Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều Ôn tập chủ đề 1: Giới thiệu chung về trồng trọt
Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức giới thiệu chung về trồng trọt và đất trồng
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
2.1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.
2.3. Năng lực công nghệ
- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Sử dụng công nghệ: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi ôn tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị
- Máy tính.
- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.
- Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC (20 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh tóm tắt các kiến thức đã học trong chủ đề 1 và chủ đề 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham khảo SGK, nhớ lại kiến thức để trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi HS trả lời.
+ HS khác nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
I. Hệ thống kiến thức * Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Vai trò và triển vọng của trồng trọt. - Một số thành tựu của ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. - Triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. - Yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt. * Phân loại cây trồng - Phân loại theo nguồn gốc - Phân loại theo đặc tính sinh vật học - Phân loại theo mục đích sử dụng * Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Nhiệt độ - Ánh sáng - Nước - Đất - Dinh dưỡng - Giống cây trồng - Kĩ thuật canh tác |
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP (20 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh trả lời một số câu hỏi ôn tập
Câu 1. Trình bày vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Câu 2. Phân loại các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học, mục đích sử dụng. Cho ví dụ minh họa.
Câu 3. Nêu các yếu tố chính trong trồng trọt. Phân tích mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện bài tập.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi một số học sinh lên chữa bài.
+ Các cặp đôi khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
Câu 1. - Vai trò: + Đảm bảo an ninh lương thực + Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp + Tham gia vào xuất khẩu + Tạo việc làm cho người lao động - Triển vọng: + Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu + Hướng tới nền nông nghiệp 4.0 Câu 2. 1. Phân loại theo nguồn gốc - Nhóm cây ôn đới: có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới, thường trồng ở những nơi có thời tiết mùa đông lạnh, mùa hè mát. Ví dụ: dâu tây, mận, lê, táo đỏ... - Nhóm cây nhiệt đới: có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới. Ví dụ: vải, ổi, mít, nhãn, xoài... - Nhóm cây á nhiệt đới: là những loại cây về cơ bản có thể sống trong các điếu kiện khí hậu giống với cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên, để cây có thể ra hoa, kết quả cần có nhiệt độ lạnh nhất định. Ví dụ: bơ, cherry... 2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học: Có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau như cây hằng năm, cây lâu năm; cây lâu năm và cây thân gỗ, cây một lá mầm và cây hai lá mầm... Ví dụ: - Cây hằng năm: lúa, ngô, khoai, sắn... - Cây lâu năm: cà phê, hồ tiêu, điều, cao su... - Cây thân thảo: dương xỉ, cà rốt, củ cải, khoai tây, bạc hà... - Cây thần gỗ: bạch đàn, thông, xà cừ,... - Cây một lá mầm: lúa, ngô, cau, dừa... - Cây hai lá mầm: rau cải, bầu, bí, mướp, cà chua... 3. Phân loại theo mục đích sử dụng: có thể chia thành rất nhiều loại cây như: - Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn... - Cây ăn quả: cam, bưởi, vải, nhãn, mít... - Cây dược liệu: định lăng, hương thảo, nghệ... - Cây lấy gỗ: bạch đàn, thông, xà cừ, lim... - Cây hoa: hoa hồng, hoa cúc, loa kèn, hoa ly... Câu 3. 1. Giống cây trồng: - Là yếu tố quan trọng nhất của quy trình trồng trọt. Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh. - Cùng điều kiện trồng trọt, chăm sóc như nhau nhưng giống cây trồng khác nhau thì khả năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ khác nhau. 2. Ánh sáng: - Nhờ có năng lượng của ánh sáng, cây thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ, giúp cây sinh trưởng, phát triển. - Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau. 3. Nhiệt độ: - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng (quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp thu nước và dinh dưỡng của cây trồng), năng suất và chất lượng nông sản. - Mỗi loại cây trồng thích hợp với nhiệt độ khác nhau, thậm chí cùng một loại cây trồng nhưng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lại cần nhiệt độ môi trường khác nhau. 4. Nước và độ ẩm: - Nước: + Trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là môi trường hòa tan muối khoáng và chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây. + Giữ vai trò điều hòa nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước. - Độ ẩm: + Độ ẩm quá cao hoặc quá thấp sẽ ức chế hoạt động của các sinh vật đất, các chất hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cây bị ngưng trệ khiến cây trồng bị thiếu dinh dưỡng. + Cây trồng thừa hoặc thiếu nước lâu ngày có thể bị chết. 5. Đất trồng: - Có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây; giúp cho cây đứng vững. - Mỗi loại cây trồng phù hợp với một hoặc một vài loại đất nhất định. 6. Dinh dưỡng: - Thiếu dinh dưỡng cây trồng sẽ bị còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất, tạo ra nông sản kém chất lượng. - Thừa dinh dưỡng có thể làm rối loạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây ngộ độc cho cây. 7. Kĩ thuật canh tác: - Nhằm mục đích tạo ra điều kiện hệ sinh thái thuận lợi giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ngăn ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại. - Mỗi loại có nhu cầu khác nhau về điều kiện sinh thái. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 CD Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng
Giáo án Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
Giáo án Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Giáo án Công nghệ 10 Bài 7: Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)