Giáo án Địa Lí 10 Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ.

Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động,chấm điểm,bản đồ-biểu đồ.

Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và Atlát

Thấy được sự cần thiết của bản đồ, Atlát trong học tập.

+ NL chung Giao tiếp, tư duy, làm chủ bản thân

+ NL chuyên biệt: Tìm kiếm và xử lý thông tin để thấy sự cần thiết của bản đồ

- Các bản đồ: Kinh tế, khí hậu, khoáng sản, dân cư VN

- Át lát địa lý VN

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu về cách biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.

3. Phương tiện: SGK, bản đồ.

4. Tiến trình hoạt động

A. Hoạt động khởi động (5 phút)

- GV treo bản đồ khí hậu, bản đồ dân cư, bản đồ tự nhiên và hướng dẫn học sinh quan sát, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau

 + Trên các bản đồ đó thể hiện các đối tượng địa lí nào?

 + Dùng phương cách nào để thể hiện các đối tượng đó?

 + Vì sao người ta không đem các đối tượng đó lên bản đồ?

- HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp

- HS trả lời các câu hỏi

- GV: nhận xét và vào bài mới: Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ thì dùng một số phương pháp và để hiểu rõ và cụ thể hơn thì chúng ta đi vào bài học hôm nay

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu, đường chuyển động (20 phút)

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết khái niệm, ý nghĩa, các đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu, đường chuyển động.

 + Kĩ năng:Sử dụng bản đồ.

 + Thái độ: quan tâm đến bản đồ khi học môn địa lí

 + Năng lực: Phân tích, đọc bản đồ

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.

 + Hoạt động theo thảo luận nhóm.

3. Phương tiện: Bản đồ.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: - GV chia lớp 4 nhóm tìm hiểu

 + Nhóm 1,3: PP kí hiệu

 + Nhóm 2,4: PP đường chuyển động

- GV HS q/sát b/đồ khí hậu VN, khoáng sản và các lược đồ trong sgk, cho biết:

 + Thế nào là PP kí hiệu, đường chuyển động

 + Ý nghĩa của PP kí hiệu, đường chuyển động

 + Các đối tượng nào được thể hiện qua các PP đó?

 + Đặc điểm của các phương pháp thể hiện đặc điểm gì của đối tượng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS trả lời, HS khác bổ sung

Bước 4: GV đánh giá, chốt kến thức và bổ sung thêm: Các ký hiệu đó được gọi là ngôn ngữ của bản đồ, từng ký hiệu được thể hiện trên bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với ND, mục đích, y/c và tỷ lệ mà bản đồ cho phép.

1. Phương pháp kí hiệu:

a. Đối tượng biểu hiện:

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

- Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng: TP, thị xã, nhà máy, TTCN....

b. Các dạng kí hiệu:

- Kí hiệu hình học.

- Kí hiệu chữ.

- Kí hiệu tượng hình.

c. Khả năng biểu hiện:

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng, quy mô, loại hình.

- Cấu trúc, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.

- VD: Các điểm dân cư, các hải cảng, mỏ khoáng sản...

2. PP kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện:

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng địa lý

b. Khả năng biểu hiện:

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Số lượng, khối lượng.

- Chất lượng, tốc độ của đối tượng.

- VD: Địa lý TN: hướng gió, bão, dòng biển; Địa lý KT-XH: sự vận chuyển hàng hoá, các luồng di dân...

Hoạt động 2: Tìm hiểu pp chấm điểm, bản đồ - biểu đồ

1. Mục tiêu

 + Kiến thức: HS biết khái niệm, ý nghĩa, các đối tượng thể hiện của phương pháp kí hiệu, đường chuyển động.

 + Kĩ năng:Sử dụng bản đồ.

 + Thái độ: quan tâm đến bản đồ khi học môn địa lí

 + Năng lực: Phân tích, đọc bản đồ

2. Phương pháp – kĩ thuật: Phát vấn, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. Hoạt động cá nhân.

3. Phương tiện: Bản đồ.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

- GV cho HS quan sát bản đồ treo tường và các bản đồ trong SGK cùng kênh chữ để trả lời các câu hỏi sau:

 + Các đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ qua PP chấm điểm, bản đồ- biểu đồ

 + So sánh vị trí của đối tượng thể hiện trên bản đồ qua các pp này với pp kí hiệu

- HS suy nghĩ và trả lời

- GV nhận xét, chuẩn KT

3. Phương pháp chấm điểm:

a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.

b. Khả năng biểu hiện:

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- VD: Số dân, số đàn gia súc..

4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:

a. Đối tượng biểu hiện:

- Thể hiện giá trị tổng cộng của một hi địa lí trên một đơn vị lãnh thổ

- Các đối tượng phân bố trong những đơn vị lãnh thổ phân chia bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ.

b. Khả năng biểu hiện:

- Số lượng, chất lượng

- Cơ cấu của đối tượng.

C. Vận dụng (5phút)

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Phương tiện : bản đồ

4. Tiến trình hoạt động

- HS lên bảng chỉ trên bản đồ các đối tượng địa lý và nêu tên các PP biểu hiện chúng

- So sánh hai phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động

D. Mở rộng: (3 phút)

1. Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới

2. Phương pháp – kĩ thuật

 + Phát vấn

 + Hoạt động cá nhân/ cả lớp

3. Tiến trình hoạt động

- HS chỉ trên bản đồ hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam và nên tên tên các phương pháp biểu hiện chúng

- Coi bài mới

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học