Đề thi Học kì 2 Hóa học 11 có đáp án (6 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Hóa học 11 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Hóa học 11.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)
Câu 1: Sục từ từ khí axetilen qua nước brom, thấy
A. màu của dung dịch đậm hơn.
B. màu của dung dịch nhạt dần.
C. có kết tủa màu vàng nhạt.
D. có kết tủa màu nâu đen.
Câu 2: Trong phân tử C2H4 (mạch hở) có bao nhiêu liên kết π?
A. 2.
B. 0.
C. 3.
D. 1.
Câu 3: Đun hỗn hợp gồm 0,4 mol CH3OH và 0,2 mol C3H7OH với dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC một thời gian, thu được m gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất tạo ete của CH3OH, C3H7OH lần lượt là 60% và 50%. Giá trị của m là
A. 7,56.
B. 10,62.
C. 10,67.
D. 13,68.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây sai đối với phenol (C6H5OH)?
A. Tan tốt trong nước lạnh.
B. Dễ nóng chảy.
C. Rất độc, gây bỏng da.
D. Chất rắn, không màu.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12.
B. 6,48.
C. 8,10.
D. 16,20
Câu 6: Axetilen thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankin.
B. Anken.
C. Ankan.
D. Ankađien.
Câu 7: Sục từ từ 2,24 lít (đktc) propilen (C3H6) vào bình đựng brom dư (trong dung môi CCl4), khối lượng (gam) brom tối đa phản ứng là
A. 24.
B. 32.
C. 8.
D. 16.
Câu 8: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
A. 50%.
B. 40%.
C. 30%.
D. 20%.
Câu 9: Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch
A. giấm ăn.
B. muối ăn.
C. nước vôi.
D. cồn 70o.
Câu 10: Cho m gam một ancol đơn chức, bậc I đi qua ống chứa CuO đun nóng, sau một thời gian, khối lượng của ống CuO giảm 0,32 gam và thu được hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ có tỉ khối so với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,64.
B. 6,2.
C. 1,28.
D. 3,1.
Câu 11: Chất nào sau đây không phản ứng với HCOOH (trong điều kiện thích hợp)?
A. KNO3.
B. Zn.
C. BaCO3.
D. CH3OH.
Câu 12: Hợp chất CH3-CH(OH)-CH3 thuộc loại ancol bậc mấy?
A. II.
B. IV.
C. I.
D. III.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH.
B. C2H5-COOH.
C. CH3-COOH.
D. HOOC-COOH.
Câu 14: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 15: Tính chất nào không phải của benzen?
A. Tác dụng với dung dịch KMnO4.
B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với Br2 (t°, Fe).
D. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).
Câu 16: Một phân tử stiren có bao nhiêu nguyên tử cacbon?
A. 8.
B. 7.
C. 9.
D. 6.
Câu 17: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO.
B. CH3CHO.
C. CH3CH(OH)CHO.
D. OHC-CHO.
Câu 18: Chất hữu cơ nào sau đây là sản phẩm phụ của phản ứng giữa toluen với dung dịch HNO3 đặc/H2SO4 đặc, đun nóng (tỉ lệ mol 1:1)?
A. H2O.
B. m-NO2-C6H4-CH3.
C. o-NO2-C6H4-CH3.
D. p-NO2-C6H4-CH3.
Câu 19: Hình vẽ dưới đây biểu diễn thí nghiệm điều chế khí etilen từ ancol etylic trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nên thu etilen vào bình bằng phương pháp đẩy không khí.
B. Dung dịch phản ứng gồm CH3COOH và H2SO4 đặc.
C. Làm sạch khí etilen bằng cách dẫn qua dung dịch NaOH dư.
D. Đun ống nghiệm ở nhiệt độ vừa phải, khoảng dưới 140oC.
Câu 20: Để phân biệt hai dung dịch C3H5(OH)3 và C6H5OH (phenol), có thể dùng
A. quì tím.
B. dung dịch NaCl.
C. natri kim loại.
D. dung dịch Br2.
Câu 21: Đốt cháy 14,6 gam một axit no, đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Công thức cấu tạo của Y là
A. HOOC-COOH
B. HOOC-CH2-COOH
C. HOOC-C(CH2)2-COOH
D. HOOC-(CH2)4-COOH
Câu 22: Để phân biệt glixerol với etanol ta dùng chất nào dưới đây?
