Giáo án GDCD 6 Cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Nhận thức và tư duy về truyền thống của gia đình dòng họ.
+ Vận dụng: Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu thương gia đình, họ hàng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh, truyện thơ ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Cả lớp cùng nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ (hoặc một HS đại diện trong lớp đứng dậy hát). Em hãy cho biết nội dung bài hát Ba ngọn nến lung linh nói lên điều gì ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài hát: bố, me, con cái được ví như những cây nến lung linh đủ sắc màu. Những ngón nến ấy sẽ thắp sáng cả gia đình. Ý nghĩa bài hát nói lên tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
- GV đặt vấn đề: Từ bài hát Ba ngọn nến lung linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ, chúng ta thấy được yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam mà mỗi con người chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học đầu tiên - Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được truyền thống của gia đình, dòng họ là gì; biết được một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Truyền thống của gia đình, dòng họ SGK trang 4,5,6 và trả lời câu hỏi: |
I. Truyền thống của gia đình, dòng họ |
+ Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên? |
- Truyền thống gia đình của Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện qua thông tin trên: Giáo sư Tôn Thất Tùng là bác sĩ nổi tiếng trong nước, ngoài nước và là người có công lớn trong việc đào tạo các thầy thuốc có chuyên môn. 3 người con của ông cũng đều tiếp nối sự nghiệp, truyền thống của cha trong ngành Y. Đây là một gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới. |
+ Em có biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ? |
- Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ: + Truyền thống yêu quê hương, đất nước + Truyền thống cách mạng. + Truyền thống cần cù lao động, nghê truyền thống. + Truyền thống hiếu học,.. |
+ Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? |
- Truyền thống gia đình, dòng họ: là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
II. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ |
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 2 Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ SGK trang 6 và trả lời câu hỏi |
|
+ Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm? |
- Chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm vì: việc tự hào về truyền thống làm cốm của gia đình đã giúp chị Nga ý thức được về giá trị bản thân, sự tự hào về gia đình, tạo nền tảng để chị Nga phấn đấu và nỗ lực. |
+ Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? |
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay. |
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ với riêng cá nhân em? |
- HS trả lời tùy theo từng trường hợp của gia đình mình, có thể trả lời theo hướng sau: Truyền thống gia đình, dòng họ luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm giúp em phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình, tạo ra sức mạnh để em vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống, giúp em trở thành người có lối sống văn hóa,... |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3: Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc tình huống 1, tình huống SGK mục 3 Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trang 6, 7 và trả lời câu hỏi |
III. Giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ |
+ Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình như thế nào? |
- Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống hiếu học, học giỏi, đỗ đat cao của gia đình, dòng họ. Với ý thức đó, Tiến đã quyết tâm phấn đấu học giỏi, suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà, năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc |
+ Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình? |
- Yến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống làm nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ. Tự hào và ý thức về truyền thống đó, Yến thường hỏi bố mẹ tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói, Yến thường phụ giúp bố mẹ mỗi khi có thời gian ở nhà, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình |
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? |
- Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ cần: + Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với ông bà, bố mẹ. + Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình bằng các việc làm phù hợp với độ tuổi như: chăm học, chăm làm, nghe lời bố mẹ, đoàn kết với bạn bè, thầy cô, kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn các em bé. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong trang 7, 8 SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1:
- Em đồng ý với quan điểm: A, C
- Em không đồng ý với quan điểm: B, D.
Câu 2:
- Theo em, suy nghĩ của các bạn là sai. Vì nghề nghiệp nào cũng đáng được trân trong, đáng quý khi công sức lao động được bỏ ra với sự công phu và tỉ mỉ. Hơn nữa nghề nghiệp nào cũng cần có truyền thống để cho các thành viên trong dòng họ nối nghiệp và noi theo.
- Em học tập được ở Bình đức tính: chăm chỉ, ham học hỏi và mong muốn tiếp thu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 3: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập, lao động:
- Em cần tự giác trong rèn luyện công việc học tập, ham học hỏi và trau dồi kiến thức.
- Chịu khó, siêng năng trong công việc nhà để có thể giúp đỡ được phần nào cho ông bà, bố mẹ, chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường,...
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 trang 8 SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: HS lập và thực hiện kế hoạch cá nhân về giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ theo chi tiết các bước như trong SGK đã hướng dẫn.
Câu 2: HS phỏng vấn 3 người lớn tuổi trong dòng họ theo gợi ý như trong SGK đã hướng dẫn.
* DẶN DÒ
- HS hoàn thành các bài tập trong SGK, SBT…
- Tìm hiểu trước nội dung bài 2. Yêu thương con người
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 2: Yêu thương con người
- Bài 3: Siêng năng, kiên trì
- Bài 4: Tôn trọng sự thật
- Bài 5: Tự lập
- Bài 6: Tự nhận thức bản thân
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)