Giáo án Địa Lí 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

 + Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật.

 + Nắm được các quy luật phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.

 + Phân tích lược đồ, sơ đồ.

 + Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình….

 + Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết được các kiểu thảm thực vật và các loại đất chính; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.

- Nhận biết sơ bộ được các loại đất và thảm thực vật ở địa phương và mối quan hệ giữa khí hậu, đất và thực vật.

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, đọc hiểu, tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng bảng số liệu.

 + Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.

 + Tranh ảnh về các kiểu thảm thực vật.

- Sách giáo khoa Địa lí 10.

A. Hoạt động khởi động: Dự kiến tổng thời gian 3 phút.

1. Mục tiêu:

- Huy động kiến thức thực tế của học sinh về đất và thực vật ở địa phương.

- Tạo hứng thú học tập thông qua các câu hỏi phát vấn về chủ đề bài học.

- Liên kết với bài mới

2. Phương pháp – kĩ thuật: Vấn đáp - Cá nhân.

3. Các bước hoạt động:

- GV giao nhiệm vụ:

- HS bằng hiểu biết thực tế của mình, hãy trả lời các câu hỏi sau:

 + Ở địa phương em trồng chủ yếu là cây gì?

 + Ở địa phương em có những loại đất gì?

 + Vì sao cây đó lại được trồng trên đất đó?

 + Mô tả đặc điểm khí hậu ở nơi em sinh sống?

 + Thời gian thực hiện: 2 phút.

- HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân thời gian 2 phút sau đó báo cáo. (GV theo dõi thái độ làm việc của HS)

(Dự kiến sản phẩm: HS có thể trả lời được các loại đất là đất phù sa, đất đồi núi; trồng cây lúa, cây ngô, cây ăn quả, cây keo lai;…).

- Đánh giá và chốt kiến thức: GV nhóm các ý trả lời. Sau đó dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta đặt ra vấn đề rằng tại sao người ta không đem cây lúa lên đồi núi trồng cho được nhiều diện tích, hay tại sao không tận dụng luôn đất dưới đồng bằng để phát triển cây keo lai? Như vậy mỗi kiểu khí hậu sẽ tương ứng với một nhóm đất và một kiểu thảm thực vật- Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp những vấn đề đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động tìm hiều khái niệm thảm thực vật.

Tổng thời gian: 5 phút.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Hiểu được thế nào là thảm thực vật và qui luật thay đổi của thảm thực vật.

- Kĩ năng: HS hiểu được vì sao có sự thay đổi của thảm thực vật theo vĩ độ và theo độ cao địa hình.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm nhỏ (2 HS gần nhau).

3. Các bước hoạt động:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

 + GV: yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi:

- Thảm thực vật là gì?

- Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- HS nhận nhiệm vụ:

 + HS làm việc cá nhân, dựa vào SGK và kiến thức của mình trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

 + Thời gian: 2 phút.

- Đánh giá và chốt kiến thức: GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ.

Dự kiến tổng thời gian 20 phút.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Hiểu được sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu, vì vậy mỗi kiểu khí hậu sẽ có kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng.

- Kĩ năng: HS khai thác kiến thức từ SGK theo yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế về MQH giữa các kiểu khí hậu, thảm thực vật và nhóm đất chính.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Hoạt động nhóm lớn (6 nhóm)

3. Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Giao nhiệm vụ:

 + GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê 69 SGK, các hình 19.1, 19.2, các hình khác của bài và vốn hiểu biết để:

- Xác định vị trí phân bố của các thảm thực vật và đất trên lược đồ.

- Trả lời các câu hỏi tương ứng của mục I trong SGK

GV phân việc:

- Nhóm 1, 2: tìm hiểu thục vật và đất ở đới lạnh.

- Nhóm 3, 4: tìm hiểu thực vật và đất ở đới ôn hoà

- Nhóm 5, 6: tìm hiểu thực vật và đất ở đới nóng

HS nhận nhiệm vụ: HS trả lời

 + HS làm việc cá nhân về nhân tố của nhóm mình trong 2 phút sau đó mới thảo luận nhóm để rút ra kết luận thảo luận chung của nhóm.

 + HS: thảo luận trong vòng 4 phút, sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

Đánh giá và chốt kiến thức: GV đặt một số câu hỏi để chuẩn kiến thức.

GV hỏi thêm: Nguyên nhân nào làm cho thực vật và đất phân bố theo vĩ độ?

I. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

(Xem bảng phụ lục)

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao.

Dự kiến tổng thời gian 10 phút.

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Hiểu được ở vùng núi, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao, chính sự thay đổi về nhiệt và ẩm khi lên cao đã tạo nên các vành đai thực vật và đất theo độ cao.

- Kĩ năng: HS khai thác kiến thức từ SGK theo yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế về sự phân hóa các kiểu khí hậu, thảm thực vật và nhóm đất chính theo độ cao.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Hoạt động cá nhân.

3. Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Giao nhiệm vụ:

+ GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.11 trả lời các câu hỏi sau:

- Xác định các vành đai thực vật từ chân núi đến đỉnh núi?

