Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đóng góp cơ bản của tin học đối với xã hội, nêu được ví dụ minh họa.
- Nhận biết được một vài thiết bị số thông dụng khác ngoài máy tính để bàn và máy tính xách tay, giải thích được các thiết bị đó cũng là những hệ thống xử lí thông tin.
- Nêu được đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Giải thích được vai trò của những thiết bị thông minh đối với sự phát triển của xã hội và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
+ Tự chủ và tự học, chủ động tìm hiểu, đọc và tìm kiếm thêm các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin và trong cuộc sống.
+ Năng lực khai thác công nghệ thông tin để trích xuất dữ liệu, khai thác tri sức, sáng tạo và đổi mới.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Máy tính kết nối được với máy chiếu.
- Hình ảnh ứng dụng công nghệ thông tin.
- Thông tin, tài liệu liên quan đến mở rộng kiến thức.
- Đồ dùng, thiết bị thông minh (điện thoại, đồng hồ,...).
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Kiến thức đã học bài trước.
- Đọc trước bài mới – Bài 4. Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và gợi mở về bài học liên quan đến ứng dụng của tin học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS xung phong trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, thái độ học tập chăm chỉ, hứng thú.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy nêu một số ví dụ về đóng góp của tin học đối với xã hội?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS liên hệ thực tế đưa ra một số ví dụ cụ thể.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận nhiệm vụ
- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ sự hiểu biết của bản thân.
Gợi ý:
+ Việc áp dụng các kỹ thuật y tế hỗ trợ máy tính hoặc AI có thể cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển.
+ Ứng dụng thông tin giúp tất cả chúng ta xem phim, nghe nhạc, xem những chương trình vui chơi góp thêm phần giảm bớt stress trong đời sống → nâng cao và cải thiện đời sống.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 4. Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ứng dụng công nghệ thông tin
a. Mục tiêu:
+ Biết các khái niệm E-government, E-Banking, E-Learning.
+ Biết được công nghệ thông tin đã thay đổi đến nhiều khía cạnh của cuộc sống như: Chính phủ điện tử, doanh nghiệp số, chuyển đổi số các dịch vụ.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin sgk, đặt câu hỏi, HS thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi để hình thành kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
1. Các ứng dụng công nghệ thông tin - Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội đều có ứng dụng công nghệ thông tin. => Tin học đóng góp cho xã hội qua ứng dụng công nghệ thông tin. a) Chính phủ điện tử (E-Government) và doanh nghiệp số: - Khi thực hiện chính phủ điện tử, trong các hoạt động quản lí điều hành của nhà nước, giao tiếp giữa người dân và cơ quan chính phủ có thể thực hiện qua mạng. - Doanh nghiệp số: Hàm ý doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong xản xuất, kinh doanh. - Ở Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong tất cả ngành, các lĩnh vực. b) Chuyển đổi số các dịch vụ - Mạng xã hội làm cho tiếp thị số rất hiệu quả gọi là chuyển đổi số trong thương mại. Ví dụ: Phát trực tiếp video quảng cáo bán hàng qua mạng xã hội. - Ngân hàng số (Digital-banking) trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) và thanh toán qua điện thoại thông minh (Mobile Banking) ngày càng phổ biến. Ví dụ: Chuyển đổi số trong tài chính ngân hàng: Các loại ví điện tử như MoMo, Zalo pay, Viettel Money,… - Y tế số (Digital Healthcare): Là ứng dụng công nghệ thông tin để quản lí bệnh viện, bệnh nhân và quá trình điều trị với hồ sơ sức khỏe, bệnh án số. Ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngày càng phát triển. Ví dụ: Các công cụ phần mềm để dạy và học trực tuyến qua mạng, tổ chức lớp học, kiểm tra, đánh giá, quản lí kết quả học tập,…được gọi là phần mềm E-Learning. ⇒ Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau (Theo QĐTTg số 749 ngày 03/06/2020 về Chương trình chuyển đổi số Quốc gia) |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: Em hiểu E-government, E-Banking, E-Learning là những gì? - GV trình bày: Dựa trên các thành tựu của tin học, công nghệ thông tin phát triển các phương pháp, tạo ra các công cụ kĩ thuật hiện đại hỗ trợ con người trong các hoạt động thu thập dữ liệu, xử lí thông tin, lưu trữ dữ liệu, truyền tải thông tin. => Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội đều có ứng dụng công nghệ thông tin. => Tin học đóng góp cho xã hội qua ứng dụng công nghệ thông tin. - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu tìm hiểu: + Nhóm 1, 3. Tìm hiểu Chính phủ điện tử (E-Government) và doanh nghiệp số + Nhóm 2, 4. Chuyển đổi số các dịch vụ * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời, hình thành nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - GV quan sát quá trình HS thực hiện * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả hoạt động của nhóm, GV ghi lại ý chính, yêu cầu HS ghi nhớ, ghi vào vở. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin học 10 Bài 2: Điện toán đám mây và internet vạn vật
Giáo án Tin học 10 Bài 3: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính
Giáo án Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)