Giáo án Văn 10 bài Ca dao hài hước

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan của người bình dân trong xã hội xưa.

- Thấy được nghệ thuật trào lộng trong những bài ca dao hài hước.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng đọc-hiểu ca dao

3. Thái độ

- Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.

- Rèn luyện tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực đọc- hiểu thơ dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận cá nhân về ‎ nghĩa văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thiết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo.

2. Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng một trong các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học và phân tích.

3. Bài mới

● Hoạt động khởi động

Đọc một số bài ca dao hài hước mà em biết? Sau đó GV dẫn dắt vào bài: Sự hài hước của nhân dân không chỉ được thể hiện xuất sắc trong các tác phẩm tự sự. Nhiều khi để trải lòng, tác giả dân gian đã lựa chọn hình thức trữ tình để thể hiện mình. Cũng bật lên tiếng cười, nhưng ca dao lại đem đến cho người đọc, người nghe một cảm xúc mới mẻ. Chúng ta sẽ đi tìm kiếm cảm xúc đó qua bài học hôm nay.

● Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

* Hướng dẫn Hs tìm hiểu chung:

- Phân loại, đặc trưng của ca dao hài hước?

Hs trả lời nhanh

Gv hoàn thiện

* Hướng đẫn Hs đọc hiểu văn bản:

Bài 1 cho 2 hs đọc theo lối đáp nam nữ giọng vui tươi dí dỏm, đùa cợt.

HS thảo luận

Nhóm 1

- Chàng trai dự định dẫn cưới những gì? Chàng có thực hiện không? Vì sao?

- Tiếng cười bật lên nhờ yếu tố nghệ thuật nào?

Nhóm 2

- Quyết định cuối cùng của chàng trai là gì?

- Nghệ thuật gây cười ở đây là gì?

- Qua tiếng cười ấy ta hiểu thêm điều gì về tâm hồn của người bình dân?

Nhóm 3

- So với những lời thách cưới thông thường thì lời thách cưới của cô gái có gì lạ? ý nghĩa?

Đại diện nhóm trình bày

Các nhóm nhận xét

Gv hoàn thiện

- Qua cách nói của chàng trai và cô gái em hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo (Cười về điều gì ? cười ai ? ý nghĩa của tiếng cười ?)

Hs suy nghĩ trả lời nhanh

Gv hoàn thiện

- Bài ca dao chế giễu loại người nào trong xã hội?

- Em thử phân tích nghệ thuật trào lộng của người bình dân ở bài ca dao trên.

Hs thảo luận nhóm nhỏ

Hs trả lời

Gv hoàn thiện

I. TÌM HIỂU CHUNG

- Phân loại:

+ Ca dao tự trào

+ ca dao hài hước châm biếm: nghệ thuật trào lộng: tạo mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Bài 1

a. Việc dẫn cưới của chàng trai

Toan Sợ
+ Dẫn voi + Quốc cấm
+ Dẫn trâu + Họ máu hàn
+ Dẫn bò +Họ nhà nàng co gân
→ Lối nói khoa trương, phóng đại để tưởng tượng ra một lễ cưới thật sang trọng, linh đình. → Lối nói đối lập, dí dỏm trong cách quan tâm của chàng trai đối với nhà gái.

* Quyết định

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.

- Mời dân mời làng: 1 con chuột béo

(Số nhiều) : (số ít, nhỏ, lạ)

Lối nói giảm dần: voi → trâu → bò → chuột: miễn là thú bốn chân → chấp nhận mọi hoàn cảnh ở mức thấp nhất

⇒ Vượt lên cảnh nghèo để sống lạc quan và yêu đời.

b. Lời thách cưới của cô gái

- Người ta: thách lợn, gà → lễ vật cao sang

- Nhà em: Thách một nhà khoai lang : củ to, củ nhỏ, củ mẻ, củ rím, củ hà → lễ vật khác thường

⇒ Với lối nói giảm dần tiếng cười được bật lên qua lời thách cưới dường như phi lí của cô gái: vô tư thanh thản mà lạc quan yêu đời.

⇒ Bài ca dao là tiếng cười tự trào của người bình dân. Đó là lời đùa cợt bằng lòng với cảnh nghèo, chia sẻ những gì còn khốn khó; tiếng cười vượt lên trên cảnh nghèo. Đồng thời thể hiện một triết lý nhân sinh: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

2. Bài 2

- Làm trai … sức trai >< khom lưng gánh 2 hạt vừng

(Bản lĩnh sức mạnh) (yếu đuối)

→ Qua nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập bài ca dao đã dựng lên một bức tranh hài hước đặc sắc và thú vị nhằm phê phán loại đàn ông yếu đuối không đáng sức trai

GV HD HS tổng kết bài học:

+ GV: Những nét nghệ thuật tiêu biểu trong những bài ca dao hài hước trên là gì?

+ HS: Trao đổi và trả lời

+ GV: Những cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về tiếng cười và ý nghĩa của nó trong ca dao?

III. TỔNG KẾT

1 .Nghệ thuật

- Hư cấu, dựng cảnh tài tình.

- Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với

những chi tiết có giá trị khái quát cao.

- Cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập.

- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, tạo ra được những bức tranh hài hước, hóm hỉnh mà có ý giễu cợt sâu sắc.

2. Ý nghĩa văn bản

- Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca dao – dân ca.

● Hoạt động thực hành

- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước?

Gợi ý: Những biện pháp nghệ thuật:

- Hư cấu dựng cảnh tài tình

- Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập

- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

● Hoạt động vận dụng

- Sưu tầm những bài ca dao hài hước, châm biếm: Rút ra nội dung và nghệ thuật

4. Củng cố

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.

- Nét đặc sắc nghệ thuật của các bài ca dao.

5. Dặn dò

- Học, hoàn thành bài tập.

- Chuẩn bị bài : “Lời tiễn dặn”.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học