Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Ngữ Văn 11 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư - Nguyễn Bính)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện thế nào?

Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Qua đoạn thơ, anh/chị nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu nói: Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (5đ): Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.

...............................Hết..................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ).

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:

- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.

Người nhà giàu nói:

- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

Người ăn mày đáp:

- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (1đ): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?

Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2đ): ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (5đ): Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

“Điều quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”

("Để chạm vào hạnh phúc" - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả bài viết, khi nào là lúc chúng ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc?

Câu 2 (0,5 điểm). Người viết đã sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về năng lực tạo ra hạnh phúc trong đoạn (1) của bài viết?

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai cụm từ “nhỏ bé" và "con người lớn?

Câu 4 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh chị chọn cách “chạm" vào hạnh phúc bằng việc làm những việc lớn "hay" làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn"? Vì sao? Nếu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 - 7 dòng)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh qua thi phẩm “Chiều tối”. Từ đó, hãy liên hệ với tình cảm hữu ái giai cấp của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi gửi gắm trong khổ 2 bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu) để thấy rõ hơn nữa vẻ đẹp tinh thần của Người tù vĩ đại trong bài thơ “Chiều tốt".

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. 

Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(“Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, số 38, ngày 20/9/2009)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì ?

Câu 2. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn/ Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa các câu thơ:“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng/ Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu/ Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi” ?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả gửi gắm trong những câu thơ sau hay không? Tại sao?: “Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại/ Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa/ Chẳng sao”.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đọc được tin nhắn của con gái đang học lớp 11 gửi một người bạn cùng trường, chị T.T.N.L. (phường Tân Mai, TP. Biên Hòa) "choáng" với cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tin nhắn con gái chị viết có nội dung như sau: "t * a lại nói vs e nt. A có bik là em pùn lắm k? We nên nghĩ l nhg j đã làm. We đã có 1 tg iu nhao r đẹp, jờ * lại nói vs nhao nhg lời k vui?" (Tại sao anh lại nói với em như thế. Anh có biết là em buồn lắm không? Chúng ta nên nghĩ lại những gì đã làm. Chúng ta đã có một thời gian yêu nhau rất đẹp, giờ sao lại nói với nhau những lời không vui?)".

Từ tình huống trên, em hãy phát biểu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay.

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc hai câu thơ sau:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

(Trích: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Câu 1Xác định nội dung của hai câu thơ trên.

Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ sau: “đi” (câu 1); “đi” (câu 2). 

Câu 3.Giải thích ý nghĩa của cụm từ: “mấy lời mẹ ru”. 

Câu 4. Từ hình ảnh người mẹ trong hai câu thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạnvăn nghị luận bàn về tình mẫu tử trong cuộc đời. 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Đánh giá về thơ Huy Cận, có ý kiến cho rằng: Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của cảm thức thời gian, thì Huy Cận lại là nhà thơ của những ám ảnh không gian. Tràng giang là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận.

Anh, chị hãy phân tích hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Xã hội phong kiến không chấp nhận những con người đề cao cái "tôi", đề cao bản cá nhân như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Văn xuôi lãng mạn ra đời đã góp phần đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, nhất là giải phóng người phụ nữ ra khỏi rằng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến. Thơ mới lãng mạn ra đời cũng mang theo một cái "Tôi" cá nhân, một cái "Tôi" cá thể hóa trong cảm thụ thẩm mỹ. Cái 'Tôi' trong Thơ mới, ở một chừng mực nào đó, đã nói lên được nhu cầu lớn về mặt giải phóng tình cảm, hay bản ngã, tự do cá nhân. Nó làm cho thế giới tâm hồn của con người được mở rộng, ngày càng phong phú hơn. Nhớ rừng của Thế Lữ là "một khối căm hờn" đối với cảnh nô lệ "nhục nhằn, tù hãm", là lòng khao khát được tung hoành, "vùng vẫy" tự do giữa "cảnh nước non hùng vĩ". Thơ Huy Thông, Xuân Diệu đều thể hiện niềm khao khát được sống một cách mạnh mẽ của cái "Tôi" cá nhân. Cái "Tôi" tự do trong thơ Xuân Diệu như con "ngựa trẻ không cương", "Chân nổi gió cứ mặt trời thắng đến", cái "Tôi" phóng khoáng đó "đạp phăng cả hàng rào", "chẳng chịu khung nào hết", chỉ muốn nâng hồn mình lên "những đỉnh cao", "để hóng gió của ngàn phương thổi tới" (Mênh mông). Cái "Tôi"tự do trong thơ Huy Thông cũng có những ước mơ khác thường. Nó buồn hóa thành một con chim để cùng gió bay vút lên bầu trời cao rộng, "muốn uống vào trong buồng phổi", "tất cả ánh sáng dưới bầu trời lồng lộng", "muốn có đôi cánh tay vô ngần to rộng để ôm ghì cả vũ trụ vào lòng tôi".