A. Cu.
B. Cu(OH)2.
C. NaOH.
D. CuSO4.
Câu 23: Ancol metylic có công thức phân tử là
A. C3H7OH.
B. C3H5OH.
C. C2H5OH.
D. CH3OH.
Câu 24: Chất nào sau đây được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm?
A. CaO.
B. Al4C3.
C. Al.
D. CaC2.
Câu 25: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. metanol.
B. phenol.
C. etanol.
D. đimetylete.
Câu 26: Công thức phân tử tổng quát của ankan là (n ≥ 1)
A. CnH2n-2.
B. CnH2n.
C. CnH2n+4.
D. CnH2n+2.
Câu 27: Cho 62,4 gam dung dịch gồm phenol, ancol etylic có lẫn nước tác dụng với Na kim loại thì thu được 11,2 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M thì vừa đủ. Thành phần % về khối lượng của ancol trong hỗn hợp là
A. 60,256%.
B. 36,859%.
C. 2,885%.
D. 50,0%.
Câu 28: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là
A. C2H5CHO.
B. CH3CHO.
C. HCHO.
D. C2H3CHO.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp nhau X và Y thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na dư thu được nhỏ hơn 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là
A. C2H6O, CH4O.
B. C3H6O, C4H8O.
C. C2H6O2, C3H8O2.
D. C2H6O, C3H8O.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 6,3 gam H2O. Cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 40g.
B. 35g.
C. 15g.
D. 20g.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1. B |
2. D |
3. B |
4. A |
5. B |
6. A |
7. D |
8. D |
9. A |
10. C |
11. A |
12. A |
13. D |
14. A |
15. A |
16. A |
17. D |
18. C |
19. C |
20. D |
21. D |
22. B |
23. D |
24. D |
25. B |
26. D |
27. B |
28. B |
29. D |
30. D |
Câu 1:
Đáp án B
Sục từ từ khí axetilen qua nước brom (màu vàng cam), thấy màu của dung dịch nhạt dần.
C2H2 + 2Br2 ⟶ C2H2Br4
Câu 2:
Đáp án D
Mà phân tử C2H4 mạch hở ⇒ Trong phân tử có 1 π.
Câu 3:
Đáp án B
= 0,4.60% = 0,24 mol
= 0,2.50% = 0,1 mol
⇒
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mancol = mete + mH20
⇒ 0,24.32 + 0,1.60 = mete + 0,17.18
⇒ mete = 10,62 gam.
Câu 4:
Đáp án A
- Phenol là chất tinh thể không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 42oC.
- Ở nhiêt độ thường, phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. Phenol tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, …
- Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da.
⇒ A sai.
Câu 5:
Đáp án B
Quy hai axit HCOOH và CH3COOH thành RCOOH.
Ta có:
RCOOH + C2H5OHRCOOC2H5 + H2O
Nhận thấy: ⇒Hiệu suất tính theo axit.
⇒ naxit pư ==0,08 mol
⇒ neste = naxit pư = 0,08 mol
⇒ meste = 0,08.81 = 6,48 gam.
Câu 6:
Đáp án A
Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng ankin.
Câu 7:
Đáp án D
Ta có:
C3H6 + Br2 ⟶ C3H6Br2
Câu 8:
Đáp án D
Số C của anđehit và ankin là:
⇒ Ankin là CH ≡ C – CH3 (a mol)
Số
⇒ Anđehit có số C là 3, số H là 2.
⇒ Công thức cấu tạo của anđehit là CH ≡ C – CHO (b mol)
Giả sử x = 1 mol
Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
Câu 9:
Đáp án A
Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch giấm ăn vì giấm ăn hòa tan được đá vôi.
