Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 16: Một số hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm nhận biết, đặc điểm gây hại của một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ.
- Nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.
2. Phát triển phẩm chất và năng lực
2.1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Trách nhiệm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tham khảo SGK và các tài liệu liên quan để thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm trao đổi, tranh luận để tìm hiểu bài học.
2.3 Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Biết đặc điểm sâu hại và biện pháp phòng trừ.
- Đánh giá công nghệ: Xác định được biện pháp phòng trừ hiệu quả
- Giao tiếp công nghệ: HS báo cáo kết quả học tập trước lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị
- Máy tính.
- Dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, thước các loại.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu liên quan.
- Phiếu học tập.
- Tranh, ảnh về các loại sâu hại cây trồng thường gặp.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, giảng giải, đàm thoại
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 36: Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ (tiết 1)
1. Ổn định lớp (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (6 phút)
Câu 1: Trình bày biện pháp sinh học?
Câu 2: Trình bày biện pháp hóa học?
3. Tiến trình
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dẫn nhập ở đầu bài: Cây trồng bị sâu hại thường có biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để phòng trừ được các loại sâu hại cây trồng một cách hiệu quả nhất?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe yêu cầu của GV và suy nghĩ câu trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sâu tơ hại rau (14 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa của việc xen canh, luân canh trong phòng trừ sâu tơ hại rau?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi cặp đôi để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.
+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh trình bày kết quả.
+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
I. Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ 1. Sâu tơ hại rau a. Đặc điểm hình thái, sinh học - Tên khoa học: Plutella xylostella, họ Ngài rau, bộ Cánh vảy. - Sâu trưởng thành (ngài): + dài dưới 10 mm + râu đầu dài + cánh trước màu nâu, giữa lưng có dải gợn sóng: màu trắng là ngải đực, màu vàng là ngải cái - Trứng: + hình bầu dục hơi tròn, đường kính 0,4 – 0,5 mm, màu vàng nhạt + Đẻ từ 3 đến 7 ngày thì nở. - Sâu non: + Hình ống, xanh nhạt, dài khoảng 10 mm, đầu màu nâu vàng, đốt chân có lông tơ + Thời gian phát triển: 11 – 15 ngày, nếu nhiệt độ thấp từ 18 – 20 ngày - Nhộng: + Bọc trong kén trắng + Màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài 6 – 8 mm + Phát triển khoảng 4 – 10 ngày. b. Đặc điểm gây hại - Sâu non ăn biểu bì lá - Sâu lớn tuổi ăn thủng lá c. Biện pháp phòng trừ - Trồng xen rau họ cải với rau khác. - Dùng bẫy bắt sâu - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm sinh học. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về rầy nâu hại lúa(15 phút)
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tham khảo SGK và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
+ Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các trận dịch lớn do rầy nâu gây ra ở Việt Nam và trên thế giới?
+ Vì sao phải sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quan trọng nhất để phòng trừ rầy nâu hại lúa?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh nghiên cứu nội dung SGK để hoàn thành câu hỏi trong 5 phút.
+ Giáo viên theo dõi, hỗ trợ khi cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Học sinh trình bày kết quả.
+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Rầy nâu hại lúa a. Đặc điểm hình thái, sinh học - Tên khoa học: Nilaparvata lugens, họ Muỗi nâu, bộ Cánh diều - Rầy trưởng thành: + nâu vàng, dài 3 – 5 mm + Gồm 2 loại: loại cánh dài cánh phù toàn thân và loại cánh ngắn cánh phủ 2/3 thân. - Trứng: đẻ thành ổ, trắng đục - Rầy non: + Mới nở có màu xám trắng, tuổi từ 2 đến 3 màu nâu vàng, mật độ cao thì màu nâu sẫm. + Có 5 tuổi. b. Đặc điểm gây hại - Chích hút nhựa cây làm cây bị khô héo, chết, hạt lép - Mật độ cao khiến lúa chết thành đám gọi là “cháy rầy”. c. Biện pháp phòng trừ - Sử dụng giống đối kháng - Xử lí hạt giống, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng thời vụ, tránh màu vụ gối nhau, bón phân đúng lúc và cân đối - Sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy định - Thả vịt, cá rô phi, bọ xít mù xanh - Dùng chế phẩm sinh học |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT Xem thử Giáo án Thiết kế và công nghệ 10 KNTT
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 10 Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Giáo án Công nghệ 10 Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Giáo án Công nghệ 10 Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt
Giáo án Công nghệ 10 Bài 20: Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)