Giáo án Văn 10 Bài viết số 7 (Kiểm tra tổng hợp cuối năm)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10 theo hai nội dung: Đọc hiểu và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS. Từ đó đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của HS cuối năm lớp 10.
- Trọng tâm: cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của HS theo các chuẩn sau:
+ Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản.
+ Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận, kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản nghị luận. Làm bài nghị luận văn học: Tâm trạng người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm).
- Hình thức: Tự luận
- Thời gian làm bài: 90 phút
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng số |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU |
- Nhận diện được phong cách ngôn ngữ. - Nhận diện các hình ảnh trong đoạn thơ. |
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu. |
- Viết một đoạn văn nghị luận xã hội về tình yêu đất nước. |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 1,0 10% |
1 1,0 10% |
1 1,0 10% |
4 3,0 30% |
|
II. PHẦN LÀM VĂN |
|||||
Nghị luận văn học. “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” |
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. |
Phân tích đoạn thơ để thấy được tâm trạng người chinh phụ. |
- Khái quát được đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. - Đánh giá giá trị của đoạn thơ. |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1,0 10% |
5,0 50% |
1,0 10% |
1 7,0 70% |
|
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
2,0 20% |
1,0 10% |
5,0 50% |
2,0 20% |
5 10,0 100% |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 01 trang)
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?
Câu 2. Chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam trong văn bản trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tay người như có phép tiên – Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”.
Câu 4. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ về tình yêu đất nước.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ sau:
"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng...."
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10, tập hai, tr.87, NXB Giáo dục, 2016)
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
*Yêu cầu chung:
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của HS để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, chất văn và sáng tạo.
- HS có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
*Yêu cầu cụ thể:
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. |
0,5 |
2 |
HS chỉ ra 02 hình ảnh về con người Việt Nam: - Mắt đen cô gái long lanh - Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung; - Tay người như có phép tiên; Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. Có thể diễn đạt cách khác nhưng phải hợp lý. |
0,25 0,25 |
3 |
- Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên. - Tác dụng: gợi ra niềm tự hào về vẻ đẹp tài hoa, khéo léo của con người Việt Nam trong lao động; làm cho câu thơ sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính biểucảm… Có thể diễn đạt cách khác nhưng phải hợp lý. |
0,5 0,5 |
4 |
- Hình thức: đúng hình thức đoạn văn. - Nội dung: Có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: Tình yêu đất nước là gì? Biểu hiện của lòng yêu nước ? Tác dụng của lòng yêu nước ? Phê phán những biểu hiện tiêu cực nào ? Bài học nhận thức và hành động ? Liên hệ bản thân ? |
1,0 |
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- HS biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Xác định được vấn đề nghị luận: Tâm trạng người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm).
- Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
Ý |
Nội dung |
Điểm |
1. |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích. |
1,0 |
2. |
Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ. |
|
2.1. Tám câu thơ đầu: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. - Nỗi cô đơn của người chinh phụ được thể hiện qua nếp sinh hoạt hằng ngày tuần tự diễn ra, không thay đổi, trở thành thói quen, khiến cho mọi hoạt động trở nên máy móc, đều đặn lặp lại, gợi cảm giác tẻ nhạt, vô nghĩa, tù túng, bế tắc. + Một mình đi dạo hiên vắng trong tâm thế "gieo từng bước" càng làm cho không gian trở nên vắng lặng và thời gian vẫn dài dằng dặc trong từng bước chân đều đặn, âm thầm. + Ngồi buông rèm, cuốn rèm (rủ thác), đôi tay người chinh phụ như bị điều khiển bởi thói quen vô thức. => Những hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa thể hiện tâm trạng rối bời, nhung nhớ, cô đơn lẻ loi của người chinh phụ. - Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được thể hiện qua những yếu tố ngoại cảnh + Chim thước: là loài chim báo tin lành nhưng chẳng thấy + Đèn: vật vô tri không thể hiểu được tấm lòng người chinh phụ => Gợi nên không gian lạnh lẽo, âm u. Sử dụng câu hỏi tu từ: "Trong rèm........mà thôi" => tâm trạng bế tắc của người chinh phụ: hỏi đèn để mong muốn tìm được một sự đồng cảm, sẻ chia, nhưng rồi chỉ người chinh phụ tự hỏi, tự đáp, tự xót thương mình bằng giọng ai oán, ngao ngán và u uất. |
2,5 |
|
2.2. Tám câu sau: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ. - Thể hiện qua thời gian, không gian tâm lí: + Âm thanh: ▪ Tiếng gà eo óc ▪ Tiếng trống năm canh => Thời gian một đêm đã trôi qua. + Hình ảnh: Bóng cây hòe “phất phơ”, “rủ bóng” trong đêm => Cảnh vật mang sắc thái ủ rũ, chán chường, gợi cảm giác hoang vắng. + "Khắc.....biển xa": biện pháp so sánh, từ láy “đằng đẵng”, “dằng dặc” diễn tả thời gian mong nhớ mòn mỏi, nỗi sầu vô tận của người chinh phụ. - Thể hiện qua hành động diễn ra trong phòng: + Gượng đốt hương để tìm sự thanh thản nhưng tâm hồn lại thêm mê man. + Gượng soi gương nhưng nước mắt chan chứa. + Gượng gảy đàn nhưng lại lo sợ điều chẳng lành sẽ xảy đến (dây duyên - đứt, phím loan - chùng). => Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa. Nỗi cô đơn, sầu nhớ thêm chồng chất. → Tâm trạng người chinh phụ ở 16 câu thơ đầu: cô đơn lẻ loi, rối bời nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu. |
2,5 |
|
* Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ song thất lục bát với âm điệu thiết tha, phù hợp diễn tả tâm trạng. - Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật trữ tình qua hành động, qua ngoại cảnh. - Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm. - Bút pháp ước lệ, tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. - Các biện pháp nghệ thuật khác : điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, so sánh, ẩn dụ… |
0,5 |
|
3. |
Đánh giá: - Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa. - Đoạn trích không chỉ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa mà còn là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. - Với khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, những giá trị nhân văn cao đẹp mà khúc ngâm đem lại đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc. |
0,5 |
Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu cộng lại bằng 10 điểm, làm tròn đến 0,25đ
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Ôn tập phần làm văn
- Giáo án Văn 10 bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Giáo án Văn 10 bài Viết quảng cáo
- Giáo án Văn 10 bài Trả bài viết số 7
- Giáo án Văn 10 bài Hướng dẫn học tập trong hè
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)