2CH3COOH + CaCO3(CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Câu 10:
Đáp án C
Phương trình phản ứng:
RCH2OH + CuORCHO + Cu + H2O
⇒ Hỗn hợp X gồm RCHO và RCH2OH dư
Khối lượng chất rắn giảm = mO (oxit) phản ứng
⇒ nO = nCuO == 0,02 mol
⇒ nanđehit = nCuO = 0,02 mol
Ta có:
⇒ Hỗn hợp X gồm CH3OH (x mol) và HCHO (0,02 mol)
Câu 11:
Đáp án A
HCOOH không phản ứng được với KNO3.
Câu 12:
Đáp án A
Bậc của ancol được tính bằng: Bậc của C liên kết với nhóm –OH.
⇒ Trong CH3CH(OH)CH3 có C gắn với nhóm OH là C bậc II (C liên kết trực tiếp với 2 C khác) nên đây là ancol bậc II.
Câu 13:
Đáp án D
Số C == 2
Số nhóm chức – COOH =
⇒ Công thức cấu tạo của Y là HOOC – COOH.
Câu 14:
Đáp án A
Ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
⇒ Đồng phân ank-1-in.
Câu 15:
Đáp án A
Benzen không tác dụng với KMnO4 kể cả khi đun nóng.
Câu 16:
Đáp án A
Stiren có công thức cấu tạo là C6H5 – CH = CH2.
⇒ Công thức phân tử là C8H8.
⇒ Phân tử stiren có 8 nguyên tử cacbon.
Câu 17:
Đáp án D
Ta có:
⇒⇒ X là HCHO hoặc OHC – R – CHO.
Hiđro hoá X thu được Y ⇒ Y là ancol
0,1 mol Y + 0, 2 mol Na ⇒ Y là ancol 2 chức
⇒ X có dạng OHC – R – CHO.
⇒ OHC – CHO thỏa mãn.
Câu 18:
Đáp án C
Câu 19:
Đáp án C
A sai vì nên thu khí etilen bằng phương pháp đẩy nước vì etilen ít tan trong nước.
B. sai vì dung dịch phản ứng gồm C2H5OH và H2SO4 đặc.
C. đúng
D. sai vì đun ống nghiệm ở nhiệt độ 170oC.
Câu 20:
Đáp án D
Để phân biệt hai dung dịch C3H5(OH)3 và C6H5OH (phenol), có thể dùng dung dịch brom. Phenol phản ứng với brom có kết tủa trắng, còn C3H5(OH)3 không hiện tượng.
Câu 21:
Đáp án D
Do axit đa chức ⇒ có 2 nhóm COOH trở lên
Mà axit mạch thằng ⇒ có không quá 2 nhóm COOH
⇒ Axit no, 2 chức, mạch thẳng CnH2n - 2O4.
⇒ naxit == 0,1 mol
⇒ n = 6 ⇒ Công thức phân tử là C6H10O4.
⇒ Y là HOOC-(CH2)4-COOH.
Câu 22:
Đáp án B
Để phân biệt glixerol với etanol ta dùng Cu(OH)2 vì glixerol phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo hợp chất muối đồng (II) glixerat có màu xanh lam đặc trưng, còn etanol thì không có tính chất này.
Câu 23:
Đáp án D
Ancol metylic có công thức phân tử là CH3OH.
Câu 24:
Đáp án D
CaC2 được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm.
CaC2 + 2H2O ⟶ C2H2 + Ca(OH)2
Câu 25:
Đáp án B
Phenol có liên kết hiđro liên phân tử và có khối lượng lớn nhất nên có nhiệt độ sôi cao nhất.
Câu 26:
Đáp án D
Công thức phân tử tổng quát của ankan là CnH2n + 2 (n ≥ 1).
Câu 27:
Đáp án B
Gọi số mol của phenol, ancol etylic và nước lần lượt là x, y, z (mol).
Câu 28:
Đáp án B
⇒ R = 15 (- CH3)
⇒ Công thức của anđehit là CH3CHO.
