Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sử 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

Thông qua bài học, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.

- trình bày tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giái trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.

- Phấp tích được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; kỹ năng giải thích, phân tích… sự kiện, vấn đề lịch sử.

- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

- Biết cách vận động mọi người xung quanh bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên địa phương.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử- văn hoá, chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học

b. Nội dung:GV chiếu một số hình ảnh như: Chùa một cột, Kinh thành Huế,…. Và đặt câu hỏiem hãy cho biết tên của các di sản trên? Những hình ảnh đó liên quan đến lịch sử không? Lịch sử có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản và phát triển của các ngành nghề hiện đại?

c. Sản phẩm: Học sinh đọc phần dẫn mởi đầu và trả lời câu hỏi do GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện: GV hỏi: Em hãy cho biết tên của các di sản trên? Những hình ảnh đó liên quan đến lịch sử không? Lịch sử có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản và phát triển của các ngành nghề hiện đại?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: các hình ảnh trên đều liên quan đến lịch sử và chính nó là những chứng tích cho một quá khứ đầy nhiều biến động của động của lịch sử Việt Nam, không chỉ vậy nó còn đưa đến giá trị rất lớn đối với các ngành và lĩnh vực hiện đại ví dụ như Du lịch và để hiểu rõ hơn về vai trò của sử học đối với các lĩnh vực và ngành nghề hiện thì thầy và trò chúng ta qua một bài 4.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

a. Mục tiêu: Học sinh biết phân tích được Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. sản phẩm: học sinh giải thích tính liên ngành của học sử học qua câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi

? hãy nhìn các hình 1,2,3 và cho biết nếu quá trình bảo tồn và phát huy giái trị của chúng không được quan tâm đến thì sẽ ra sao?

? Hãy phân tích vai trò của Sử học với viện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, thiên nhiên?

? phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận theo từng cặp đôi/ từng nhóm nhỏ để trả lời

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

- GV chỉ định một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV phân tích cho học sinh từng tư liệu và giải thích các câu hỏi

-GV nhận xét và trình bày chốt ý

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản

- Sử học là cơ sở quan trọng nhất trong công tác xác định giá trị cũng như phát huy giá trị di sản vì sự phát triển bền vững.

- Giúp công tác bảo tổn di sản đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.

b. Vai trò công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên

- Công tác bảo tổn góp phần quan trọng trong việc hạn chế cũng như khắc phục những yếu tố bên ngoài và trong góp phần kéo dài tuổi thọ di sản.

- Đối với di sản văn hoá phi vẩt thể dễ tổn thương nhờ công tác bảo tồn mà được tái tạo, gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học