Giáo án Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Biết được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng.

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

- Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp.

- Phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp

- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những hạn chế, thuận lợi của ngành này ở nước ta so với thế giới.

- Giáo dục cho HS biết sử dụng tiết kiệm nguồn điện năng.

- Có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản và xây dựng các nhà máy điện.

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, năng lực sử dụng bảng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực quan sát hình ảnh- video- mô hình.

- Bản đồ công nghiệp thế giới.

- Một số hình ảnh về ngành công nghiệp khai thác than, dầu, điện lực trên TG và ở Việt Nam.

- Các lược đồ trong SGK: hình 32.3, 32.4

SGK, vỡ ghi, bút viết.

1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo

2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra

Hoạt động A: Khởi động: (3’)

1. Mục tiêu: Giúp Hs nắm sơ bộ nội dung và tạo hứng thú trước khi vào bài mới thông qua một số hình ảnh về các ngành công nghiệp.

2. Phương thức: cá nhân/ cả lớp

3. Các bước hoạt động:

GV yêu cầu Hs:

- Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, hãy kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta?

- Dựa vào hình ảnh dưới đây hãy cho biết đây là những ngành công nghiệp nào?

HS: Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân tìm hiểu và trả lời.

GV: Nhận xét và vào bài mới

Khác với nông nghiệp, công nghiệp gồm rất nhiều ngành nhỏ, mỗi ngành có vai trò và đặc điểm riêng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ngành công nghiệp năng lư¬ợng, ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.

Hoạt động B: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ CƠ CẤU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG (07’)

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Biết được vai trò và cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng.

- Kỹ năng : Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp.

- Thái độ : Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Thảo luận cặp đôi

- Kỹ thuật sử dụng đồ dùng trực quan: hình ảnh trực quan

3. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

- GV: yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi tại bàn. Dựa vào SGK, hình 32.1, 32.2 để tìm hiểu vai trò ngành công nghiệp năng lượng? Cơ cấu của ngành CNNL gồm những ngành nào?

- HS: Dựa vào SGK để trao đổi và trả lời

- GV: nhận xét, chuẩn kiến thức

CNNL cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển…

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG

1. Vai trò và cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng

a. Vai trò:

- Là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hiện đại.

- Là động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển và là tiền đề của tiến bộ KH-KT.

b. Cơ cấu: 3 ngành

- CN khai thác than

- CN khai thác dầu

- CN điện lực

Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG (20’)

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

- Kỹ năng: Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp. Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ miền).

- Thái độ, hành vi

 + Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Những hạn chế, thuận lợi của hai ngành này ở nước ta so với thế giới.

 + Giáo dục cho HS biết sử dụng tiết kiệm nguồn điện năng.

 + Có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản và xây dựng các nhà máy điện

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Đàm thoại gởi mở

- Nhóm

- Kỹ thuật sử dụng đồ dùng trực quan: hình ảnh

3. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS dựa vào SGK, hình 32.3, 32.4 hoàn thành phiếu học tập sau:

 + Nhóm 1,2: Khai thác than (liên hệ VN)

 + Nhóm 3,4: Khai thác dầu (liên hệ VN)

 + Nhóm 5,6: CN điện lực (liên hệ VN)

- HS dựa vào SGK, tiến hành thảo luận nhóm (T/gian: 5’), đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung.

- GV đánh giá và chuẩn hóa kiến thức

(Giáo dục cho HS ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn điện năng, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác)

2. Các ngành công nghiệp năng lượng

(Phiếu học tập)

Giáo án Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (mới, chuẩn nhất)

Phụ lục: Thông tin phản hồi phiếu học tập

Khai thác than

Khai thác dầu

CN điện lực

Vai trò

- Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản.

- Làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện kim.

- Làm nguyên liệu trong các nhà máy hoá chất, dược phẩm

- Là vàng đen của nhiều quốc gia.

- Làm nguyên liệu cho ngành CN hoá dầu.

- Làm nhiên liệu để vận hành máy móc, phương tiện GTVT.

- Điện là nguồn năng lượng quan trọng phục vụ cho nền sản xuất hiện đại và cho tiêu dùng.

- Đẩy mạnh tiến bộ KHKT.

- Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hoá, văn minh của con người.

Trữ lượng

13 nghìn tỷ tấn, ¾ than đá

400- 500 tỉ tấn

Sản xuất từ các nguồn:

 Nhiệt điện

 Thuỷ điện

 Điện nguyên tử

 Tuabin khí

Phân bố

- Chủ yếu ở BBC

- Các nước: Mỹ, LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrây-li-a, Đức..

- Chủ yếu ở các nước đang phát triển.

- Trung Đông, Bắc Phi, Nga, Mĩ La Tinh, Trung Quốc...

Chủ yếu ở các nước phát triển: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Ca-na-đa, Tây Âu..

Liên hệ VN

Quảng Ninh

Quảng Nam (Nông Sơn)

Đông Nam Bộ (2 bể trầm tích dầu lớn)

- Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình,....

- Nhiệt điện: Phú Mỹ, Cà Mau,...

- Dự án nhà máy điện nguyên tử

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (5’)

1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành năng lực cho học sinh.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Tổ chức hoạt động: Trả lời trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?

A. Khai thác than.

B. Khai thác dầu khí.

C. Điện lực.

D. Lọc dầu.

Câu 2. Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia trên thế giới là

A. dầu mỏ.

B. khí đốt.

C. sắt.

D. than.

Câu 3. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là

A. Trung Đông.

B. Bắc Mĩ.

C. Mĩ Latinh.

D. Nga và Đông Âu.

Câu 4. Vùng than lớn nhất hiện đang khai thác ở nước ta là

A. Quảng Nam.

B. Quảng Ninh.

C. Quảng Bình.

D. Quảng Trị.

Câu 5. Cho biểu đồ

Giáo án Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (mới, chuẩn nhất)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015.

B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.

C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015.

D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (5’)

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào thực tế

2. Phương pháp: Cá nhân/ cả lớp

3. Nội dung:

- Kể tên một số nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam?

- Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị nội dung phần còn lại của bài 32 (tt), (trừ một số ngành đã giảm tải)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học