Câu 29:
Đáp án D
Nhận thấy:⇒ Hai ancol no, đồng đẳng kế tiếp.
⇒ nancol = 0,425 – 0,3 = 0,125 mol
⇒
⇒ Ancol có 2 nguyên tử C và 3 nguyên tử C.
Số nhóm chức
⇒ Ancol đơn chức
⇒ Công thức phân tử của X, Y là C2H6O và C3H8O.
Câu 30:
Đáp án D
Ta có:
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài:45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Axit axetic không thể tác dụng được với chất nào?
A. Zn.
B. Cu(OH)2.
C. Ag.
D. K2CO3.
Câu 2: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là
A. dung dịch KMnO4 loãng dư.
B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch brom dư.
D. dung dịch Na2CO3 dư.
Câu 3: Cho các chất sau: CH2=CH2 (1); CH3-CH=CH-CH=CH2 (2); CH3CH=CHCH3 (3); CH2=CHCl (4); CH2=CH-CH=CH2 (5); CH3CH=CHBr (6). Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 1, 3, 4.
B. 3, 4, 5, 6.
C. 2, 3, 6.
D. 2, 4, 5, 6.
Câu 4: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CHCH2CH3.
B. CH3CH=C(CH3)2.
C. CH2= C(CH3)2.
D. CH3CH=CHCH3.
Câu 5: Cho phản ứng C3H6 + KMnO4 + H2O → CH3CH(OH)CH2(OH) + MnO2 + KOH. Hệ số cân bằng của chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là
A. 3, 2, 2, 4, 2, 2.
B. 1, 2, 4, 1, 2, 2.
C. 3, 2, 4, 2, 3, 2.
D. 3, 2, 4, 3, 2, 2.
Câu 6: Benzen ⟶ A ⟶ m-brom-nitrobenzen. Công thức của A là
A. o-đibrombenzen.
B. Nitrobenzen.
C. brombenzen.
D. Aminobenzen.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 6,3 gam H2O. Cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 40g.
B. 35g.
C. 15g.
D. 20g.
Câu 8: Cho 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là
A. 2-metylpropen.
B. but - 1- en.
C. 2,3-dimetylbut-2-en.
D. but - 2- en.
Câu 9: Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CHCOOH.
B. CH3COOH.
C. CH2(COOH)2.
D. (COOH)2.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 axit no A1 và A2 (A1 < A2). Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 11,2 lít CO2 (đkc). Để trung hòa 0,3 mol X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của 2 axit là
A. CH3COOH và C2H5COOH.
B. CH3COOH và HOOCCH2COOH.
C. HCOOH và C2H5COOH.
D. HCOOH và HOOCCOOH.
Câu 11: Đun nóng ancol etylic với axit sufuric đặc ở 140oC, thu được sản phẩm chính là
A. (C2H5)2O
B. (CH3)2O
C. C2H6
D. C2H4
Câu 12: Cho 1,97 gam dung dịch fomon vào dung dịch AgNO3/NH3, cho 10,8 gam Ag. Nồng độ % của dung dịch ban đầu là
A. 37,1%
B. 38,1%
C. 76,2%
D. 39,5%
Câu 13: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là:
A. CH3CHBrCH=CH2.
B. CH3CH=CBrCH3.
C. CH2BrCH2CH=CH2.
D. CH3CH=CHCH2Br.
Câu 14: Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết: ancol etylic, phenol, benzen, propan-1,2,3-triol (glixerol), stiren?
A. Nước brom, Cu(OH)2, Na.
B. Dung dịch AgNO3, quỳ tím.
C. KMnO4, nước brom, K.
D. NaOH, quỳ tím, Na.
Câu 15: Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng
A. ancol bậc I và ancol bậc II.
B. ancol bậc II.
C. ancol bậc III.
D. ancol bậc I.
Câu 16: Trùng hợp chất nào sau đây có thể tạo ra cao su Buna?
