Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (5 đề)
Tuyển chọn Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử 11 có đáp án (5 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Lịch Sử 11 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Lịch Sử 11.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1 ( 4,0 điểm): Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? Tại sao Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
Câu 2 (2,0 điểm): So sánh cao trào đấu tranh (1905-1908) của nhân dân Ấn Độ và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) theo các nội dung sau: Nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, kết quả, tính chất.
Câu 3 (4,0 điểm): Trình bày các biện pháp cải cách của vua Rama V. Những cải cách đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm và có gì giống với cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||||||||
Câu 1 |
Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? Tại sao Nhật có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt? |
4,0 |
|||||||||||||||||
- Trong 30 năm cuối của thế kỉ XIX…..chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật…. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, … có vai trò chi phối lũng đoạn cả kinh tế và chính trị Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894–1895),…Thắng lợi của các cuộc chiến đem đến cho Nhật những hiệp ước có lợi về đất đai, tài chính thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, - Cùng với sự phát triển của CNTB là sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân lao động. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao, dẫn tới Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập (1901). -Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt - Đế quốc Nhật có đặc điểm là CNĐQ phong kiến quân phiệt vì: : Nhật Bản tiến lên CNTB, song quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì. Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu thế chính trị lớn và chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. |
1.0
1.0
0.5
0.5 1.0 |
||||||||||||||||||
Câu 2 |
So sánh cao trào đấu tranh (1905-1908) của nhân dân Ấn Độ và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) theo các nội dung sau: Nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, kết quả, tính chất. |
2,0 |
|||||||||||||||||
- Đến giữa thế kỉ XIX cả Ấn Độ và Trung Quốc đều bị các nước đế quốc xâm lược và chiếm đóng. Trước sự xâm lược và chính sách cai trị của cá nước đế quốc nhân dân hai nước đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Tuy nhiên phong trào đấu tranh ở mỗi nước có những đặc điểm khác nhau.
|
0.25
0.25
0.5
0.25
0.5
0.25
|
||||||||||||||||||
Câu 3 |
Trình bày các biện pháp cải cách của vua Rama V. Những cải cách đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm và có gì giống với cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX? |
4.0 |
|||||||||||||||||
|
- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược của dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp……. - Năm 1868, Rama V tiếp nối chính sách cải cách của vua cha: *Nội dung cải cách - Kinh tế- xã hội + Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ tự do làm ăn, xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên công trường, giảm thuế ruộng… + Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, lập ngân hàng…Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ở Xiêm. - Chính trị: Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…………….. - Đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo +Lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai nước đế quốc Anh, Pháp +Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc…để giữ chủ quyền đất nước
+ Giúp Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ độc lập tương đối về chính trị. + Tạo điều kiện Xiêm phát triển theo con đường TBCN - Giống với Duy tân Minh trị của Nhật Bản: Chú trọng học tập theo các nước phương Tây và chủ trương phát triển đất nước theo hướng TBCN |
0.5
0.5
0.5
0.5
0.75
0.75
0.5 |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1. Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp ở buổi đầu thời cận đại là
A. La Phông-ten. B. Mô-li-e. C. Coóc-nây. D. Sếch-xpia.
Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản được tiến hành từ năm
A. 1868. B. 1889. C. 1886. D. 1898.
Câu 3. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864) là
A. Tăng Quốc Phiên. B. Tả Tôn Đường.
C. Hồng Tú Toàn. D. Lý Hồng Chương.
Câu 4. Nội dung cơ bản trong học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là gì?
A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.
D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.
Câu 5. Tác phẩm “Thơ Dâng” của Ra-bin-đra-nát Ta-go đoạt giải Nôben văn học vào năm nào?
A. 1931. B. 1922. C. 1936. D. 1913.
Câu 6. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là
A. Việt Nam. B. Lào. C. Xiêm. D. Miến Điện.
Câu 7. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Hà Lan. B. Đức. C. Pháp. D. Anh.
Câu 8. Ở Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.
C. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
D. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.
Câu 9. Đảng Quốc đại là chính đảng của
A. giai cấp vô sản Ấn Độ. B. giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp nông dân Ấn Độ. D. tầng lớp quý tộc phong kiến Ấn Độ.
Câu 10. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là
A. “Sông Đông êm đềm”. B. “Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ”.
C. “Chiến tranh và hòa bình”. D. “Chuông nguyện hồn ai”.
Câu 11. Vào cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Anh. B. Mĩ. C. Hà Lan. D. Pháp.
Câu 12. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào
A. cuối thế kỉ XVIII. B. đầu thế kỉ XIX. C. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.
Câu 13. Công cuộc cải cách đất nước của Xiêm được tiến hành dưới thời
A. vua Ra-ma IV và Ra-ma V. B. vua Ra-ma V và Ra-ma VI.
C. vua Ra-ma I và Ra-ma II. D. vua Ra-ma II và Ra-ma III.
Câu 14. Quốc gia nào ở châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây?
A. Êtiôpia, Môdămbích. B. Êtiôpia, Libêria.
C. Môdămbích, Ănggôla. D. Tây Nam Phi và Angiêri.
Câu 15. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?
A. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Chiến thắng Véc-đoong của quân dân Pháp.
C. Mĩ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
D. Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 thành công.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là gì?
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.
C. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.
D. Thực dân Anh có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại.
Câu 17. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
B. giai cấp tư sản Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
C. giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
Câu 18. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh để
A. bành trướng thế lực ở châu Phi.
B. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ toàn cầu.
C. gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu.
D. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường thế giới.
Câu 19. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
Câu 20. Sự kiện đánh dấu cao trào cách mạng 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao là
A. cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908.
B. phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.
C. cuộc biểu tình của 10 vạn người Ấn Độ tại bờ sông Hằng năm 1905.
D. cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1905.
Câu 21. Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vì
A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
C. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
D. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
Câu 22. Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành một loạt các cải cách tiến bộ là gì?
A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi sự lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Câu 23. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa của A-cha Xoa. B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
C. khởi nghĩa của Pu-côm-pô. D. khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
Câu 24. Nhân tố được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là
A. giáo dục. B. quân sự. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự thất bại trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Các phong trào không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
B. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết với nhau.
C. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch.
D. Các nước thực dân phương Tây có lực lượng quân đội hùng hậu.
Câu 26. Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
A. cách mạng dân chủ tư sản lần hai ở Nga (tháng 2/1917) giành thắng lợi.
B. cách mạng tháng 11/1918 ở Đức giành thắng lợi.
C. Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
D. phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á.
Câu 27. Trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
A. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. Thực hiện chính sách cấm đạo, đuổi giáo sĩ.
C. Tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
D. Liên kết với các nước láng giềng để chống xâm lược.
Câu 28. Từ cuối thế kỉ XIX, Mĩ thực hiện chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích
A. biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
B. khống chế và biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
C. hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển kinh tế.
D. tạo ra một liên minh kinh tế, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
Câu 29. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Câu 30. Cho các dữ kiện sau:
1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay (tháng 6/1908).
2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.
Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ.
A. 2, 4, 1, 3. B. 1, 2, 4, 3. C. 2, 1, 4, 3. D. 2, 4, 3, 1.
Câu 31. Nội dung nào không phản ánh đúng thủ đoạn bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
A. Đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
B. Thực hiện chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.
C. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia vào tổ chức Liên Mĩ.
D. Thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng”.
Câu 32. Cách mạng Tân Hợi (1911) của nhân dân Trung Quốc mang tính chất của một cuộc
A. cách mạng dân chủ tư sản. B. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng tư sản kiểu mới. D. đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 33. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) mang tính chất phi nghĩa vì
A. gây ra nhiều thảm họa cho nhân loại, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
B. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
C. đó là chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường, thuộc địa.
D. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
Câu 34. Hạn chế nào của cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa chi phối đến đặc điểm của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Chưa thiết lập được nền thống trị của giai cấp tư sản.
B. Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Chưa xóa bỏ được những hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc.
D. Nhiều tàn dư của chế độ phong kiến vẫn được bảo lưu.
Câu 35. Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội là
A. chưa coi trọng nhiệm giai cấp.
B. chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động.
C. chưa đề cao nhiệm vụ chống phong kiến.
D. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
Câu 36: Nôi dung nào không phản ánh đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tận Hợi ở Trung Quốc năm 1911 ?
A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
C. Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 37. Tác phẩm nào của nhà văn Lép Tôn-xtôi được đánh giá là “bản hùng ca của nhân dân Nga chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Na-pô-lê-ông Bô-na-pác” và là một trong những tác phẩm văn học được yêu thích nhất mọi thời đại?
A. “An-na Ka-rê-ni-na”. B. “Phục sinh”
C. “Thời thơ ấu”. D. “Chiến tranh và hòa bình”.
Câu 38. Điểm tương đồng trong tình hình các nước Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Tất cả đều là thuộc địa của các nước phương Tây.
B. Phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.
C. Hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
D. Là các quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
Câu 39. Đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ và các quốc gia phương Đông khác có điểm gì tương đồng?
A. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.
B. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
C. Là thuộc địa của các nước phương Tây.
D. Là những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang tiến lên chủ nghĩa tư bản.
Câu 40. Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX?
A. Sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
B. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau các cuộc cách mạng tư sản.
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang hình thành phát triển nhanh.
D. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 – C |
2 – A |
3 – C |
4 – B |
5 – D |
6 – C |
7 – D |
8 – D |
9 – B |
10 – C |
11 – D |
12 – D |
13 – A |
14 – B |
15 – D |
16 – C |
17 – D |
18 – D |
19 – A |
20 – A |
21 – D |
22 – D |
23 – D |
24 – A |
25 – C |
26 – C |
27 – C |
28 – B |
29 – C |
30 – A |
31 – D |
32 – A |
33 – C |
34 – D |
35 – D |
36 – D |
37 – D |
38 – C |
39 – B |
40 – A |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của
A. Vích-to Huy-gô. B. Lép Tôn-xtôi. C. Mác-tuên. D. Ban-dắc.
Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là
A. phe Liên minh và phe Trục. B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh. D. phe Đồng minh và phe Trục.
Câu 3. Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?
A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
Câu 4. Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.
C. Tạo ra một liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 5. Cho các dữ kiện sau :
1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.
2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.
Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
A. 2, 4, 1, 3. B. 1, 2, 4, 3. C. 2, 1, 4, 3. D. 2, 4, 3, 1.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
1 – A |
2 – B |
3 – D |
4 – D |
5 – A |
6 – C |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
BIỂU ĐIỂM |
Câu 1 |
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”? |
3 |
a. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911) |
|
|
- Nguyên nhân: |
|
|
+ Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc. |
0.25 |
|
+ Nguyên nhân trực tiếp: chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911), thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. |
0.25 |
|
- Diễn biến chính: |
|
|
+ Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung. |
0.25 |
|
+ Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống, đứng đầu chính phủ lâm thời. |
0.25 |
|
+ Ngày 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền. |
0.25 |
|
- Kết quả - Ý nghĩa: |
|
|
+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. |
0.25 |
|
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. |
0.25 |
|
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam). |
0.25 |
|
b. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để |
|
|
- Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. |
0.25 |
|
- Tuy nhiên, cách mạng Tân Hợi còn tồn tại nhiều hạn chế: + Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến. + Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược. + Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. => Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. |
0.75 |
|
Câu 2 |
Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên. |
4 |
a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
4 |
|
* Nguyên nhân sâu xa |
|
|
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước. |
0.5 |
|
- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. |
0.5 |
|
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. |
0.5 |
|
* Duyên cớ |
|
|
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. |
0.5 |
|
b. Phát biểu ý kiến về nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” |
|
|
* Phát biểu ý kiến: “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác. |
0.25 |
|
* Chứng minh nhận định |
|
|
- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc: |
0.75 |
|
+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. |
|
|
+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. |
|
|
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra. |
0.5 |
|
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng. |
0.5 |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1. Vào đầu thế kỉ XX, Phe Hiệp ước được thành lập với sự tham gia của các quốc gia
