Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Cánh diều bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Hiểu được khái niệm số đối của số thập phân.

- Biết tìm số đối của số thập phân cho trước.

- Biết cộng trừ hai số thập phân bất kì.

- Biết sử dụng dấu ngoặc để tính giá trị biểu thức nhanh và hợp lí.

2. Năng lực

Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực giao tiếp toán học.

Năng lực riêng:

- Có ý thức quan sát đặc điểm các số xuất hiện trong biểu thức rồi vận dụng các tính chất của phép cộng, quy tắc dáu ngoặc để tính nhanh và đúng.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV

- Giáo án, SGK, SGV

- Phiếu bài học cho HS;

- Bảng, bút viết cho các nhóm

- Bảng tính chất của phép cộng để trống cột kí hiệu

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Giúp HS tiếp cận với phép cộng, phép trừ số thập phân một cách tự nhiên và gần gũi.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu đặt ra:

Bản tin SEA Games 30, ngày 08/12/2019 viết: "Chiều 08/12, vận động viên Lê Tú Chinh đã xuất sắc giành tấm Huy chương Vàng điền kinh nội dung chạy 100 m nữ tại SEA Games 30 sau khi bứt tốc ngoạn mục, chiến thắng đối thù Kristina Marie Knott - chân chạy người Mỹ nhập quốc tịch Philippines.Thành tích cửa Lê Tú Chinh là 11,54 giây và của Kristina Marie Knott là 11,55 giây”.

Ở phần thi chung kết, vận động viên Lê Tú Chinh đã chạy nhanh hơn vận động viên Cris-ti-na Ma-ri Cơ-nốt (Kristina Marie Knott) bao nhiêu giây?

- GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi

⇒ Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số đối của số thập phân

a) Mục tiêu:

- Nắm được khái niệm, tính chất của hai số thập phân đối nhau

b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS nhắc lại khái niệm, tính chất của hai số nguyên đối nhau và cho ví dụ.

- Yêu cầu HS hình thành khái niệm và tính chất của hai số thập phân đối nhau

- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1 và yêu cầu HS vận dụng khái niệm vừa nêu để tìm số đối của một số thập phân cho trước.

- GV yêu cầu HS áp dụng làm bài Luyện tập 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại khái niệm, tính chất của hai số nguyên đối nhau.

- Gọi HS khác đọc khung kiến thức trong tâm trong SGK

- Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả của bài luyện tập 1

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV chốt kiến thức về số đối của số thập phân

- HS cần ghi nhớ: Số đối của số thập phân - a a, tức là - (- a) = a.

I. SỐ ĐỐI CỦA SỐ THẬP PHÂN

Giống như số nguyên, mỗi số thập phân đều có số đối, sao cho tổng của hai số đó bằng 0.

Kết luận:

Số đối của số thập phân a kí hiệu là - a. Ta có: a + (- a) = 0.

Lưu ý:

Số đối của số thập phân - a a, tức là - (- a) = a.

Luyện tập 1

Số đối của 12,49 là -12,49

Số đối của -10,25 là 10,25

Hoạt động 2: Cộng, trừ hai số thập phân dương

a) Mục tiêu:

- HS thực hiện được phép tính cộng trừ hai số thập phân dương

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS thực hiện các phép tính heo các bước như ở tiểu học ở HĐ1

+ GV lưu ý HS cách viết: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng hàng dặt thẳng cột với nhau, dấu “,” đặt thẳng nhau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe thực hiện theo sự hướng dẫn của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi 1 HS nêu lại các bước cộng, trừ hai số thập phân dương

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh

- GV chốt kiến thức

II. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ SỐ THẬP PHÂN

HĐ1:

Giáo án Toán 6 Cánh diều Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân

Để cộng, trừ hai số thập phân dương, ta làm như sau:

Bước 1. Viết số này ở dưới số kia sao cho các chữ số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, dấu “,” đặt thẳng cột với nhau

Bước 2. Thực hiện phép cộng, trừ như phép cộng, trừ các số tự nhiên

Bước 3. Viết dấu “,” ở kết quả thẳng cột với các dấu “,” đã viết ở trên.

Hoạt động 3: Cộng hai số thập phân bất kì

a) Mục tiêu:

- HS thực hiện được phép cộng hai số thập phân bất kì

b) Nội dung: GV yêu cầu đọc SGK, tìm hiểu kiến thức và áp dụng làm ví dụ

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học