A. Buta-1,3-đien.
B. Buta-1,4-đien.
C. Penta-1,3-đien.
D. Isopren
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở, liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Hai hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankin
B. Aren
C. Ankan
D. Anken
Câu 18: Cho 18,8 gam hỗn hợp 2 ankin A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MA < MB) phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,8 mol Br2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là
A. C2H2 và C3H4.
B. C4H6 và C5H8.
C. CH4 và C2H6.
D. C3H4 và C4H6.
Câu 19: Số dẫn xuất monoclo thu được khi cho 2,2-đimetylpropan tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 20: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46o là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 6,0kg.
B. 4,5kg.
C. 5,4kg.
D. 5,0kg.
Câu 21: Cho a gam hỗn hợp gồm metanol và propan-2-ol qua bình đựng CuO dư đun nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí và hơi khối lượng là (a + 0,56) gam. Khối lượng CuO tham gia phản ứng là
A. 0,28g.
B. 0,56g.
C. 2,8g.
D. 5,6g.
Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng: C2H5OH → X → CH3COOH (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng). Chất X là
A. CH4.
B. CH3CHO.
C. C2H5CHO.
D. HCHO.
Câu 23: Cho 2,2 gam một anđehit no, đơn chức tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 10,8 gam Ag. Công thức phân tử của anđehit là
A. C2H5CHO.
B. HCHO.
C. C3H7CHO.
D. CH3CHO.
Câu 24: Để phân biệt but-1-in và but-2-in ta dùng hóa chất gì?
A. dung dịch brom.
B. dung dịch KMnO4.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch HCl.
Câu 25: Nhiệt độ sôi của ancol etylic (I), anđehit axetic (II), axit axetic (III) và axit propionic (IV) sắp xếp theo thứ tự giảm dần là
A. IV > III > I > II.
B. I > I > III > IV.
C. II > III > I > IV.
D. IV > I > III > II.
Câu 26: Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44 gam một ancol no A thì thu được 9,24 gam khi CO2. Mặt khác khi cho 0,1 mol A tác dụng với kali cho 3,36 lít khí (đo ở đktc). Tìm công thức cấu tạo thu gọn của A.
A. C2H4(OH)2.
B. C3H5(OH)3.
C. C3H7OH.
D. C3H6OH.
Câu 27: Nhóm chỉ gồm các chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac là
A. propin, but -1-in, butanal.
B. 3-metylbutanal, but -2-in, etanal .
C. đmetylxeton, đimetylete, anđehit isovaleric.
D. axetilen, anđehitfomic, axeton.
Câu 28: Chất có công thức phân tử là C4H8O có bao nhiêu đồng phân anđehit?
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 5 gam chất hữu cơ B (chứa C, H, O,) rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình 1 đựng H2SO4 đặc; bình 2 đựng CaO thấy bình 1 tăng 3,6 gam; bình 2 tăng 11 gam. Khi hoá hơi 5 gam chất B thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (đo ở cùng điều kiện) xác định công thức phân tử của B.
A. C4H4O3.
B. C5H8O2.
C. C5H8O.
D. C6H12O.
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây sai đối với phenol (C6H5OH)?
A. Tan tốt trong nước lạnh.
B. Dễ nóng chảy.
C. Rất độc, gây bỏng da.
D. Chất rắn, không màu.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1. C |
2. B |
3. C |
4. D |
5. D |
6. B |
7. D |
8. D |
9. C |
10. D |
11. D |
12. B |
13. D |
14. A |
15. D |
16. B |
17. C |
18. D |
19. C |
20. B |
21. C |
22. B |
23. D |
24. C |
25. A |
26. B |
27. A |
28. C |
29. B |
30. A |
Câu 1:
Đáp án C
Axit axetic không thể tác dụng được với Ag.
Câu 2:
Đáp án B
Chất dùng để làm sạch etilen là dung dịch NaOH vì NaOH sẽ hấp thụ CO2 và SO2.
