Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sử 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

- Tiếp theo bài 1, mục tiêu ở bài 2 là giúp HS hiểu được tại sao việc học tập và tìm hiểu lịch sử lại hữu ích và rất cần thiết, đồng thời giúp các em có thể tự mình học tập và khám phá một cách dễ dàng, sáng tạo.

1. Về kiến thức

- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua các ví dụ

- Giải thích được sự cần thiết học tập lịch sử suốt đời.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống bài tập nhận thức mới.

- Biết vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải quyết vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong cuộc sống

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng lịch sử- văn hoá dân tộc và thế giới; chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới

b. Nội dung: giáo viên đặt câu hỏi về bài 1 để gợi lên sự logic giữa bài 1 và bài 2 để học sinh hiểu rõ sự liên kết giữa bài trước và bài này

c. Sản phẩm: giáo viên đặt câu hỏi gợi mở

d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lịch sử là những gì đã qua, vậy tại sao chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu, phục dựng lịch sử? chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội. Để hiểu rõ hơn thì hôm nay chúng ta qua bài mới của chủ đề 1.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

a. Mục tiêu: nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua các ví dụ cụ thể

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh từng cá nhân tự nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi

c. sản phẩm: Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động dạy- học

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV cho các cặp đôi thảo luận nội dung và tìm ra mối quan hệ giữa Quá khứ- Hiện tại- Tương lai bằng sơ đồ và nêu câu hỏi

? Như vậy, lịch sử để lại những giá trị gì cho cuộc sống hiện tại?

Bước 2 thực hiện nhiệm vụ

HS cùng nhau thảo luận theo cặp

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động

- GV sẽ mời một số bạn đứng lên bảng trình bày về sơ đồ và sau đó trả lời câu hỏi GV đưa ra

Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, bổ sung, phân tích và chốt lại những điểm chính của câu hỏi

GV giới thiệu qua những hình ảnh có ở trong sách cho học sinh có thể hiểu rõ về vai trò của việc lưu giữ và trao truyền, tìm hiểu lịch sử

1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn thể nhân loại.

-truyền lại tri thức, kinh nghiệm. truyền thống văn hoá của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết từ quá khứ- hiện tại- tương lai, trở thành cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá cộng đồng dân tộc.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học