A. Anh, Pháp, Đức. B. Pháp, Nga, I-ta-li-a.
C. Nga, Anh, Đức. D. Anh, Pháp, Nga.
Câu 2. Theo Hiến pháp 1889, thể chế chính trị của Nhật Bản là
A. cộng hòa đại nghị. B. quân chủ lập hiến.
C. quân chủ chuyên chế. D. cộng hòa tổng thống.
Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Miến Điện, Mã Lai trở thành thuộc địa của
A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha.
Câu 4. Ngày 11/11/1918 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Quân dân Pháp giành thắng lợi trong trận Véc- đoong.
B. Áo – Hung kí văn bản đầuhàng không điều kiện.
C. Cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ.
D. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.
Câu 5. Chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập năm 1885 mang tên là
A. Đảng Quốc đại. B. Đảng xã hội dân chủ.
C. Đảng dân chủ tự do. D. Đảng Cộng hòa.
Câu 6. Năm 1904 – 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào?
A. Hà Lan. B. Mĩ. C. Anh. D. Nga.
Câu 7. Nội dung cơ bản trong học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là
A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.
B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.
D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.
Câu 8. Chính sách ngoại giao nào được Mĩ áp dụng ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XX?
A. “Trỗi dậy hòa bình”. B. “Ngoại giao láng giềng”.
C. “Cam kết và mở rộng”. D. “Ngoại giao đồng đôla”.
Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là
A. Việt Nam. B. Lào. C. Xiêm. D. Miến Điện.
Câu 10. Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động
A. cuộc khởi nghĩa Vũ Xương. B. cuộc khởi nghĩa Nam Kinh.
C. cuộc khởi nghĩa Tứ Xuyên. D. cuộc khởi nghĩa Hà Bắc.
Câu 11. Sau cuộc cải cách của vua Ra-ma V, thể chế chính trị của Xiêm là
A. quân chủ chuyên chế. B. cộng hòa đại nghị.
C. cộng hòa tổng thống. D. quân chủ lập hiến.
Câu 12. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào
A. cuối thế kỉ XVIII. B. đầu thế kỉ XIX.
C. cuối thế kỉ XIX. D. đầu thế kỉ XX.
Câu 13. Tác phẩm nào của nhà thơ Ấn Độ Ra-bin-đra-nát Ta-go đạt giải Nôben văn học vào năm 1913?
A. “Thơ Dâng”. B. “Người làm vườn”. C. “Mùa hái quả”. D. “Ngày sinh”.
Câu 14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
Câu 15. Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc
A. làm cầu nối để mở rộng quan hệ giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc.
B. tấn công chế độ phong kiến; hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.
C. đề cao các giá trị, giáo lý của Kitô giáo, bảo vệ trật tự phong kiến chuyên chế.
D. tấn công vào hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên, bảo vệ ý thức hệ phong kiến.
Câu 16. Nhân tố được xem là “chìa khóa vàng” trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là
A. giáo dục. B. quân sự. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là gì?
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.
C. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại.
D. Thực dân Anh có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại.
Câu 18. Từ cuối thế kỉ XIX, Mĩ thực hiện chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh nhằm mục đích
A. biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
B. hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển kinh tế.
C. tạo ra một liên minh kinh tế, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
D. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
Câu 19. Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.
B. Các nước đế quốc sở hữu nhiều loại vũ khí có tính sát thương cao.
C. Tiềm lực quân sự của các nước đế quốc có sự chênh lệch.
D. Chênh lệch về hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”.
Câu 20. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa của A-cha-xoa. B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
C. khởi nghĩa của Pu-côm-pô. D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.
Câu 21. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội các nước châu Phi ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giai cấp tư sản bản địa với chính quyền thực dân.
C. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
D. nhân dân các nước châu Phi với thực dân phương Tây.
Câu 22. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn của nhân dân Trung Quốc vào năm 1901?
A. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
B. Vũ khí, phương tiện chiến tranh thô sơ, lạc hậu.
C. Sự cấu kết giữa chính quyền phong kiến Mãn Thanh với các nước đế quốc xâm lược.
D. Không huy động được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh.
Câu 23. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. B. đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
C. bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. D. đẩy mạnh xuất khẩn tư bản.
Câu 24. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
B. giai cấp tư sản Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
C. giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
Câu 25. Ý nào không phản ánh đúng những nội dung chủ yếu được thể hiện trong văn học của các nước phương Tây vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Lên ánh hành động áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.
B. Thể hiện lòng yêu thương, đồng cảm với cuộc sống cơ cực của nhân dân lao động.
C. Phản ánh những bất cập, mặt trái của xã hội tư bản.
D. Phê phán sự thối nát, lạc hậu của chế độ phong kiến chuyên chế và giáo hội.
Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Chiến tranh kết đã để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với nhân loại.
D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Hiệp ước từ khi chiến tranh bùng nổ.
Câu 27. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
Câu 28. Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội là gì?
A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp.
B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến.
C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động.
D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược.
Câu 29. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ngoại trừ
A. các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
B. thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
C. các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách cai trị mà thực dân Anh thực hiện tại Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công Ấn Độ.
B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
C. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
D. Để cho Ấn Độ hưởng quy chế tự trị.
Câu 31. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911?
A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
C. Là một cuộc “thức tỉnh” về ý thức dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 32. Công trình nào ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc Pháp và được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979?
A. Cung điện Mùa Đông. B. Cung điện Vécxai.
C. Nhà thờ Đức bà Pari. D. Khải hoàn môn Pari.
Câu 33. Đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ và các quốc gia phương Đông khác có điểm gì tương đồng?
A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. Là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
D. Là những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang tiến lên chủ nghĩa tư bản.
Câu 34. Điểm tương đồng giữa hai khối quân sự (phe Hiệp ước, phe Liên minh) ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
A. Là hai khối quân sự của các nước đế quốc “trẻ”.
B. Đều nhận viện trợ và chịu sự chi phối, lệ thuộc vào Mĩ.
C. Có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng ít thuộc địa, thị trường.
D. Đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau.
Câu 35. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Trung Quốc được đề cập đến trong nhận xét sau: “… là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cận đại Trung Quốc về lĩnh vực chính trị và nhất là về lĩnh vực văn hóa tư tưởng….tuy chưa phế bỏ được trật tự phong kiến và vai trò thống trị của nền văn hóa phong kiến ở Trung Quốc, nhưng nó đã làm lung lay trật tự và nền tảng văn hóa đó” (Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, Lịch Sử Trung Quốc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr.244)
A. Phong trào Nghĩa hòa đoàn.
B. Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc.
C. Phong trào Duy tân Mậu Tuất.
D. Phong trào Ngũ tứ.
Câu 36. Ý nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm ?
A. Đều thực hiện việc xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
B. Đều mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
C. Đều tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây.
D. Tiến hành cải cách khi chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
Câu 37. Điểm tương đồng trong tình hình các nước Đông Nam Á vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Tất cả đều là thuộc địa của các nước phương Tây.
B. Phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
C. Hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
D. Là các quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền.
Câu 38. Trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, biện pháp đối phó của Nhật Bản có điểm gì khác biệt so với Trung Quốc?
A. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. Thực hiện chính sách cấm đạo, đuổi giáo sĩ.
C. Liên kết với các nước láng giềng để chống xâm lược.
D. Tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
Câu 39. Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành của phe Trục phát xít.