CO2 + 2NaOH ⟶ Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH ⟶ Na2SO3 + H2O
Câu 3:
Đáp án C
Anken có đồng phân hình học khi có dạng:
⇒ Các chất có đồng phân hình học: (2), (3), (6).
Câu 4:
Đáp án D
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất ⇒ X là anken đối xứng.
⇒ Công thức của X là CH3 – CH = CH – CH3.
Câu 5:
Đáp án D
3C3H6 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3CH(OH)CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH
⇒ Hệ số cân bằng của chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là 3, 2, 4, 3, 2, 2.
Câu 6:
Đáp án B
Do brom ở vị trí meta ⇒ Benzen sẽ thế nitro trước.
⇒ A là nitrobenzen.
Câu 7:
Đáp án D
Ta có:
Câu 8:
Đáp án D
Gọi công thức phân tử của anken là CnH2n (n ≥ 1)
Ta có:
⇒ 14n =
⇒ n = 4
Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất ⇒ A là anken đối xứng có 4 nguyên tử C.
⇒ A là but – 2 – en.
Câu 9:
Đáp án C
Ta có:⇒ X có 2 nhóm -COOH
⇒ X có dạng HOOC – R – COOH.
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mK, Na = mchất rắn + mH2
⇒ mX + 11,5 = 21,7 + 0,1.2 ⇒ mX = 10,4 gam
⇒ MX == 104
⇒ 45.2 + R = 104 ⇒ R = 14
Vậy axit là HOOC-CH2-COOH
Câu 10:
Đáp án D
Ta có:
nNaOH = 0,5.1 = 0,5 mol
Số
⇒ A1 là HCOOH.
⇒ Axit có số nguyên tử C = số nhóm – COOH.
⇒ A2 là HOOC – COOH.
Câu 11:
Đáp án D
C2H5OHCH2 = CH2 + H2O
Câu 12:
Đáp án B
Ta có:⇒
⇒
Câu 13:
Đáp án D
CH2 = CH – CH = CH2 + HBrCH3 – CH = CH – CH2Br.
Câu 14:
Đáp án A
Câu 15:
Đáp án D
Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng ancol bậc I.
RCH2OH + CuORCHO + Cu + H2O
Câu 16:
Đáp án B
Câu 17:
Đáp án C
Ta có:
Nhận thấy:⇒ Hai hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankan.
Câu 18:
Đáp án D
Gọi công thức của ankin là CnH2n – 2 (n ≥ 2)
Ta có:
⇒ 14n – 2 == 47
⇒ n = 3,5
⇒ Công thức phân tử của A và B là C3H4 và C4H6.
Câu 19:
Đáp án C
2,2-đimetylpropan có công thức cấu tạo là:
⇒ Khi tác dụng với Cl2 (as) tỉ lệ 1:1 thì chỉ thu được 1 sản phẩm monoclo duy nhất.
CH3 – C (CH3)2 – CH3 + Cl2CH3 – C(CH3)2 – CH2Cl + HCl
Câu 20:
Đáp án B
Ta có: mdd rượu = 5.103.0,8 = 4000 gam.
⇒ mrượu == 1840 gam
⇒ nrượu == 40 mol
⇒ ntinh bột (LT) == 20 mol
⇒ mtinh bột (LT) = 20.162 = 3240 gam = 3,24 kg
⇒ mtinh bột (TT) == 4,5 kg
Câu 21:
Đáp án C
⇒ mO (oxit) = (a + 0,56) – a = 0,56 gam
⇒ nCuO = nO (oxit) == 0,035 mol
⇒ mCuO = 0,035.80 = 2,8 gam.
Câu 22:
Đáp án B
C2H5OHCH3CHOCH3COOH
Câu 23:
Đáp án D
Ta có: nAg == 0,1 gam
Giả sử là anđehit fomic.
⇒
⇒ Giả sử sai. Công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO.
⇒
⇒ 14n + 16 == 0,05 mol
⇒ n = 2
⇒ Công thức của anđehit là CH3CHO.
