Giáo án GDCD 6 Cánh diều Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người.
- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ con người.
- Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ con người để đảm bảo an toàn.
2. Năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực phát triển bản thân:Trang bị cho bản thân những kỹ năng sống cơ bản như để thích ứng, điều chỉnh và hòa nhập với cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học:Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sống cơ bản đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Phát hiện và giải quyết được những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày.
3.Phẩm chất
- Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ con người, phản đốinhững hành vi xâm hại con người.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT NĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về các tình huống nguy hiểm từ con người để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu:
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách quan sát các bức tranh sau:
Câu hỏi:
- Em thấy điều gì qua bức tranh trên?
- Các tình huống trên có nguy hiểm đối với chúng ta không? Các tình huống đó đến từ thiên nhiên hay con người?
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách quan sát các bức tranh, thảo luận rồi trả lời câu hỏi: |
|
- Em thấy điều gì qua bức tranh trên? |
- Bức tranh thứ nhất có một bạn đạp xe trên đường vắng bị người lạ bám theo; bức tranh thứ hai có một bạn bị các bạn bắt nạt. |
- Các tình huống trên có nguy hiểm đối với chúng ta không? Các tình huống đó đến từ thiên nhiên hay con người? |
- Đây là các tình huống nguy hiểm đến từ con người. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Hiện nay, tình hình xã hội hết sức phức tạp, có thể thấy được nhiều người vẫn chưa có các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình khi đối mặt với nguy hiểm. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau đưa ra cách xử lý khác nhau sao cho đem đến hiệu quả an toàn cao nhất. Bất kì một lúc nào các tình huống xấu xảy ra, người bị nạn phải tìm cách chuyển biến từ thế bị động sang chủ động. Người bị nạn phải có tâm lý vững vàng và bình tĩnh để xử lý tình huống một cách linh động, tránh gây ra những tổn hại nặng nề về người và của. Vậy để hiểu rõ hơn về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm, chúng ta vào bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tình huống nguy hiểm từ con người
a. Mục tiêu: HS liệt kê được các tình huống nguy hiểm gây ra bởi hành vi của con người.
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: kể các tình huống nguy hiểm gây ra bởi hành vi của con người.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cầu HS đọc thông tin sau: MỘT NẠN NHÂN Hành vi bắt nạt thường xảy ra ở tuổi thơ và để lại hệ quả xấu cho người bị bắt nạt. Chỉ mấy tuần sau khi H cùng gia đình chuểên đến sống ở tỉnh mới thì H bắt đầu bị bắt nạt. Khi ấy, H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu. Nều H phản đổi thì ngay lập tức H bị doạ đánh. H đã bị đánh mấy lần nên cậu cảm thầy sợ hãi, cô độc, chán nản và chểnh mảng học hành. “Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi” - H kể lại. Trải nghiệm của H nhấn mạnh một sự thật đau lòng. Trẻ em, cùng với tất cả sự thơ ngây và non nớt trong đời, có thể trở thành nạn nhân của sự bị bắt nạt. Hành vi của những người bắt nạt có thể rất nhẫn tâm, đề lại nỗi ám ảnh cho nạn nhân trong cuộc sống. |
I. Tình huống nguy hiểm từ con người |
a) Những chi tiết nào trong thông tin trên cho thấy H là nạn nhân của những kẻ bắt nạt? |
a) Chi tiết: H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu. H đã bị đánh mấy lần. |
b) Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy như thế nào? |
b) Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy không còn yêu bản thân mình nữa, luôn trong tâm lí sợ hãi: "Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi” |
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : từ câu truyện của bạn H trong tình huống trên, em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm từ con người ? |
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
Hoạt động 2. Tìm hiểu mục II. Hậu quả của tình huống nguy hiểm từ con người
. Mục tiêu:
- Liệt kê được hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Hậu quả của tình huống nguy hiểm từ con người?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập ? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: |
|
Câu 1: Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm nào từ con người? |
- Mối nguy hiểm : + Bị té ngã khi đang chơi + Bị bạo lực học đường |
Câu 2: Những hậu quả nào có thể xảy ra trong các tình huống trên? |
- Hậu quả có thể xảy ra: + Đuổi bắt có thể gây ngã cầu thang + Bị bắt nạt có thể gây ra ám ảnh, sợ hãi ảnh hưởng về tinh thần. |
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi : từ câu các tình huống trên, em hãy cho biết những tình huống nguy hiểm từ con người có thể gây nên hậu quả gì ? |
- Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của cá nhân; hủy hoại tài sản của con người và xã hội. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
a. Mục tiêu: HS biết cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ con người.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh, tình huống trong SGK
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh: Làm thế nào để ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ con người?
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- Bước 1. GV chuyển giao NV học tập |
III. Cách cách ứng phó… |
GV giao nhiệm vụ cho HS qua câu hỏi phần đọc thông tin. * Khai thác thông tin a) An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm gì? b) Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về cách giải quyết của hai bạn trong tình huống trên |
a) An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm là gặp một quả mìn. b) Cách giải quyết của Ninh rất thoả đáng còn của An thì chủ quan vô trách nhiệm với tính mạng của bản thân. |
GV Sử dụng kĩ thuật 635 (kĩ thuật XYZ) Vấn đề bàn luận: ? Ngoài những tình huống nêu trên, em còn biết những tình huống nguy hiểm nào? Nêu các bước ứng ứng phó với các tình huống nguy hiểm? |
- Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm đến từ con người + Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm + Nguy hiểm đến từ đối tượng nào? + Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì? + Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm? - Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm + Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ từ người lớn +Đánh lạc hướng đối phương. + Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS: - Thảo luận nhóm và ghi lại kết quả - Thực hiên kĩ thuật 634 (kĩ thuật XYZ) + Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 4 phút về cách giải quyết vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh; + Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác trong thời gian 4 phút - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 8. Ứng với với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài 8: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Bài 9: Tiết kiệm
- Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Bài 12: Quyền trẻ em
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)