Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tìm và xóa được kí tự trong xâu

- Tách được xâu con, thay thế được xâu con.

- Đếm được số lần xuất hiện kí tự cho trước trong xâu

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

+ Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực riêng:

+ Thực hành được các bài toán cơ bản về dữ liệu kiểu xâu.

3. Phẩm chất:

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Máy tính có kết nối với máy chiếu.

- Phòng máy thực hành, máy tính có cài sẵn chương trình Python.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước bài thực hành – Bài 13. Thực hành dữ liệu kiểu xâu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và ôn lại kiến thức cũ.

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi khởi động.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Nêu lại hàm xử lí xâu trong Python dùng để đếm số lần xuất hiện xâu con, hàm để xác định xâu con và các trường hợp đặc biệt của các hàm đó.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Câu trả lời:

*) Đếm số lần xuất hiện xâu con.

- y.count(x) dùng để đếm số lần xuất hiện không giao nhau của x trong y.

- y.count(x, 3) dùng để số lần xuất hiện các xâu x không giao nhau trong xâu y, phạm vi từ kí tự thức ba đến kí tự cuối của xâu y.

- y.count(x, 3, 5) dùng để cho biết sô lần xuất hiện xâu x không giao nhau trong xâu y, trong phạm vi từ kí tự thứ ba đến thứ năm của xâu y.

*) Xác định xâu con

- y[m:n] dùng để xác định xác định xâu con của xâu y từ vị trí m đến trước vị trí n (m

- Trường hợp đặc biệt:

+ y[:m] là xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y.

+ y[m:] là xâu con nhận được bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xóa kí tự trong xâu

a. Mục tiêu: Rèn năng lực thực hành và biết tạo xâu mới bằng cách xóa kí tự trong xâu cũ.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để viết chương trình

c. Sản phẩm: HS viết được chương trình hoàn thành Bài 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Bài 1: Xóa kí tự trong xâu

a) Em hãy viết chương trình tạo một xâu mới từ xâu s đã cho bằng việc xóa những kí tự được chỉ định trước.

b) Em hãy chạy thử chương trình và kiểm tra kết quả.

Hướng dẫn:

a) Xóa kí tự tương đương với việc thay kí tự đó bằng kí tự rỗng (Hình 1).

Giáo án Tin học 10 Cánh diều Bài 13: Thực hành dữ liệu kiểu xâu

Hình 1: Chương trình xóa kí tự trong xâu

b) Ví dụ:

Input

Output

123a45a6a78a

12345678

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌

- GV nêu đặt câu hỏi: Để xóa kí tự trong xâu thì ta dùng hàm nào?

- GV đưa ra nhiệm vụ: Hoàn thành Bài 1 trong SGK tr.99.

- GV đưa ra gợi ý cho HS.

*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- HS viết được chương trình, chạy thử và kiểm tra kết quả.

*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi 1 HS lên viết chương trình trên máy tính của GV và chạy thử chương trình để kiểm tra kết quả.

*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Tìm và sửa lỗi chương trình

a. Mục tiêu: Phát hiện được lỗi và sửa lỗi chương trình

b. Nội dung: HS lắng nghe nhiệm vụ, quan sát chương trình để tìm lỗi và sửa lỗi.

c. Sản phẩm: HS tìm và sửa được lỗi.

d. Tổ chức thực hiện:

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Bài 2: Giúp bạn tìm và sửa lỗi chương trình

Tên tệp thường gồm hai phần: phần tên và phẩn mở rộng được ngăn cách nhau bởi dấu chấm. Ví dụ, các tệp chương trình Python có phần mở rộng là “py”, các tệp văn bản có phần mở rộng là “doc” hoặc “docx”.

Nhiệm vụ: Trong hệ điều hành Windows, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Bạn Khánh Linh muốn viết chương trình (Hình 2) nhập vào một xâu là tên của một tệp và kiểm tra xem tên tệp đó có phải là tên của tệp chương trình Python trong hệ điều hành Windows không.

*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌

- GV dẫn dắt và đưa ra nhiệm vụ.

- GV gợi ý cho HS: Nếu Python báo lỗi cú pháp, em hãy sửa hết lỗi cú pháp để chương trình chạy được. Sau đó hãy chạy thử với một số dữ liệu vào khác nhau, ví dụ “Hello.py”, introPython.doc”, Hello.PY” và kiểm tra xem kết quả nhận được có đúng không.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học