Câu 24:
Đáp án C
Để phân biệt but-1-in và but-2-in ta dùng dung dịch AgNO3/NH3 vì but-1-in phản ứng sinh ra kết tủa màu vàng còn but-2-in thì không.
CH ≡ C – CH2 – CH3 + AgNO3 + NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – CH2 – CH3↓ + NH4NO3
Câu 25:
Đáp án A
Lực liên kết hiđro của axit > ancol > anđehit.
⇒ Độ sôi của axit > ancol > anđehit.
Axit propionic có khối lượng > axit axetic
⇒ Độ sôi của axit propionic (IV) > axit axetic (III)
⇒ Đội sôi giảm dần: (IV) > (III) > (I) > (II).
Câu 26:
Đáp án B
Ta có:
⇒ Số nhóm
⇒ Trong các đáp án chỉ có C3H5(OH)3 là thỏa mãn.
Câu 27:
Đáp án A
Các chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac gồm:
+ Các ank-1-in
+ Các chất có chứa nhóm chức anđehit (anđehit, glucozơ,..)
+ Axit fomic và este của nó, muối của axit fomic
⟹ Nhóm các chất thỏa mãn: propin, but -1-in, butanal.
Câu 28:
Đáp án C
Các đồng phân anđehit có công thức phân tử là C4H8O là:
CH3 – CH2 – CH2 – CHO
CH3 – CH(CH3) – CHO
Câu 29:
Đáp án B
Ta có:;
Gọi công thức của chất hữu cơ B là CxHyOz.
⇒ z = 2
⇒ Công thức phân tử của B là C5H8O2.
Câu 30:
Đáp án A
- Phenol là chất tinh thể không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 42oC.
- Ở nhiêt độ thường, phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. Phenol tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, …
- Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da.
⇒ A sai.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)
Câu 1: Các ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là ancol bậc
A. II.
B. I và II.
C. III.
D. I.
Câu 2: Cho toluen tác dụng với Br2 khan (có askt) ta được sản phẩm là
A. phenyl bromua.
B. benzyl bromua.
C. o-bromtoluen.
D. p-bromtoluen.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là
A. 0,15.
B. 0,05.
C. 0,08.
D. 0,25.
Câu 4: Khi hiđrat hóa etin có xúc tác, nhiệt độ thì thu được sản phẩm cuối cùng là
A. CH3CH2OH.
B. CH3CHO.
C. CH2= CH-OH.
D. CH3-O-CH3.
Câu 5: Ancol X đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. X là
A. propan-2-ol.
B. butan-2-ol.
C. 2-metylpropan-1-ol.
D. butan-1-ol.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 44,8 lít.
B. 16,8 lít.
C. 33,6 lít.
D. 22,4 lít.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol
B. Phenol có tính axit yếu hơn etanol
C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH
D. Phenol không có tính axit.
Câu 8: Tên của phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic với ancol (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) là phản ứng
A. xà phòng hóa.
B. este hóa.
C. trung hòa.
D. thủy phân.
Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, ancol etylic, axit axetic đựng trong các lọ mất nhãn là
A. quỳ tím, Cu(OH)2.
B. quỳ tím, dung dịch NaOH.
C. quỳ tím, dung dịch Na2CO3.
D. quỳ tím, dung dịch Br2.
Câu 10: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. butan.
B. neopentan.
C. pentan.
D. isopentan.
Câu 11: Cho các chất sau:
(X) HO-CH2-CH2-OH;
(Y) CH3-CH2-CH2OH;
(Z) CH3-CH2-O-CH3;
(T) HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH.
Số lượng chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 12: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
C. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
D. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
Câu 13: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
A. 2.
B. 1.
C. 1,5.
D. 0,5.
Câu 14: Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 1,12 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 15: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).
D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và rượu etylic tác dụng với Na dư thu được 25,2 hỗn hợp muối. Chogam lượng hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol của rượu và phenol là
A. 0,1 và 0,1.
B. 0,2 và 0,2.
C. 0,2 và 0,1.
D. 0,18 và 0,06.
Câu 17: Cho 1,52 gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với một lượng vừa đủ Na kim loại được 2,18 gam chất rắn. Công thức của hai ancol là công thức nào sau đây?
