Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp.

- Nhận biết được một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp.

2. Phát triển phẩm chất và năng lực

2.1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.

2.3 Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Biết đặc điểm bệnh hại và biện pháp phòng trừ.

- Đánh giá công nghệ: Xác định được biện pháp phòng trừ hiệu quả

- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị

- Máy tính.

- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.

- Phiếu học tập.

- Tranh, ảnh các loại bệnh hại cây trồng thường gặp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 39: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ (tiết 1)

1. Ổn định lớp (3 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

Câu hỏi. Nhận biết sâu hại cây trồng gồm mấy bước?

3. Tiến trình

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần dẫn nhập:

Câu hỏi: Cây trồng bị bệnh thường có đặc điểm gì? Làm thế nào để phòng trừ một số bệnh ở cây trồng?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ câu trả lời.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về bệnh thán thư (14 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Nêu các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư cho một số loại cây trồng và ý nghĩa của từng biện pháp?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

I. Một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp vầ biện pháp phòng trừ

1. Bệnh thán thư

a. Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết

- Tác nhân gây hại: do nấm Colletotrichum gây ra

Đặc điểm nhận biết

+ Trên lá: gây hại từ mép lá, lúc đầu là đốm nhỏ, sau thành mảnh lớn

+ Trên chồi non: lúc đầu dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối

+ Trên hoa và quả: hơi lõm kiểu chấm đen, hoa và quả chuyển đen và rụng.

c. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng

- Thoát nước sau mưa lớn

- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK

- Khi bị bệnh cần phun thuốc kịp thời

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về bệnh vàng lá greening(15 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây bệnh trên cây trồng?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.

+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh trình bày kết quả.

+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi)

a. Tác nhân gây hại và đặc điểm nhận biết

- Tác nhân gây hại: vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra.

- Đặc điểm nhận biết:

+ Lá: lốm đốm vàng xanh, gân lá sưng, màu xanh, rụng

+ Quả: nhỏ, méo, loang lổ

Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

b. Biện pháp phòng trừ

- Dùng nguồn cây giống sạch bệnh, tạo tán, tỉa cành

- Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối

- Quản lí tốt nguồn rầy chổng cánh

- Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ phần bệnh hoặc nhổ cây.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học