Giáo án bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 1) - Giáo án Ngữ văn lớp 10

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian.

2. Kĩ năng

- Biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.

3. Thái độ, phẩm chất

- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG, có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.

- Học tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. Học sinh

SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………………

2. Kiểm tra bài cũ

- Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng như thế nào ? Hãy chứng minh.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Nhận xét về giá trị của những sáng tác dân gian, Hồ Chủ tịch nói : Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý. Văn học dân gian giống như một kho báu được truyền lại cho những thế hệ sau. Văn học dân gian chứa đựng trong đó những tinh hóa của văn hóa, thể hiện được suy nghĩ, ước mơ và khát vọng của con người. Chính vì những giá trị tuyệt vời ấy, văn học dân gian luôn có một sức sống mãnh liệt với thời gian. Chúng ta đã quen thuộc với những tác phẩm được những “người nghệ sỹ dân gian” sáng tạo nên, tất cả đều thật gần gũi, mộc mạc và giản dị mà toàn bích. Bài hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn khái quát về văn học dân gian Việt Nam.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

I. Khái niệm về VHDG.

1. Ngữ liệu.

- GV: Ngay từ nhỏ qua lời ru của mẹ, qua lời kể của bà chúng ta đã được làm quen với VHDG. Hãy lấy dẫn chứng minh họa cụ thể?

- Lời ru: +, Gió mùa thu mẹ ru con ngủ…

+, Bà Còng đi chợ trời mưa…

+, Con cò mà đi ăn đêm…

- Lời kể: Tấm Cám, Sọ Dừa…

GV: Ngoài ra trong cuộc sống, em còn bắt gặp yếu tố VHDG ở đâu?

- Môi trường diễn xướng, lễ hội dân gian.

? VHDG có tác dụng gì đối với mỗi người?

⇒ làm giàu thêm vốn tri thức về văn hóa dtộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, con người, phong tục, tập quán…

? Thế nào là VHDG?

2. Khái niệm.

- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

GV yêu cầu học sinh theo dõi sgk-16.

II. Đặc trưng cơ bản của VHDG.

? VHDG có những đặc trưng cơ bản nào?

- HS trả lời.

1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).

? Tại sao nói VHDG là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ? Nó có gì khác so với văn bản khoa học? Lấy ví dụ minh họa và phân tích?

HS trả lời ⇒ GV bổ sung.

+, Sen: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn…( từ điển Tiếng Việt)

+, Trong đầm gì đẹp bằng sen…

- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

* VD: +, Bây giờ mận mới hỏi đào…

+, Thuyền về có nhớ bến chăng?...

⇒ Mận - đào, thuyền – bến là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho nam – nữ trong tình yêu…

+, Chuồn chuồn bay thấp thì mưa…

+, Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

⇒ quan sát những hiện tượng tự nhiên để dự báo thời tiết.

⇒ Tính nghệ thuật của VHDG được thể hiện qua ngôn từ có hình ảnh, cảm xúc.

?Hiểu thế nào về tính truyền miệng ?

- VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.

? Tính truyền miệng tạo nên đặc điểm gì của VHDG. D/c minh họa?

VD: Ca dao:

+, Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá, về đồng ăn cua.

+, …/ Về bưng ăn ốc,…

+, …/ Về sông ăn cá…

Tục ngữ:

+, Thóc bồ thương kẻ ăn đong, có chồng thương kẻ nằm không một mình.

+, Dốc bồ thương kẻ ăn đong, góa chồng thương kẻ…

+, Tính truyền miệng: phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn.

“Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”

-> làm nên sự phong phú, đa dạng (dị bản)

? Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức nào? Ví dụ?

VD:- Lời ( ca dao): Bài Trống cơm.

Trống cơm khéo vỗ lên vông

Một bầy con nít lội sông đi tìm

Thương ai con mắt lim dim

Một bầy con nhện đi tìm dăng tơ.

- Dân ca ( làn điệu): Tình bằng có cái trống cơm…

+, Truyền miệng theo không gian (di chuyển từ nơi này…) và thời gian (bảo lưu tác phẩm)

+, Quá trình truyền miệng : diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn).

? Phân biệt tính cá thể và tính tập thể?

2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể( tính tập thể).

? Tính tập thể của VHDG được biểu hiện ntnào?

- Cá nhân khởi xướng ⇒ tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó được lưu truyền, sáng tác lại ⇒ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức.

GV: - Em hiểu thế nào là tính thực hành của VH dân gian? VD?

HS thảo luận, trả lời.

3. Tính thực hành:

- Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Đời sống lao động. Đời sống gia đình.

Đời sống nghi lễ thờ cúng, tang ma, cưới hỏi.

Đời sống vui chơi giải trí...

- VD: Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...

Bài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...

Các bài hát ru em, ru con, ca dao tình cảm ra đời gắn với đời sống gia đình.

? Kể tên những thể loại chính của VHDGVN? Mỗi thể loại cho VD minh họa?

- GV yêu cầu học sinh xem Sgk.

III. Hệ thống thể loại của VHDG: SGK

Tự sự Trữ tình Nghị luận Sân khấu

Thần thoại

Sử thi

Truyền thuyết

Truyện cổ tích

Truyện cười

Truyện ngụ ngôn

Truyện thơ

Ca dao

Tục ngữ

Câu đố

Chèo

Bảng hệ thống các thể loại văn học dân gian Việt Nam:

Giáo án bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 1) | Giáo án Ngữ văn lớp 10 chuẩn nhất, hay nhất

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV nêu câu hỏi : Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa các thể loại văn học dân gian ?

HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày ý kiến.

- Sự tương đồng : Các thể loại văn học dân gian giống nhau ở cách thức sáng tạo (là những sáng tạo tập thể) và ở phương thức lưu truyền (truyền miệng). Về cơ bản các tác phẩm văn học dân gian ở các thể loại khác nhau đều quan tâm phản ánh những nội dung liên quan đến đời sống, tâm tư, tình cảm của cộng đồng (chủ yếu là của tầng lớp bình dân trong xã hội).

- Sự khác biệt : Tuy nhiên mỗi thể loại văn học dân gian lại có một mảng đề tài và một cách thức thể hiện nghệ thuật riêng(ví dụ : Ca dao quan tâm đến đời sống tâm hồn của con người và thể hiện nó bằng bút pháp trữ tình ngọt ngào, lãng mạn…trong khi đó, Thần thoại lại giải thích quá trình hình thành thế giới, giải thích các hiện tượng tự nhiên,… bằng hình ảnh các thần. Sử thi lại khác, chủ yếu quan tâm phản ánh những sự kiện lớn lao có tính quyết định tới số phận của cộng đồng. Sử thi thể hiện nội dung bằng nghệ thuật miêu tả với những hình ảnh hoành tráng và dữ dội…). Sự khác nhau của các thể loại văn học dân gian cho thấy sự đa dạng về nghệ thuật. Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng chiếm lĩnh phong phú hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV nêu yêu cầu : Hãy trình diễn một làn điệu dân ca Bắc Bộ hoặc dân ca Nam Bộ mà em biết.

Cá nhân HS trình diễn.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này.

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học