Giáo án Địa Lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Biết được khái niệm thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển. Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất.
- Tích hợp GDMT: Thổ nhưỡng là một thành phần của môi trường, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người. Con người trong quá trình hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp tác động tới tính chất đất.
- Tích hợp GDMT: Phân tích những tác động của con người làm biến đổi tính chất đất, những tác động tiêu cực của con người làm ảnh hưởng tới môi trường đất. Vận dụng một số biện pháp khắc phục suy thoái đất.
- Biết phân tích vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
Hiểu được sâu sắc về đất và ý thức bảo vệ.
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, đọc hiểu, tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng bảng số liệu.
Một số mẫu đất, tranh ảnh về tác động của con người, bài soạn, SGK, SGV, bảng phụ, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu tích hợp.
SGK, vở ghi
Câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết (Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng biển là gió, gió càng mạnh thì sóng càng to. Ngoài ra còn do động đất núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão; còn sóng thần là động đất núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão; tác hại của sóng thần: có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại lớn về người và tài sản)
Định hướng: Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, không thể thay thế được trong nông nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về các đặc điểm chung của đất và vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất - tài nguyên quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thổ nhưỡng (HS làm việc cá nhân 11 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được thổ nhưỡng là gì, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển - Kĩ năng: HS nhận biết được đâu là độ phì tự nhiên, đâu là độ phì nhân tạo 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, phát vấn 3. Các bước hoạt động: |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu thổ nhưỡng (HS làm việc cá nhân 11 phút) Bước 1: GV cho HS xem mẫu đất của địa phương, yêu cầu HS trả lời: thế nào là thổ nhưỡng, độ phì thỏ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển là gì? Bước 2: HS trả lời GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ * Đất được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, do tác động của các nhân tố tự nhiên. * Mở rộng: Độ phì tự nhiên, độ phì nhân tạo. |
I. Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. - Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố hình thành đất (HS làm việc nhóm 30 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được các nhân tố hình thành đất, khái niệm đá mẹ, tác động của các nhân tố - Kĩ năng: HS phân tích được tác động của các các nhân tố đến việc hình thành đất 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm 3. Các bước hoạt động: |
|
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố hình thành đất (HS làm việc nhóm 30 phút) Bước 1: GV sơ qua các nhân tố hình thành đất, chia nhóm + Nhóm 1, 2: tìm hiểu nhân tố đá mẹ, khí hậu + Nhóm 3, 4: sinh vật, địa hình + Nhóm 5, 6: thời gian, con người * Các nhóm trình bày ảnh hưởng của từng nhân tố và câu hỏi SGK Bước 2: Gọi đại diện trình bày từng nhân tố, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. * Câu 1 (T64): Đất hình thành từ đá mac ma ba dơ như đá vôi và đá ba dan có màu nâu đỏ, nhiều chất dinh dưỡng. * Câu 2 (T64): dựa vào hình 13.2, 14.1, 19.2 để trả lời: các kiểu khí hậu khác nhau có đất khác nhau: + Khí hậu ôn đới: Đất pốtzôn, đất đen. + Nhiệt đới: Feralit, phù sa. * Câu 3 (T64): SV cung cấp chất hữu cơ, hình thành lớp mùn trong đất. * Đất ở miền khí hậu nào già, trẻ: Ở miền nhiệt đới, cận nhiệt già nhất, vì quá trình hình thành của chúng không bị gián đoạn, ở miền cực và ôn đới trẻ vì mới được hình thành sau thời kì băng hà (đệ tứ) cách đây chưa đến 1,5 triệu năm. * Tích hợp : BVMT Thổ nhưỡng là một thành phần của tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và con người, trong quá trình canh tác con người có thể làm thay đổi tính chất đất:(tích cực, tiêu cực) - Tích cực: Nâng cao độ phì. - Tiêu cực: Đốt rừng làm nương rẫy. - Liên hệ địa phương. |
II. Các nhân tố hình thành đất 1. Đá mẹ Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất. 2. Khí hậu - Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm + Đá gốc → bị phá hủy → đất + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất. - Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất. 3. Sinh vật - TV: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá. - Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn. - Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối). 4. Địa hình - Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng. - Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày. - Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu → vành đai dất khác nhau theo độ cao. 5. Thời gian - Thời gian hình thành đất là tuổi đất. - Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó: + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi. + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi. 6. Con người - Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn. - Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất. |
3. Củng cố - luyện tập (1 phút)
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (1 phút)
Bài tập trang 65 sách giáo khoa.
Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 16: Sông. Thủy triều. Dòng biển
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- Giáo án Địa Lí 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)