Giáo án Địa Lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

- Biết khái niệm thủy quyển.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

- Biết được đặc điểm và phân bố của một số sông lớn trên thế giới.

- Phân tích hình vẽ để nhận biết các vòng tuần hoàn nước.

- Xác định trên bản đồ Thế giới một số sông lớn.

- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với sông ngòi.

- Có ý thức bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn nước cũng như các sinh vật sống trong nước ở các sông trên Trái Đất.

- Năng lực chung:năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; đọc hiểu, tự học; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực riêng: Năng lực tư duy phân tích hình vẽ, sử dụng bản đồ.

- Bản đồ Tự nhiên: châu Phi, châu Á, châu Mĩ.

- Tập bản đồ Địa lí tự nhiên đại cương.

- Sơ đồ tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

- Một số hình ảnh về các sông lớn trên Trái Đất.

- Phiếu học tập.

- Máy chiếu và các phương tiện khác. (nếu có)

Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (Cặp/toàn lớp: 5p)

1. Mục tiêu

- GV giao nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, giúp HS nhớ lại kiến thức về các sông lớn ở VN

2. Phương pháp – kĩ thuật

- Phương pháp nêu vấn đề, gợi mở.

- Cặp/ toàn lớp.

3. Tiến trình hoạt động.

a) GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Bằng hiểu biết của bản thân, hãy cho biết các sông lớn trên thế giới và ở Việt Nam?

b) HS thảo luận và ghi đáp án. Thời gian: 2 phút

c) GV gọi 01 HS trả lời, HS khác lắng nghe và bổ sung thêm.

d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học:

Có người nói rằng: “ Nước rơi xuống các lục địa, phần lớn do nước từ các đại dương bốc lên, rồi lại chảy về đại dương”, câu nói đó đúng hay sai? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp điều đó.

Dự kiến sản phẩm: HS có thể giải thích được về chế độ nước sông.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thủy quyển, tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm thủy quyển.

- Phân tích được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

- Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng phân tích hình vẽ (sơ đồ) vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

2. Phương pháp – kĩ thuật

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, sử dụng hình vẽ (sơ đồ).

- Cá nhân/ cặp.

3. Tiến trình hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Tìm hiểu khái niệm thủy quyển, tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

Dự tính tổng thời gian 10 phút

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

 + Em hãy cho biết nước trên Trái Đất tồn tại ở những dạng nào? Chúng phân bố chủ yếu ở đâu?

 + Em hiểu thế nào là thủy quyển?

 + Dựa vào hình 15 SGK/56 trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất.

Phương án dự phòng: Đối với lớp chọn có thể yêu cầu trả lời câu hỏi sau.

 + So sánh sự khác nhau của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi với nhau.

c) GV gọi 1 HS trình bày, cả lớp lắng nghe và bổ sung.

d) GV chuẩn kiến thức và nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.

I. THỦY QUYỂN.

1. Khái niệm

Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất

a) Vòng tuần hoàn nhỏ.

Nước biển bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống biển, rồi nước biển lại bốc hơi…

b) Vòng tuần hoàn lớn.

Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất thành nước ngầm, nước ngầm chảy ra cung cấp nước cho sông ngòi; nước sông suối từ lục địa chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi…

* Vòng tuần hoàn của nước là vòng tuần hoàn khép kín.

Hoạt động 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông.

1. Mục tiêu

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích.

2. Phương pháp – kĩ thuật

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm.

3. Tiến trình hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông.

Dự kiến tổng thời gian 15 phút

a) GV giao nhiệm vụ cho HS (4 nhóm, giao nhiệm vụ ở nhà)

+ Nhóm 1: Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

 - Ảnh hưởng của chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm đối với chế độ nước sông? Ví dụ.

+ Nhóm 2: Địa thế

 - Ảnh hưởng của địa hình đối với chế độ nước sông?

 - Giải thích tại sao ở miền Trung nước ta lũ các sông lên rất nhanh?

+ Nhóm 3: Thực vật

 - Ảnh hưởng của thực vật tới chế độ nước sông?

 - Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở đâu?

+ Nhóm 4: Hồ, đầm

 - Hồ đầm có tác dụng điều hòa nước sông như thế nào?

 - Tại sao chế độ nước sông Mê Công điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo. (Thời gian 7 phút)

c) GV gọi 1 HS báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp lắng nghe và bổ sung thêm.

d) GV chuẩn kiến thức và nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS. (Cho HS xem các hình ảnh về các nhân tố trên để thấy rõ vai trò của chúng.)

II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông.

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

 + Ở miền khí hậu nóng: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là nước mưa, nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

 + Ở miền ôn đới lạnh, miền núi cao: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là do băng tuyết tan nên sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân.

 + Ở những vùng đất đá thấm nước: Nước ngầm có tác dụng điều hòa chế độ nước của sông.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

a) Địa thế

 + Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình.

b) Thực vật

 + Tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt

c) Hồ, đầm

 + Tác dụng điều hòa chế độ nước sông: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống chảy ngược lại.

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất.

1. Mục tiêu

- Nêu được các đặc điểm của một số sông lớn trên Trái Đất.

- Rèn luyện kỹ năng bản đồ.

2. Phương pháp – kĩ thuật

- Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.

- Thảo luận nhóm.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Một số sông lớn trên Trái Đất.

Dự kiến tổng thời gian 10 phút

a) GV giao nhiệm vụ cho HS (6 nhóm, giao nhiệm vụ ở nhà)

- Nhóm 1,2: Sông Nin

- Nhóm 3,4: Sông A-ma-dôn

- Nhóm 5,6: Sông I-ê-nit-xây

Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:

Đặc điểm Sông Nin S. A-ma-don S. I-ê-nit-xây

- Nơi bắt nguồn

- Hướng chảy

- Diện tích lưu vực (km2)

- Chiều dài (km)

- Khu vực khí hậu

- Nguồn cung cấp nước chủ yếu

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo (Thời gian 5 phút)

c) GV gọi 1 HS báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp lắng nghe và bổ sung thêm.

d) GV chuẩn kiến thức và nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.

II. Một số sông lớn trên Trái Đất.

1. Sông Nin.

2. Sông A-ma-dôn.

3. Sông I-ê-nit-xây.

(Xem bảng phụ lục).

Hoạt động 5: Luyện tập (Cá nhân: 5p)

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng địa lí

2. Phương pháp– kĩ thuật: Hoạt động cá nhân

3. Tiến trình hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông?

b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 6: Vận dụng

1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về chế độ sông ở Việt Nam.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

Phương án dự phòng: Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu chế độ nước sông ở địa phương.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

V. Phụ lục

1. Bảng thông tin phản hồi

Đặc điểm

Sông Nin

Sông A-ma-dôn

Sông I-ê-nit-xây

Nơi bắt nguồn

Hồ Victoria (châu Phi)

Dãy An đét (Nam Mĩ)

Dãy Xaian (châu Á)

Hướng chảy

N-B

T-Đ

N-B

Diện tích lưu vực (km2)

2 881 000

7 170 000

2 580 000

Chiều dài (km)

6 685

6 437

4 102

Khu vực khí hậu

Khu vực xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt.

Khu vực xích đạo.

Khu vực ôn đới lạnh.

Nguồn cung cấp nước chủ yếu

Mưa và nước ngầm.

Mưa và nước ngầm.

Băng, tuyết tan.

Xem thử Giáo án Địa 10 KNTT Xem thử Giáo án Địa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học