Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời câu hỏi để tìm hiểu về các cấp độ tổ chức của thế giới sống cũng như đặc điểm chung của thế giới sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết một số vấn đề liên quan đến đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

2. Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường.

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó đọc sách, tìm tài liệu nhằm tìm hiểu về các cấp tổ chức sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Sưu tầm một số hình ảnh về các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu bài học.

b) Nội dung:

Học sinh hoạt động cá nhân, sắp xếp các cụm từ sau theo trật tự phù hợp, giải thích.

1. Học sinh Nguyễn Văn A - lớp 10A1 - trường THPT X - khối 10 - tổ 1

2. Hệ tuần hoàn - cơ thể người - quả tim - tế bào cơ tim

c) Sản phẩm học tập:

1. Học sinh Nguyễn Văn A- tổ 1 - lớp 10A1 - khối 10 - trường THPT X.

2. Tế bào cơ tim - quả tim - hệ tuần hoàn - cơ thể người.

Học sinh giải thích theo cách hiểu của bản thân.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu học sinh sắp xếp các cụm từ ở mục nội dung theo trật tự phù hợp.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ.

- Suy nghĩ, đưa ra phương án phù hợp.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời 2 HS xungphong lên bảng sắp xếp.

- Yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp.

- HS Đưa ra các phương án sắp xếp.

- Giải thích cách sắp xếp.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống

a) Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

b) Nội dung:

Học sinh quan sát hình 3.1, trả lời các câu hỏi:

1. Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

2. Những cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các đặc điểm của sự sống? Hãy nêu khái niệm cấp độ tổ chức sống?

3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống thể hiện như thế nào?

c) Sản phẩm học tập:

1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.

2. Những cấp độ tổ chức có đầy đủ các đặc điểm của sự sống: Tế bào, cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng…

3. Mối quan hệ: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cấu trúc: Các cấp độ tổ chức sống được cấu thành từ các bậc cấu trúc nhỏ hơn.

Chức năng: Dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào, sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 3.1, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời 3 câu hỏi ở phần nội dung.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Quan sát, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi các học sinh xung phong trả lời lần lượt các câu hỏi.

- HS báo cáo kết quả.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Nhận định và kết luận

- GV nhận xét, kết luận như mục sản phẩm.

- GV lưu ý học sinh khi nghiên cứu sinh vật cần xem xét như một thể thống nhất trong mối quan hệ mật thiết với môi trường.

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học