một bình tràn, một bình chứa, xô nước, vật rắn không thấm nước.

b) Ước lượng thể tích vật rắn và ghi vào bảng.

c) Kiểm tra lại bằng phép đo.

- Báo cáo.

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng

A. thể tích bình chứa.

B. thể tích bình tràn.

C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.

Đáp án

Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

⇒ Đáp án C

Bài 2: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:

A. Vrắn = Vlỏng – rắn - Vlỏng

B. Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng

C. Vrắn = Vlỏng – rắn + Vlỏng

D. Vrắn = Vlỏng + rắn + Vlỏng

Đáp án

Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ là Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng

⇒ Đáp án B

Bài 3: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 10 ml

B. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 2 ml

C. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml

D. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml

Đáp án

Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml

⇒ Đáp án D

Bài 4: Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 50 cm3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 100 cm3. Vậy thể tích vật rắn là:

A. 50 cm3      B. 150 cm3

C. 96 cm3      D. 100 cm3

Đáp án

- Thể tích nước dâng lên thêm là thể tích của vật.

- Lúc đầu thể tích nước là 50 cm3, sau khi cho vật vào thì thể tích là 100 cm3 ⇒ dâng thêm 50 cm3 ⇒ Đáp án A

Bài 5: Một bình tràn chỉ có thể chứa nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Thể tích của vật rắn bằng bao nhiêu?

A. 40 cm3      B. 90 cm3

C. 70 cm3      D. 30 cm3

Đáp án

- Lúc đầu nước trong bình tràn là 60 cm3, sau khi cho vật vào thì nước trong bình dâng lên thêm 40 cm3 và bị tràn ra ngoài 30 cm3.

- Thể tích của vật là: Vvật = 40 + 30 = 70 cm3 ⇒ Đáp án C

Bài 6: Để đo thể tích của một đồng xu bằng kim loại. Bạn Nga đã bỏ vào bình chia độ đang chứa nước 10 đồng kim loại đó. Thể tích nước dâng lên thêm trong bình là 3 ml. Thể tích mỗi đồng kim loại đó là:

A. 0,0003 dm3

B. 0,003 dm3

C. 0,0003 m3

D. 0,001 cm3

Đáp án

- Thể tích dâng lên 3 ml là thể tích của 10 đồng xu.

- Thể tích của một đồng xu là: ml = 0,3 cm3 = 0,0003 dm3

⇒ Đáp án A

Bài 7: Bạn Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một viên sỏi. Kết quả đúng là 55,7 cm3. Bạn Lan đã dùng bình nào trong các bình sau?

A. Bình có ĐCNN 1 cm3

B. Bình có ĐCNN 0,1 cm3

C. Bình có ĐCNN 0,5 cm3

D. Bình có ĐCNN 0,2 cm3

Đáp án

ĐCNN phải là ước số của 55,7 cm3 ⇒ Dùng bình có ĐCNN 0,1 cm3 vì các bình khác không thể cho số lẻ đến 0,7 cm3.

Bài 8: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

A. một bình chia độ bất kì.

B. một bình tràn.

C. một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.

D. một ca đong.

Đáp án

Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức VR = VR + L – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VR + Llà thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, VL là thể tích chất lỏng trong bình.

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng.

D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Đáp án

Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức VR = VR + L – VL ⇒ Đáp án D

Bài 10: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300 cm3 và ĐCNN 5 cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?

A. 215 cm3      B. 85 cm3

C. 300 cm3      D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án

Quả cam thường nổi một phần nên theo kết quả trên nước tràn ra 215 cm3 không phải là thể tích quả cam.

⇒ Đáp án D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Hướng dẫn HS trả lời câu C4, C5, C6 và làm bài tập 4.1, 4.2 SBT.

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.

- Từng HS hoàn thành các câu C4. C5, C6.

C4 :

- Lau bát khô trước khi dùng.

- Khi nhấc ca không làm đổ nước ra bát.

- Đổ hết nước trong bát vào bình chia độ, không đổ ra ngoài.

C5:

- Dùng băng giấy dán ngoài một cốc, sau đó xác định từng mức thể tích bằng cách lần lượt đổ từng lượng nước xác định vào cốc đó và dùng bút đánh dấu lại.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Nêu cách làm một bình chia độ bằng chai nước lọc. Thực hiện đo thể tích của vật rắn không thấm nước (định ốc)

Dặn dò (1’):

- Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học và SGK.

- Xem nội dung “có thể em chưa biết”.

- Làm các bài tập còn lại ở SBTVL6. HD các bài tập 4.4, 4.5 SBT.

- Chuẩn bị bài học mới.

PHỤ LỤC

Bảng 4.1

Vật cần đo thể tích Dụng cụ đo Thể tích ước lượng (cm3) Thể tích đo được (cm3)
GHĐ ĐCNN

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học