Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều Bài 2: Phân loại cây trồng

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Phân loại được nhóm cây trồng phổ biến theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1 Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2 Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Đánh giá công nghệ: Phân loại được các nhóm cây trồng.

- Sử dụng công nghệ: Ứng dụng vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

- Tranh, ảnh, video về phân loại cây trồng

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 3. Phân loại cây trồng (tiết 1)

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

Câu hỏi: Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt là gì?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (4 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Quan sát Hình 2.1 và cho biết cây nào thuộc nhóm cây hàng năm, cây lâu năm, cây thân gỗ, cây thân thảo?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về phân loại cây trồng theo nguồn gốc (11 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK

+ Phân loại cây trồng theo nguồn gốc có ý nghĩa gì đối với trồng trọt?

+ Cây trồng thuộc nhóm nguồn gốc nào thích hợp trồng trong vụ đông ở miền Bắc Việt Nam? Vì sao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

1. Phân loại cây trồng theo nguồn gốc

- Nhóm cây trồng ôn đới:

+ Nguồn gốc: vùng có khí hậu ôn đới

+ Ví dụ: lúa mì, đậu Hà Lan, su hào, …

- Nhóm cây nhiệt đới:

+ Nguồn gốc: vùng có khí hậu nhiệt đới

+ Ví dụ: ngô, dưa chuột, cà chua, ..

- Nhóm cây á nhiệt đới:

+ Nguồn gốc: vùng có khí hậu á nhiệt đới

+ Ví dụ: đậu đỗ, dưa hấu, bầu, …

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về phân loại cây trồng theo chu kì sống của cây (12 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm tham khảo SGK và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm phân loại cây trồng theo chu kì sống của cây?

Nhóm 2: Tìm hiểu về phân loại cây trồng theo chu kì sống của cây?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi nhóm để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Phân loại cây trồng theo đặc tính sinh vật học

2.1. Phân loại cây trồng theo chu kì sống của cây

- Là khoảng thời gian tính từ khi hạt bắt đầu nảy mầm, trải qua quá trình sinh trưởng, phát triển đến khi cây trở lên già cỗi và chết.

- Phân loại:

+ Nhóm cây hàng năm: chu kì sống diễn ra trong một năm

+ Nhóm cây lâu năm: chu kì sống kéo dài nhiều năm

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về phân loại theo khả năng hóa gỗ của thân (12 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm tham khảo SGK và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1: Tìm hiểu về nhóm cây thân gỗ?

Nhóm 2: Tìm hiểu về nhóm cây thân thảo?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm trao đổi để thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 2.2. Phân loại cây trồng theo khả năng  hóa gỗ của thân

- Nhóm cây thân gỗ: có thân hóa gỗ, sống lâu năm, kích thước khác nhau tùy loài.

- Nhóm cây thân thảo: có thân không hóa gỗ, chu kì sống 1 năm, hai năm hoặc lâu năm.

* Giao bài về nhà (2 phút)

Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học