Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

1.Kiến thức:

- Học sinh phải nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.

- Nêu được vai trò của ánh với sáng 2 pha của quang hợp và mối liên quan giữa 2 pha.

- Trình bày được tóm tắt diễn biến, các thành phần tham gia, kết quả của mỗi pha.

- Mô tả được một cách tóm tắt các sự kiện chính của chu trình C3.

- Bản chất của quá trình quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học diễn ra ở các sinh vật quang hợp.

2-Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, giải thích hiện tượng ngoài tự nhiên.

- Chăm sóc cây để đạt được năng suất cao.

3-Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về quang hợp.

- Quang hợp sử dụng khí CO2, giải phóng khí O2, góp phần điều hòa không khí, ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.

- Phân tích mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở địa phương, trường học, ý thức giữ môi trường trong lành của từng học sinh.

- Tham gia trồng cây, bảo vệ cây xanh, tạo môi trường thuận lợi cho cây quang hợp.

- Giáo dục kỹ năng sống:

   + KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

   + KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

   + KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tính chất 2 pha của quang hợp

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Rèn luyện khả năng quan sát sơ đồ, khả năng phân tích so sánh các pha của quang hợp.

- Rèn luyện và phát triển năng lực tự học thông qua diễn biến 2 pha của quang hợp.

- Hình 17.1, 17.2 SGK, phiếu học tập

- Phiếu học tập để HS thảo luận, một số thông số về vai trò quang hợp của rừng đối với môi trường sống.

Phiếu học tập số 1

SO SÁNH PHA SÁNG VÀ PHA TỐI CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

PHIẾU HỌC TẬP NGUỒN

Tiêu chí SS Pha sáng Pha tối
Nơi xảy ra Màng tilacoit Chât nền (Stroma)
Nguyên liệu H2O, AS, DL, NADP+, ADP, sắc tố CO2, ATP, NADPH, Ribulozo1,5dp
Điều kiện AS trực tiếp K cần ánh sáng trực tiếp
Sản phẩm O2, ATP và NADPH Chất hữu cơ (glucozo)
Bản chất Pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học chứa trong ATP và NADPH Là pha cố định CO2 để tổng hợp các hợp chất hữu cơ

* Thông tin bổ sung :

- Tất cả oxi do quang hợp giải phóng ra là bắt nguồn từ nước theo phương trình sau :

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

- Phản ứng này gọi là quang phân li nước và biến đổi hoá học chủ yếu trong chuỗi phản ứng gọi là phản ứng sáng của quang hợp.các phản ứng này cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP và photphat vô cơ và cuối cùng chuyển các ion hyđrô (H+) và điện tử (e-) cho NADP hình thành NADPH.

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

- NADPH có chức năng như là 1 chất mang hyđrô trong hô hấp, NADP chỉ khác NAD có thêm 1 nhóm photphat.

- Khí CO2 là nguyên liệu thô được sử dụng trong 1 loạt phản ứng hoàn toàn riêng biệt gọi là phản ứng tối hay phản ứng tổng hợp của quang hợp.các phản ứng này không yêu cầu trực tiếp ánh sáng nhưng dùng năng lượng từ ATP và NADPH để tổng hợp cacbohyđrat.

- Sơ đồ pha sáng của quang hợp:

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

3. Bài mới (40p)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung và năng lực cần đạt được

A. Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV cung cấp cho HS đoạn thông tin sau: “Người ta ước lượng rằng: Cứ mỗi giây trôi qua, quá trình hô hấp của sinh vật và các quá trình đốt cháy nhiên liệu khác sẽ tiêu tốn khoảng 10.000 tấn oxi. Với tốc độ này, tất cả oxi của khí quyển sẽ bị sử dụng hết trong khoảng 3000 năm”.

GV hỏi: Các em thử dự đoán xem nguồn Oxi để duy trì sự sống trên Trái Đất trải qua hàng triệu năm qua có từ đâu?

HS trả lời: Quang hợp.

GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy quang hợp là gì? Các quá trình nào diễn ra trong quang hợp?

- Hô hấp là gì? Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp của tế bào?

- Hãy nêu các giai đoạn chính trong hô hấp tế bào và vị trí diễn ra của các giai đoạn.

- Một vận động viên thể thao đang luyện tập , một người lao động đang làm việc nặng nhọc thì quá trình hô hấp diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

A. Hình thành kiến thức (30p)

Quang hợp là quá trình cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ, đồng thời cũng góp phần làm trong sạch bầu khí quyển xung quanh. Vậy quá trình quang hợp diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các pha của quang hợp (20p)

B1: GV: Người ta làm thí nghiệm chiếu ánh sáng nhấp nháy thì thấy năng suất thu hoạch của cây trồng tăng hơn so với chiếu sáng liên tục. Vì sao? 

Tính chất 2 pha….

GV Ánh sáng không ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ qúa trình quang hợp mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn đầu của quang hợp.

GV: Tính chất 2 pha của quang hợp thể hiện như thế nào?

Tranh hình 17.1 – SGK

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

B2: GV: Quang hợp gồm mấy pha, là các pha nào?