B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.
C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.
D. Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.
Câu 40. Ý nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
B. Tiếp nhận, học hỏi những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.
C. Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
D. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 – D |
2 – B |
3 – A |
4 – D |
5 – A |
6 – D |
7 – B |
8 – D |
9 – C |
10 – A |
11 – D |
12 – D |
13 – A |
14 – A |
15 – B |
16 – A |
17 – C |
18 – D |
19 – A |
20 – D |
21 – D |
22 – D |
23 – B |
24 – D |
25 – D |
26 – D |
27 – B |
28 – D |
29 – C |
30 – D |
31 – D |
32 – B |
33 – A |
34 – D |
35 – C |
36 – D |
37 – C |
38 – D |
39 – B |
40 – D |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 11
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đảng Quốc đại là chính đảng của
A. giai cấp vô sản Ấn Độ. B. giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. giai cấp nông dân Ấn Độ. D. tầng lớp quý tộc phong kiến Ấn Độ.
Câu 2. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
B. giai cấp tư sản Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
C. giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.
Câu 3. Vì sao Xiêm là nước nằm trong vùng tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập cơ bản?
A. Sử dụng quân đội để đe dọa Anh, Pháp. B. Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.
C. Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo. D. Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ.
Câu 4. Chính sách ngoại giao nào được Mĩ áp dụng ở Mĩ Latinh vào đầu thế kỉ XX?
A. “Ngoại giao đồng đôla”. B. “Trỗi dậy hòa bình”.
C. “Ngoại giao láng giềng”. D. “Cam kết và mở rộng”.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng những nội dung chủ yếu được thể hiện trong văn học của các nước phương Đông vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến.
B. Ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm đấu tranh cho độc lập, tự do.
C. Thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước.
D. Ca ngợi tiến bộ của văn minh phương Tây và hành động “khai hóa” của các nước đế quốc.
Câu 6. Ở Cam-pu-chia, cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866) và cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867) có điểm chung là
A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của các nhà sư.
B. có sự liên kết với các nhóm nghĩa quân chống Pháp ở Việt Nam.
C. các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. buộc Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi cho nhân dân Cam-pu-chia.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3.5 điểm). Trình bày những nét chính về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX). Tại sao nói: “Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?
Câu 2 (3.5 điểm). Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Từ những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho nhân loại, em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
1 – B |
2 – D |
3 – C |
4 – A |
5 – D |
6 – B |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
BIỂU ĐIỂM |
Câu 1 |
Trình bày những nét chính về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX). Tại sao nói: “Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”? |
3.5 |
a. Nét chính về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) |
|
|
- Nguyên nhân: |
|
|
+ Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. |
0.25 |
|
+ Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây. |
0.25 |
|
=> Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước. |
|
|
- Mục đích: + Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. + Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây. |
0.25 |
|
- Nội dung thực hiện: |
|
|
+ Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,... |
0.25 |
|
+ Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải... |
0.25 |
|
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ... |
0.25 |
|
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,... |
0.25 |
|
- Kết quả thực hiện: + Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. + Nhật bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. |
0.25 |
|
- Ý nghĩa: |
|
|
+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản. |
0.25 |
|
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX). |
0.5 |
|
b. “Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để” |
|
|
- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị đã mở đường cho Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. |
0.25 |
|
- Hạn chế: |
|
|
+ Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì). |
0.25 |
|
+ Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân. |
0.25 |
|
Câu 2 |
Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Từ những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho nhân loại, em hãy lên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. |
3.5 |
a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) |
|
|
* Nguyên nhân sâu xa |
|
|
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước. |
0.5 |
|
- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. |
0.5 |
|
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. |
0.5 |
|
* Duyên cớ |
|
|
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. |
0.5 |
|
b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. |
|
|
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề: |
|
|
+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. |
0.25 |
|
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy. |
0.25 |
|
+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD. |
0.25 |
|
* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình |
|
|
- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… |
0.25 |
|
- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,… Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,… |
0.5 |
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)