Giáo án Vật Lí 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mơ tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng.

- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phịng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

- Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut.

2. Kỹ năng:

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

3. Tư tưởng: Mô tả và giải thích được các loại nhiệt kế.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung :

     Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng  lực cá nhân của HS.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- GV: Giáo án, các loại nhiệt kế như SGK.

- HS: Xem bài mới.

2. Phương pháp dạy học:

- Hợp tác theo nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định: kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt như thế nào? Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dầy thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?

- Trình bày kết luận về băng kép? Ứng dụng của băng kép?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp

-   Cho hs quan sát nhiệt kế.  nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế?

Để có câu trả lời đúng, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học 1.  Giáo viên ghi bảng.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:  - Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng. Nêu được một số loại nhiệt kế thường dùng.

- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phịng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

- Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

2:  Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh

-Thực hiện thí nghiệm ở hình 22.1 và 22.2 SGK. Hướng dẫn HS pha nước nóng cẩn thận, và làm lần lượt các bước theo hướng dẫn của SGK

- Thảo luận trên lớp về kết luận rút ra từ thí nghiệm

Qua thí nghiệm ta thấy cảm giác của tay là không chính xác, vì vậy để biết người đó có sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế

- Hoạt động theo nhóm

Tiến hành thí nghiệm ở hình 22.1, 22.2 SGK như hướng dẫn trong SGK.

C1: Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng, lạnh

C2:  Xác định nhiệt độ 00C và 1000C, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế

3: Tìm hiểu về nhiệt kế

- Nêu các cách tiến hành thí nghiệm ở hình vẽ 22.3, 22.4 SGK và mục đích của TN này.

- Hãy cho biết hình vẽ 22.3 dùng để làm gì ?

- Treo hình vẽ 22.5 SGK, yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi C3 ghi vào bảng 22.1 SGK:

- Hãy so sánh GHĐ và ĐCNN của từng nhiệt kế ?

Chấn chỉnh để cho HS trả lời đúng hơn

- Hướng dẫn trả lời C4

- Nhận xét

- Tiến hành thí nghiệm ở hình vẽ 22.3, 22.4 SGK và mục đích của TN

- Để xác định nhiệt độ nước sôi và nước đá đang tan

- Đọc C3 và suy nghĩ trả lời, ghi vào bảng 22.1 SGK

- Trả lời

- Ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể

1. Nhiệt kế

- Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất

- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…

4: Tìm hiểu các loại nhiệt giai

- Yêu cầu HS đọc phần 2. Nhiệt giai

- Giới thiệu hai loại nhiệt giai Xenxiut và Farenhai

- Treo hình vẽ nhiệt kế rượu, trên đó có các nhiệt độ được ghi cả hai nhiệt giai Xenxiut và Farenhai

- Yêu cầu HS đọc phần 2. Nhiệt giai

2. Thang nhiệt độ:

- Có hai loại thang nhiệt độ được sử dùng phổ biến là thang nhiệt độ Xen-xi-ut      và thang nhiệt độ Fa-ren-hai

- Trong thanh nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan  là 00C, của  hơi nước đang sôi là 1000C.

- Trong thanh nhiệt độ Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan  là 320F, của  hơi nước đang sôi là 2120F

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài 1: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?

A. 37oF        B. 66,6oF

C. 310oF        D. 98,6oF

Đáp án

Ta có 37oC = 32oF + 37.1,8oF = 98,6oF

⇒ Đáp án D

Bài 2: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.

A. 20oF        B. 100oF

C. 68oF        D. 261oF

Đáp án

- Ta có 293K = 273K + toC → t = 20oC

- 20oC = 32oF + 20.1,8oF = 68oF

⇒ Đáp án C

Bài 3: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:

A. 32oF        B. 100oF

C. 212oF        D. 0oF

Đáp án

- Nước sôi ở 100oC.

- Ta có: 100oC = 32oF + 100.1,8oF = 212oF

⇒ Đáp án C

Bài 4: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.

A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệ-t kế rượu.

B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.

C. Nhiệt kế rượu.

D. Nhiệt kế thủy ngân

Đáp án

- Nước sôi ở 100oC.

- Vì rượu sôi ở 80oC < 100oC → không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi.

⇒ Đáp án D

Bài 5: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?

A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC

B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC

C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC

D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC

Đáp án

- Tại 4oC nước có trọng lương riêng lớn nhất.

- Nước đóng băng ở 0oC → Khi ở 4oC nước ở dạng lỏng

⇒ Đáp án B

Bài 6: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng

A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.

B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.

C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.

D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.

Đáp án

Phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:

A. ống nhiệt kế dài ra.

B. ống nhiệt kế ngắn lại.

C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.

D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

Đáp án

Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.

⇒ Đáp án C

Bài 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.

D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Đáp án

Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ nhỏ từ vài trăm độ trở xuống nên không thể đo nhiệt độ trong lò luyện kim.

⇒ Đáp án B

Bài 9: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì

A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. nhiệt độ đông đặc cao.

D. tất cả các câu trên đều sai.

Đáp án

Bài 10: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế thủy ngân

B. Nhiệt kế rượu

C. Nhiệt kế y tế

D. Cả ba nhiệt kế trên

Đáp án

Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi

⇒ Đáp án A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Cách chia độ trên nhiệt kế?

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Cách chia độ trên nhiệt kế

Cách chia độ trên nhiệt kế có thang nhiệt độ Xenxiut: Ông Celeius quy định nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC và hơi nước đang sôi là 100oC. Ông dùng nhiệt kế thủy ngân, nhúng nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực thủy ngân lúc đó và ghi 0oC, rồi nhúng nhiệt kế vào hơi nước đang sôi, đánh dấu mực thủy ngân lúc đó và ghi 100oC. Sau đó ông chia khoảng cách từ 0oC đến 100oC thành 100 phần bằng nhau, ứng với mỗi phần là 1oC.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:  Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

* Tìm hiểu một số loại nhiệt kế

- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế. Mỗi nhiệt kế đều có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất và công dụng riêng của nó.

Giáo án Vật Lí 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ mới nhất

Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép), nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế) và nhiệt kế hiện số.

Giáo án Vật Lí 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ mới nhất

4. Dặn dò

- Về nhà học bài, làm bài tập 22.1 đến 22.3 SBT.

- Xem trước bài mới, chép mẫu báo cáo như SGK. Tiết sau học tốt hơn

Xem thử Giáo án KHTN 6 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 6 CTST Xem thử Giáo án KHTN 6 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 6 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học