GV: Em hãy nêu diễn biến pha sáng của quang hợp?

GV: O2 giải phóng ra ở pha sáng có nguồn gốc từ đâu?

Tranh hình 17.2 – SGK

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

B3: GV: Em hãy nêu diễn biến pha tối của quang hợp?

B4: GV: Tại sao pha tối gọi là chu trình C3 (chu trình Canvin)?

GV: Cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. (3 phút)

HS: Quang hợp có 2 pha: pha sáng và pha tối

HS: Thảo luận và trả lời: Pha sáng chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP, xảy ra ở màng thylakoid.

HS: Nguồn gốc từ phân tử nước

HS: Thảo luận, quan sát hĩnh vẽ và trả lời: Pha tối diễn ra cả khi có ánh sáng và trong bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbonhidrat, xảy ra ở chất nền stroma của lục lạp.

HS: Vì sản phẩm tạo thành đầu tiên là một hợp chất có 3C (APG).

HS: Thảo luận và ghi nhận kết quả vào phiếu học tập.

I/ CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

* Tính chất 2 pha trong quang hợp:

- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.

- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng và trong bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbonhidrat.

1) Pha sáng

- Diễn ra ở màng thylakoid (hạt grana trong lục lạp) cần ánh sáng.

- Năng lượng ánh sáng được các sắc tố quang hợp hấp thu qua chuỗi truyền electron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).

2) Pha tối

- Diễn ra tại chất nền của lục lạp (Strôma) và không cần ánh sáng.

- Sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 (cố định) thành cacbohyđrat.

- Cố định CO2 qua chu trình Calvin (C3). Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP và sản phẩm tạo thành đầu tiên là APG (hợp chất có 3C).

**NL khai thác thông tin. NL làm việc nhóm. NL tư duy GQVD

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quang hợp.(10p)

B1: H: Vận dụng kiến thức đã học

? Phát biểu thế nào là quang hợp? Sinh vật nào có khả năng quang hợp?

B2: GV: Gọi HS lên bảng viết phương trình tổng quát của quang hợp. Trên cơ sở phương trình này mà GV giảng tiếp và liên hệ thực tế về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

? Quang hợp ở cây xanh thực hiện được nhờ sắc tố nào?

? Sắc tố quang hợp có vai trò gì trong quá trình quang hợp?

Từ phương trình tổng quát của quang hợp em hãy nêu vai trò của quang hợp ?

HS nghiên cứu SGk, áp dụng kiến thức đã chuẩn bị và thảo luận nhóm để trả lời.

Đại diện nhóm lên trình bày.

Hấp thụ năng lượng ánh sáng, truyền điện tử, bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng quá cao

II/ KHÁI NIỆM QUANG HỢP ( 10ph)

1) Khái niệm

Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.

2) Phương trình tổng quát

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

3) Các sắc tố quang hợp

- 3 nhóm chính:

* Chlorophin (chất diệp lục): hấp phụ quang năng

* Carotenoid

* Phicobilin

nhóm sắc tố phụ: bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.

III/ VAI TRÒ CỦA QUANG HỢP (5ph)

- Cung cấp chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới

- Điều hoà O2 và CO2 trong khí quyển

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5p)

- Học sinh đọc kết luận SGK

- Bài tập Ghép các nội dung ở 2 cột cho phù hợp

Giáo án Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp | Giáo án Sinh học 10 mới, chuẩn nhất

Đáp án: 1C, 2D, 3A, 4E, 5B

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHA SÁNG PHA TỐI
Điều kiện ánh sáng Cần ánh sáng Không cần ánh sáng
Nơi xảy ra Thylakoid (hạt grana) Chất nền (Strôma)
Nguyên liệu H2O, NADP+, ADP, Pi CO2 ATP, NADPH
Sản phẩm ATP, NADPH, O2 Glucose, ADP, NADP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ( HS khá giỏi)

HÔ HẤP QUANG HỢP
PTTQ C6 H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O + Q (ATP+t0) 6CO2 + 6H2O -> C6H12O6 + 6O2
Nơi thực hiện Tế bào chất và ti thể Lục lạp
Năng lượng Giải phóng Tích luỹ
Sắc tố Không có sắc tố tham gia Có sự tham gia của sắc tố
Đặc điểm khác Xảy ra ở mọi tế bào sống và suốt ngày đêm. Xảy ra ở tế bào quang hợp (lục lạp) khi đủ ánh sáng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (2p)

- Cho HS đọc mục em có biết và sử dụng câu hỏi 5, 6 trong SGK để củng cố kiến thức của HS.

- Giữa hô hấp và quang hợp có mối liên hệ như thế nào? (Sử dụng phiếu học tập số 2

4. HDVN

- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Xem lại các bài đã dặn và các câu hỏi ôn tập theo đề cương để chuẩn bị thi học kì I.

Xem thử Giáo án Sinh 10 KNTT Xem thử Giáo án Sinh 10 CTST Xem thử Giáo án Sinh 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 10 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học