Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sử 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Thông qua bài học, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Giải thích được Sử học là một môn khoa học có tính liên ngành.

- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử.

- Giải thích được sự hộ trợ của Sử hoc đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.

- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất như:Khách quan, trung thực,chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học

b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Học sinh đọc phần dẫn mởi đầu và trả lời câu hỏi do GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: GV hỏi: Để vinh danh di tích- danh thắng Tràng An ( Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm có những nội dung nào? Qua đó chứng tỏ điều gì?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: các lĩnh vực, các ngành khoa học có mối tương tác, có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Sử học đã đóng góp gì trong sự phát triển các ngành các lĩnh vực khác? Thì hôm nay chúng ta qua chủ đề thứ 2 với bài 3 với tiêu đề sử học với các lĩnh vực khoa học

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu và lý giải tại sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành

a. Mục tiêu: Học sinh biết giải thích vì sao Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành thông qua khai thác các tư liện lịch sử, ví dụ cụ thể

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. sản phẩm: học sinh giải thích tính liên ngành của học sử học qua câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV chia nhóm:

Nhóm 1: tìm hiểu sử học có những phương pháp nào trong việc nghiên cứu lịch sử

Nhóm 2: tìm hiểu về phương pháp các nhà sử học đã sử dụng trng tư liệu 1

Nhóm 3: tìm hiểu về phương pháp các nhà sử học đã sử dụng trong tư liệu 2

Nhóm 2: tìm hiểu về phương pháp các nhà sử học đã sử dụng trong tư liệu 3

GV hỏi: hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa 3 tư liệu trên

GV hỏi: qua việc tìm hiểu tư liệu thì các em hãy cho biết vì sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận theo từng nhóm để đưa ra câu trả lời

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

- Đại diên từng nhóm trình bày

- GV chỉ định một số HS trả lời câu hỏi chốt ý

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV phân tích cho học sinh từng tư liệu và giải thích các câu hỏi

-GV nhận xét và trình bày chốt ý

1. Sử học- môn khoa học có tính liên ngành

- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực đời sống của con người trong quá khứ như: chính trị, kinh tế, xã hội…..

- Trong nghiên cứu phải có sự phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực trong quá khứ để hiểu đúng và đầy đủ hơn về lịch sử

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học