Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 5: Góc
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của góc (không đề cập đến góc lõm).
- Nhận biết được góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt).
- Nhận biết được khái niệm số đo góc, đo được góc; biết so sánh hai góc.
2. Năng lực
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực riêng:
- Quan sát hình và đọc được tên góc, nhận biết được điểm trong của góc.
- Vận dụng được khái niệm góc vào một số tình huống trong thực tế.
- Biết đo một góc bằng thước đo góc.
- Kiểm tra được góc vuông, góc nhọn, góc tù bằng thước đo góc hoặc ê ke.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke, thước đo độ,...
- Một số hình ảnh hoặc video (nếu có điều kiện) gợi nên góc để minh họa cho bài sinh động.
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke, thước đo độ,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe
c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh chiếc compa và trả lời câu hỏi:
Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?
- GV gọi 1 HS trình bày câu trả lời (không giải thích)
+ Hai thân compa gợi nên hình ảnh hai tia chung gốc, độ mở compa gợi nên độ lớn của góc.
⇒ GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm góc
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết và nêu được khái niệm góc
- HS đọc được tên các góc và các thành phần của góc
- Biết cách vẽ góc
b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS vẽ hai tia chung gốc như hình 67 trong SGK - Từ đó GV hình thành khái niệm góc và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khái niệm góc trong khung kiến thức trọng tâm. - GV nhắc cho HS cách gọi thứ hai của một góc, đỉnh của góc, hai cạnh của góc ở chú ý. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS phải viết được tên góc, cạnh của góc. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS vẽ được góc khi biết đỉnh và hai điểm khác lần lượt thuộc cạnh của góc. - Áp dụng làm bài Luyện tập 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 HS đọc khái niệm góc trong SGK. - Gọi 1 HS đứng tại chỗ thực hiện bài Luyện tập 1 - GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - GV chốt kiến thức khái niệm góc |
I. KHÁI NIỆM GÓC Góc là hình gồm hai tia chung gốc. * Chú ý: - Góc xOy (hoặc góc yOx) được kí hiệu là - Hai tia Ox và Oy được gọi là hai cạnh của góc. Gốc chung O của hai tia được gọi là đỉnh của góc. Luyện tập 1
- Góc BAx có hai cạnh AB và Ax. - Góc CAx có hai cạnh AC và Ax. - Góc BAC có hai cạnh AB và AC. |
Hoạt động 2: Điểm nằm trong góc
a) Mục tiêu:
- HS hiểu và nhận biết được điểm trong của góc
- HS biết được điểm trong của góc trong thực tế
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc và thực hiện các yêu cầu trong HĐ2. a) Hãy vẽ góc xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điếm B thuộc tia Oy (A, B khác O). Sau đó, tô màu phần mặt phẳng giới hạn bởi hai tia Ox và Oy mà chứa đoạn thẳng AB như Hình 72. b) Vẽ một điểm M nằm trong phần được tô màu. - Từ đó GV hình thành khái niệm điểm nằm trong góc và yêu cầu HS đọc và ghi nhớ khái niệm điểm nằm trong góc trong SGK. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, yêu cầu HS nhận biết được điểm nằm trong góc, điểm nằm ngoài góc. - GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS nhận biết được liên hệ giữa điểm nằm trong góc và điểm nằm trên đoạn thẳng có hai đầu mút ở trên các cạnh của góc. - Áp dụng, thảo luận nhóm đôi làm bài Luyện tập 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. - GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo kết quả sau khi thực hiện nhiệm vụ - Gọi 1 HS đọc khái niệm góc trong SGK. - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bài Luyện tập 2. - GV gọi HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - GV chốt kiến thức về điểm nằm trong góc. |
II. ĐIỂM NẰM TRONG GÓC
Điếm M như trong Hình 73 (không thuộc tia Ox, Oy) được gọi là điểm nằm trong góc xOy hay điểm trong của góc xOy. Luyện tập 2 Ba điểm D, C, N thẳng hàng và điểm N không nằm giữa hai điểm D và C. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều chuẩn khác:
Giáo án Toán 6 Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song
Giáo án Toán 6 Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 3: Sắp xếp các vị trí thẳng hàng
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)