Giáo án GDCD 6 Cánh diều Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

-  Các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và hậu quả của nó. 

  • Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác tìm hiểu các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được Các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và hậu quả của nó đối với con người; Có kiến thức cơ bản về cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm cụ thể, điều chỉnh bản thân, bình tĩnh thực hiện được các cách ứng phó khi gặp nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

- Phát triển bản thân: lập và thực hiện kế hoạch cho bản thân về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi của những người xung quanh chủ quan, mất bình tĩnh hoặc chỉ biết lo cho bản thân khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động tuyên truyền cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên cho mọi người xung quanh.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người dân chịu hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên để trang bị những kiến thức cần thiết khi gặp trong thực tế cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Các video clip liên quan đến ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- Tranh ảnh về ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);

2. Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống và lựa chọn phương án ứng phó:

Nam đang trên đường đi học vẻ thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sắm sét bắt đâu nổi lên. Em hãy giúp Nam chợn một vị trí trú ân an toàn và giải thích vì sao khỏng nên trú ẩn ở những vị trí còn lại.

a. Dưới gốc cây to.

b. Trong lều.

d. Dưới mái hiên của căn nhà.

- HS thực hiên nhiệm vụ: đọc tình huống và lựa chọn phương án: Em chọn đáp án C vì dưới gốc cây và trong lều có thể mưa vẫn bị ướt, và nguy hiểm nếu có sấm sét.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Hiện nay, con người đã tác động rất lớn vào thiên nhiên và môi trường, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để tìm hiểu kĩ hơn về những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên gây ra, chúng ta vào bài học bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS nhận biết được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và liệt kê được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

c. Sản phẩm: các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát hình ảnh SGK và trả lời câu hỏi:

I, Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

+ Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ những bức hình trên?

a) Những hiện tượng nguy hiểm là:

- Hình 1: sấm sét

- Hình 2: sạt nở

- Hình 3: Lũ lụt

- Hình 4: Hạn hán

+ Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?

- Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản.

+ Theo em, thế nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

 Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 2. Tìm hiểu hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

a. Mục tiêu: 

- Biết được hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin và quan sát ảnh.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?


c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi trong phiếu bài tập:

II. Hậu quả do tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

a) Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hướng trực tiếp ?

- Thiệt hại: Nhiều căn nhà bị sập, hàng trăm trường học bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học, hàng chục héc-ta đất bị ngập nặng, nhiều cột điện bị gãy đổ, nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập nặng trong nước.

b) Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội?

- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thê gây nên những hậu quả đáng tiếc đối với con người: thiệt hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí cả tính mạng; ngoài ra còn gây thiệt hại về tài sản, của cải vật chất của con người và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


Hoạt động 3. Tìm hiểu cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

a. Mục tiêu: 

- Nêu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

+ Tình huống 1: Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bồng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sắm chớp đừng đùng, trời mưa tâm tã.

+ Tình huống 2: Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.

+ Tình huống 3: Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở đo sau trận mưa bão lớn, kéo đài.

c. Sản phẩm: Phần đóng vai, xử lí tình huống của HS và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

III. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

- GV cho HS đọc các tình huống trong SGK mục 3.

- GV chia lớp thành 3 Đội chơi Xanh, Đỏ, Vàng và giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi đóng vai xử lí tình huống:

+ Đội Xanh (Tình huống 1): Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bồng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sắm chớp đừng đùng, trời mưa tâm tã.

+ Đội Đỏ (Tình huống 2): Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thi thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua.

+ Đội Vàng (Tình huống 3): Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở đo sau trận mưa bão lớn, kéo đài.

- Xử lí tình huống:

+ Tình huống 1: Em sẽ tắt ti vi và rút điện, đóng cửa sổ nhà để tránh trường hợp sấm sét làm hỏng điện.

+ Tình huống 2: Nhanh chóng tránh xa khỏi khu vực nguy hiểm, báo với những người lớn gần đó hoặc ông (bà) trưởng thôn, làng về tình trạng nước dâng cao có thể nguy hiểm tới mọi người khi qua sông.

+ Tình huống 3: Em sẽ dừng lại và không kiếm củi nữa, tránh xa khu vực bị sạt lở, nhanh chóng thông báo với người lớn ở xung quanh hoặc báo với ông (bà) trưởng thôn, làng có biện pháp xử lí dốc bị sạt lở. 

- Sau khi các nhóm thực hiện đóng vai, GV yêu cầu HS tổng hợp lại:

? Để ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần phải làm gì?

* Cách ứng phó:

- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.

- Tập quan sát, nhận biết các yếu tố có thể gây nguy hiểm như: thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi...

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin.

Khi có nguy hiểm xảy ra: 

- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn.

- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết.

-  Tìm kiếm sự trợ giúp hoặc báo cho những người xung quanh, chính quyền địa phương khi cần thiết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV thông qua LUẬT CHƠI

+ Lớp chia thành 3 đội chơi: Xanh – Đỏ -  Vàng.

+ Mỗi đội chơi sẽ thảo luận, xây dựng kịch bản theo tình huống cho trước, thống nhất cách xử lí tình huống và phân công người đóng vai.

+ Thời gian thảo luận: 5 phút.

+ Thời gian diễn: 2 phút/đội.

+ Tiêu chí chấm điểm: 

Kịch bản hay: 10 điểm.

Xử lí tình huống phù hợp: 10 điểm.

Diễn xuất tốt: 10 điểm.

+ Ban Giám khảo: 5 HS và cô giáo.

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, xây dựng kịch bản, phân vai cho các thành viên và xử lí tình huống.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách đóng vai và tiêu chí chấm điểm.

- Sau khi HS đóng vai, nhận xét, cho điểm; GV yêu cầu HS trả lời cá nhân: cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?

HS:- Cử người đóng vai, xử xử lí tình huống.

- Nhận xét, đặt câu hỏi phản biện và chấm điểm cho nhóm bạn.

- Trả lời cá nhân câu hỏi tổng hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 9. Tiết kiệm

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học