Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 4: Công nghệ giống cây trồng
Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về phân bón và công nghệ giống cây trồng.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
2.1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.
2.3 Năng lực công nghệ
- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Sử dụng công nghệ: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi ôn tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị
- Máy tính.
- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.
- Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC (20 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh tóm tắt các kiến thức đã học trong chủ đề 3, chủ đề 4.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham khảo SGK, nhớ lại kiến thức để trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi HS trả lời.
+ HS khác nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
I. Hệ thống kiến thức - Giống cây trồng: + Khái niệm giống cây trồng + Vai trò - Phương pháp chọn tạo giống cây trồng + Phương pháp chọn giống + Phương pháp tạo giống - Phương pháp nhân giống cây trồng: + Nhân giống vô tính + Nhân giống hữu tính + Ứng dụng công nghệ sinh học |
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (20 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời một số câu hỏi ôn tập
Câu 2. Mô tả phương pháp chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể trong chọn giống cây trồng?
Câu 3. Mô tả các bước nhân giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống (nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính). Nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện bài tập.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.
+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
Câu 2. - Phương pháp chọn lọc hỗn hợp: + Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt. + Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống. + Vụ 3 (4,5...): Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu. - Phương pháp chọn lọc cá thể: + Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau. + Vụ 2: Gieo riêng hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống. + Vụ 3 (4, 5...): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống. Câu 3. 1. Nhân giống hữu tính: - Các bước nhân giống hữu tính là: + Vụ 1: Nhân hạt giống tác giả + Vụ 2: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng + Vụ 3: Sản xuất hạt giống nguyên chủng + Vụ 4: Sản xuất hạt giống xác nhận - Ưu điểm: + Nhanh tạo ra cây con + Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi + Nhân giống nhanh, đơn giản + Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe - Nhược điểm: + Dễ thoái hóa giống + Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền + Cây chậm ra hoa, quả 2. Nhân giống vô tính: a. Phương pháp giâm cành: - Các bước giâm cành: + Bước 1: Chọn cành giâm + Bước 2: Cắt cành giâm, bỏ bớt lá + Bước 3: Nhúng cành giâm vào chất kích thích ra rễ + Bước 4: Cắm cành giâm vào nền giâm + Bước 5: Chăm sóc cành giâm (tưới nước, giữ ẩm...) - Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, hệ số nhân giống tương đối cao. - Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ. b. Phương pháp chiết cành - Các bước chiết cành: + Bước 1: Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết + Bước 2: Dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu. + Bước 3: Khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi mang trồng. - Ưu điểm: cây con khỏe mạnh hơn so với cây giâm cây. - Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ, hệ số nhân giống thấp. c. Phương pháp ghép - Các bước ghép cành: + Bước 1: Gieo trồng cây gốc ghép + Bước 2: Chọn cành ghép, mắt ghép + Bước 3: Xử lí gốc ghép, cành ghép, mắt ghép phù hợp + Bước 4: Ghép cành ghép, mắt ghép vào gốc ghép + Bước 5: Xử lí sau ghép - Ưu điểm: cây ghép có bộ rễ khỏe mạnh, thích nghi tốt, sinh trưởng, phát triển khỏe. - Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao d. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào - Các bước nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào: + Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy + Bước 2: Khử trùng mẫu + Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp + Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh + Bước 5: Đưa cây ra vườn ươm - Ưu điểm: có thể nhân nhanh số lượng cây giống, không phụ thuộc mùa vụ. Cây giống đồng nhất về di truyền và sạch bệnh. Hệ số nhân giống cao. - Nhược điểm: tốn kinh phí, công sức, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Giáo án Công nghệ 10 Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Giáo án Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)