Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 1: Điểm. Đường thẳng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng; điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn gợi nên điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, ba điểm thẳng hàng.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Năng lực riêng:

+ Diễn đạt được (bằng ngôn ngữ, kí hiệu) các khái niệm, quan hệ cơ bản nêu trên.

+ Sử dụng được dụng cụ học tập và các phương tiện thích hợp để vẽ được: đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...

- Một số hình ảnh, sơ đồ, bản đồ, video (nếu có) gợi nên hình ảnh điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi lại cho HS những hình ảnh về điểm và đường thẳng mà HS đã học ở tiểu học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Ở bậc tiểu học, chúng ta được làm quen với điểm và đường thẳng.

Với bút chì và thước thằng, em có thể vẽ được một vạch thẳng. Đó lá hình ảnh của một đường thẳng. Mỗi dấu chấm nhỏ từ đầu bút chỉ là hình ảnh của một điểm. Ta nói đường thẳng đó được tạo nên từ các điểm như vậy. Đối với những điểm và đường thẳng tùy ý, mối quan hệ giữa chúng là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Điểm

a) Mục tiêu:

- HS biết cách biểu diễn điểm, cách kí hiệu tên của điểm

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, xác định các dấu chấm nhỏ trên bản đồ trong Hình 1 cùng với địa danh tương ứng.

- Từ đó GV hình thành khái niệm điểm và cách biểu diễn điểm. GV nhắc cho HS liên hệ hình ảnh điểm trong Hình 2a (hai điểm phân biệt) và Hình 2b (hai điểm trùng nhau.

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải biết đặt tên cho điểm.

- Áp dụng làm bài Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 1

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về điểm, nhắc HS chú ý: Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.

I. ĐIỂM

Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm. Ta sử dụng những chữ cái in hoa A, B, C, …. để đặt tên cho điểm

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 1: Điểm. Đường thẳng

Quy ước: Khi nói hai điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai điểm phân biệt.

Luyện tập 1

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 1: Điểm. Đường thẳng

* Chú ý: Mỗi hình là một tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.

Hoạt động 2: Đường thẳng

a) Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách vẽ và gọi tên một đường thẳng

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện hình ảnh đường thẳng.

VD: Căng một sợi dây dài mãi về hai phía

- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ vạch thẳng trên trang giấy như Hình 5 và cho biết nét vẽ được tạo ra gợi nên hình gì?

- Từ đó, GV giới thiệu về cách vẽ và biểu diễn đường thẳng

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2 và yêu cầu áp dụng thực hiện bài Luyện tập 2 vào vở.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày câu trả lời

+ HS đọc và ghi nhớ cách vẽ và biểu diễn đường thằng

+ GV gọi HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 2

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- GV chốt kiến thức về đường thẳng.

II. ĐƯỜNG THẲNG

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 1: Điểm. Đường thẳng

Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng và sử dụng những chữ cái in thường a, b, c, ... để đặt tên cho đường thẳng. Trong Hình 5 ta có đường thẳng a.

Luyện tập 2

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 1: Điểm. Đường thẳng

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học