(Trích Văn học Việt Nam 1900-1945, Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 1997, tr.561)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra những bài thơ mới được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 4. Nêu nhận xét của anh/chị về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày thái độ ứng xử của anh/chị đối với cái tôi khác biệt trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ sau:

Chiều tối (Mộ)

Hồ Chí Minh

Phiên âm

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

(Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr.41)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản:

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) - "Mặt trời của thi ca Nga", là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

[...] Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trưởng ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-ut-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ...). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân...). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như "viên ngọc vô giá trong kho tàng thí ca Nga".

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3: Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu "Mặt trời của thi ca Nga" nghĩa là gì?

Câu 4: Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vị nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau

Một con thuyền đang trên đường vượt biển nhiều ngày. Bỗng một hôm mây đen ập tới và gió đột ngột đổi hướng. Con thuyền lớn không thể tiến lên phía trước được và rẽ theo một hướng khác. Mọi người trên thuyền bối rối chưa biết xử trí ra sao. Sau cùng, một người thủy thử già leo lên cột buồm. Từ trên cao, ông hô lớn: Hãy xem hướng gió và căng lại buồm! Và con thuyền từ từ ngược sóng thắng tiến theo hướng đã định.

Trong cuộc sống, sẽ có lúc những nghịch cảnh, khó khăn hay giông tố bất ngờ đến với chúng ta. Đôi khi, dù đã cố gắng, chúng ta vẫn không thể thay đổi được hoàn cảnh. Có người thay đổi hướng đi hay bỏ cuộc, nhưng cũng có người chống chọi để vượt qua mọi nghịch cảnh một cách thông minh, khôn khéo và quả cảm. Sau bão giông, gió sẽ xuôi chiều.

(Truyenco.com/quatangcuocsong)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.

Câu 2. Chỉ ra tác nhân khiến con thuyền trên biển phải đổi hướng. Khi ấy tâm lí của những người trên thuyền như thế nào? 

Câu 3. Nêu ấn tượng của anh/chị về người thủy thủ già trong ngữ liệu trên.

Câu 4. Anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân từ ngữ liệu trên?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nghị lực sống của con người trong xã hội hiện nay.

Câu 2.  (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tình yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ sau được trích trong bài thơ 'Vội vàng':

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sương. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.22)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐI HỌP

"Vút ngựa vượt qua đèo

Rì rầm tiếng suối reo

Xuống đèo trời mới tối

Vằng vặc mảnh trăng treo

Ngựa mỏi đi bước mọt

Người suy nghĩ vấn vương

Nhiều khi ý kiến lớn

Vụt đến lúc đi đường

Đêm lạng, càng sương đượm

Long lanh bóng nguyệt vờn

Nhà ai bếp vẫn đỏ

Thấp thoáng ở sườn non?

Đường xa, cơn gió rít

Xao xác chim cầm canh

Hội nghị mai họp sớm

Băm băm ngựa bước nhanh"

(Mùa đông 1953- Sông Hồng - Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975- trang 347- Vũ Duy Thông)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất? (1 điểm)

Câu 4. Em hiểu nội dung 2 câu thơ:

Nhiều khi ý kiến lớn

Vụt đến lúc đi đường

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội về quan niệm về "tinh thần trách nhiệm của con người" (2 điểm)

Câu 2. (5 điểm)

Cảm nhận của anh(chị) về hai khổ thơ sau trong bài "Từ Ấy" của Tổ Hữu

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rồn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trái với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

(Trích Từ ấy - Tố Hữu)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

"... Điều đáng nói là việc lạm dụng loa thùng, karaoke vào mọi không gian, mọi thời gian, chỉ để thỏa mãn sở thích hát hò của bản thân, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ.

Thậm chí, việc hát hò diễn ra ngày cảng không có quy luật. Bất kể đám cưới, đám thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật, tân gia, họp mặt đến đám tang, thăm viếng, những chiếc loa âm thanh công suất lớn ngang nhiên "khủng bố" xóm làng bất kể đêm khuya.