- Nguyên nhân của sự thay đổi đó?

HS nhận nhiệm vụ: HS trả lời

+ HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV trong 2 phút sau đó trả lời các câu hỏi.

+ HS: bổ sung ý kiến.

Đánh giá và chốt kiến thức: GV đặt một số câu hỏi để chuẩn kiến thức.

II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

- Các vành đai thực vật và đất thay đổi từ chân núi

- Vành đai thực vật và đất ở sườn núi phía Tây dãy Cáp-ca (xem bảng phụ lục)

- Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.

C. Hoạt động luyện tập.

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng qua bài học, góp phần hình thành năng lực tự học.

2. Phương pháp/kĩ thuật: Hoạt động cá nhân – Phát vấn.

3. Tổ chức hoạt động: Thời gian khoảng 4 phút

- Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức mới học để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn tới sự phân bố các thảm thực vật và đất theo vĩ độ. Cho ví dụ chứng minh.

Câu 2: Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu:

  a. Ôn đới khô

  b. Ôn đới ẩm

  c. Cận cực

  d. Cận cực lục địa

Câu 3: Khí hậu ôn đới lục địa thường phân bố loại đất sau:

  a. Nâu xám

  b. Đen

  c. Pốtzôn

  d. Nâu và đỏ

Câu 4: Khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn tương ứng với thảm thực vật

  a. Rừng cây bụi, cứng

  b. Rừng lá kim

  c. Thảo nguyên

  d. Rừng hỗn hợp

Câu 5: Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải tương ứng với thảm thực vật

  a. Thảo nguyên

  b. Rừng cây bụi lá cứng

  c. Savan

  d. Bán hoang mạc

Câu 6: Kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa tương ứng với thảm thực vật

  a. Thảo nguyên

  b. Savan

  c. Rừng lá kim

  d. Rừng lá rộng xanh quanh năm

Câu 7: Vùng núi của vùng nhiệt đới, ở độ cao 1500m so với mặt biển tương ứng với thảm thực vật

  a. Rừng lá rộng

  b. Thảo nguyên

  c. Rừng lá kim

  d. Đài nguyên

- HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc tại lớp.

- Đánh giá và chốt kiến thức: GV mời HS trình bày kết quả, cho HS khác bổ sung và chuẩn kiến thức.

D. Hoạt động vận dụng – mở rộng: Thời gian 3 phút

1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn ở địa phương. Hình thành năng lực sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. Nội dung: GV cho HS thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa khí hậu, đất và sinh vật, từ đó hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

3. Tổ chức hoạt động

- Chuyển giao nhiệm vụ:

 + HS về nhà tìm hiểu cụ thể về 1 loại cây trồng ở địa phương và giải thích sự tương ứng của nó với khí hậu và đất.

Dự kiến sản phẩm: ví dụ cây lúa nước được trồng trên đất phù sa ở đồng bằng và ở kiểu khí hậu nóng ẩm…

+ Chuẩn bị bài học tiếp theo:

- HS làm câu hỏi số 3 trang 73 SGK

- Xem trước nội dung bài 20.

- HS nhận nhiệm vụ: Ghi chép nhiệm vụ về nhà tìm hiểu.

Phụ lục

1. Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ

Môi trường địa lí

Kiểu khí hậu chính

Kiểu thảm thực vật chính

Nhóm đất chính

Phân bố chủ yếu

Đới lạnh

Cận cực lục địa

Đài nguyên

Đài nguyên

Khoảng 65°B trở lên rìa Bắc Âu-Á, Bắc Mĩ

Đới ôn hoà

- Ôn đới lạnh

- Ôn đới hải dương

- Ô đới lục địa nữa khô hạn

- Cận nhiệt gió mùa

- Cận nhiệt ĐTH

- Cận nhiệt lục địa

- Rừng lá kim

- Rừng lá rộng và ôn đới hỗn hợp

- Thảo nguyên

- Rừng cận nhiệt ẩm

- Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

- Hoang mạc và bán hoang mạc

- Pốtdôn

- Nâu và xám

- Đen

- Đỏ vàng

- Nâu đỏ

- Xám

- Bắc Âu-Á, Bắc Mĩ

- Tây và Trung Âu, Đông Hoa Kì

- Nội địa Âu-Á, Bắc Mĩ (khoảng vĩ độ 30-50°B)

Đông TQ, Đông Nam HK

Ven ĐTH, Tây KH, Đông và Tây Nam Ôxtrâylia

Nội đại châu Á, Bắc Phi, Tây Á, nội địa Ôxtrâylia, Tây NP

Đới nóng

- Nhiệt đới lục địa

- Nhiệt đới gió mùa

- Xích đạo

- Xa van

- Rừng nhiệt đới ẩm

- Rừng xích đạo

- Đỏ, nâu đỏ

- Đỏ vàng (feralit)

- Đỏ vàng

Trung và NP, Trung và NM

- Nam Á, ĐNA, Trung Phi, Trung và Nam Mĩ

2. Sườn núi phía Tây dãy Cáp- ca

Giáo án Địa Lí 10 Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học