Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng.

- Nêu được ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Xác định được, tác hại sâu, bệnh và ý nghĩa việc phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

- Tranh, ảnh về tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng?

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 31. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng (tiết 1)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 điểm)

Câu hỏi: Trình bày phương pháp ghép?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Quan sát Hình 12.1 và mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng. Vì sao cây trồng lại có những biểu hiện như vậy?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng (30 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham khảo SGK để trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Sâu bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng?

Câu 2. Vì sao sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện cặp đôi trình bày kết quả.

+ Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 1. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

- Sinh trưởng, phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không gthu hoạch được.

- Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng.

- Làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái.

* Giao bài về nhà (3 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

Tiết 32. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng (tiết 2)

1. Ổn định lớp (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi: Trình bày tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (tiếp)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (20 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi để trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Vì sao phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 2. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.

- Đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp

- Duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (15 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời câu hỏi phần Luyện tập trong SGK

Câu hỏi: Quan sát Hình 12.2 và cho biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng?

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.

+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học