Hậu quả ở đây không chỉ là sự phiền hà, bức xúc vì âm thanh quá lớn, gây mất an ninh trật tự; ảnh hưởng đến sức khỏe của người chung quanh, nhất là người già, trẻ nhỏ cần không gian nghỉ ngời, mà nghiêm trọng hơn là gây mâu thuẫn, ẩu đả, gây thương tích, án mạng cũng vì nhắc nhở hàng xóm ngừng hát karaoke. Tình làng nghĩa xóm theo đó mà sứt mẻ, người thì mất mát, kẻ thì lâm vào cảnh tù tội.

Dù người dân đã nhiều lần "cầu cứu" đến cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần áp dụng chế tài xử phạt. Nhưng vấn nạn này vẫn tồn tại, do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn về môi trường, văn hóa, công an, chính quyền địa phương cơ sở."

(Trích Cái loa nhỏ, tác hại lớn - Báo Đà Nẵng)

Câu 1 (1,0 điểm): Nội dung của đoạn trích bàn về vấn đề gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Tác giả đã chỉ ra những hậu quả nào của việc lạm dụng loa thùng karaoke nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời?

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy cho biết thái độ của người viết khi bàn về việc lạm dụng loa thùng, karaoke?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích, viết đoạn văn khoảng một trang giấy, đề xuất một số giải pháp ngăn chặn vấn nạn lạm dụng loa thùng, karaoke.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Bê-li-côp trong tác phẩm "Người trong bao" của tác giả Sê-khôp (SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây:

(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)

          (2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?     

          (3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.

      (TríchChúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình– Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119) 

Thực hiện các yêu cầu:   

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2.Theo tác giả, một“cái Tôi” tù túngthường có những biểu hiện như thế nào?

Câu 3.Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn (3). Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó? 

Câu 4.Theo anh/chị, việc đề cao“cái Tôi”cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)

...............................Hết...................................

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài:120 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt. Không vệ sinh tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện - làm tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí, công sức điều trị, kéo dài ngày nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nếu một bác sĩ quên rửa tay, đôi khi có thể gây nhiễm khuẩn cho nhiều nơi trong bệnh viện.

Trong nghề y, rửa tay đúng cách có thể mang lại tác động và ý nghĩa to lớn. Để cải thiện chất lượng bệnh viện, giải pháp quan trọng nhất lại là biện pháp dễ thực hiện nhất: sát khuẩn tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân…

Mỗi khi nhà nước ra các chỉ thị chống dịch, đa số người dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng không phải tất cả. Còn những người vẫn cố gắng nấn ná miễn được việc cho mình. Có người vẫn đưa người lậu qua biên giới chỉ vì vài triệu đồng, cố ra đường giải quyết công việc khi chưa hết thời hạn cách ly tại nhà; hay có những việc nhỏ như vứt bừa khẩu trang bẩn xuống vệ đường, nhổ nước bọt, kéo khẩu trang xuống cho dễ chịu... Có người còn không nỡ bỏ vài cuộc vui. 5K dán khắp mọi nơi, nhưng vẫn có người thiếu tự giác thực hiện.

Mỗi người nghĩ xa hơn một chút, sự thất bại của một số cá nhân sẽ không biến thành thất bại tập thể. Y học có phát triển đến đâu mà hành vi của con người không tiến bộ theo, đất nước đó không thể văn minh.

                                         (Trích Tham lam và sợ hãi, VnEspess.vn, 

Trần Văn Thuấn, ngày 11/5/2021)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, giải pháp nhỏ ý nghĩa lớn trong phòng dịch và y tế là gì?

Câu 3.Theo em, người dân cần chấm dứt ngay những việc nào được liệt kê trong văn bản?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Trong phòng dịch và y tế, có những việc rất nhỏ cũng có thể bị trả giá rất đắt”. Tại sao?

Câu 5. Thông điệp mà anh/chị nhận được từ văn bản đọc hiểu trên? Hãy viết thành đoạn văn ngắn (khoảng 5-8 câu).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét sau: Bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) trước hết là bức tranh thiên nhiên, sau là bức tranh đời sống con người. Qua đó, nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối, 

Xay hết, lò than đã rực hồng.

                             (Trích “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 11, NXBGDVN)

...............................Hết...................................

Xem thử


Đề thi, giáo án các lớp các môn học