A. C2H5OH và C3H7OH.
B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C4H9OH và C5H11OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 18: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 19: Cho các hợp chất thơm: C6H5OH (1), CH3-C6H3(OH)2 (2), C6H5-CH2OH (3). Chất thuộc loại phenol là
A. (1) và (2).
B. (2).
C. (1).
D. (3) và (2).
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là
A. 46,67%.
B. 74,59%.
C. 25,41%.
D. 40,00%.
Câu 22: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là
A. 9,5.
B. 10,9.
C. 14,3.
D. 10,2.
Câu 23: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là
A. axit fomic.
B. metyl fomat.
C. axit axetic.
D. ancol propylic.
Câu 24: Dùng H2SO4 đặc, 170oC tách nước 12 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở thu được 8,4 gam một anken. Công thức phân tử của ancol đó là
A. C2H5OH.
B. CH3OH.
C. C4H9OH.
D. C3H7OH.
Câu 25: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch AgNO3/NH3 dư.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch brom dư.
D. Dung dịch HNO3 đặc.
Câu 26: X là hỗn hợp gồm C6H5OH (phenol) và ancol đơn chức A. Cho 25,4 gam X tác dụng với Na dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Công thức phân tử của A là?
A. C2H5OH.
B. C3H7OH.
C. C4H9OH.
D. CH3OH.
Câu 27: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3?
A. Etilen.
B. Axetilen.
C. Butađien.
D. Benzen.
Câu 28: Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1: 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 29: Tính thơm của ankylbenzen biểu hiện ở đặc điểm nào?
A. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng vào vòng benzen.
B. Khó tham gia phản ứng thế và dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.
C. Có mùi thơm dễ chịu, dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.
D. Khó tham gia cả phản ứng thế lẫn phản ứng cộng vào vòng benzen.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc với phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.
B. HOOC-CH=CH-COOH.
C. HO-CH2-CH=CH-CHO.
D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1. D |
2. B |
3. B |
4. B |
5. C |
6. C |
7. A |
8. B |
9. D |
10. C |
11. C |
12. B |
13. A |
14. A |
15. B |
16. C |
17. A |
18. A |
19. A |
20. A |
21. C |
22. B |
23. C |
24. D |
25. A |
26. D |
27. B |
28. A |
29. A |
30. C |
Câu 1:
Đáp án D
Các ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO nung nóng tạo anđehit là ancol bậc I.
Câu 2:
Đáp án B
Câu 3:
Đáp án B
Ta có:
⇒
Câu 4:
Đáp án B
CH ≡ CH + H2OCH3CHO
Câu 5:
Đáp án C
Gọi công thức của ancol X là CnH2n + 2O.
⇒ 14n + 18 = 37.2
⇒ n = 4
⇒ Công thức phân tử của X là C4H10O.
Cho X tác dụng với H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất ⇒ Công thức cấu tạo của X là CH3 – CH(CH3) – CH2OH
Câu 6:
Đáp án C
Hỗn hợp:
Bảo toàn khối lượng ta có:
mX = m↑ + mZ = 10,8 + 0,2.16 = 14 (g)
⇒ 26a + 2a = 14
⇒ a = 0,5 (mol)
Đốt hỗn hợp Y giống như đốt hỗn hợp X nên ta có:
Câu 7:
Đáp án A
Loại C vì: Phenol ít tan trong nước
Loại D vì: Do ảnh hưởng của vòng benzen đến OH dẫn tới phenol có tính axit.
Loại B vì: Vòng benzen hút e của nhóm OH làm mật độ điện tích trên OH giảm, liên kết O-H phân cực mạnh hơn. Nguyên tử H của nhóm OH linh động hơn so với ancol nên phenol có tính axit mạnh hơn etanol
Câu 8:
Đáp án B
Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic với ancol (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) là phản ứng este hóa.
Câu 9:
Đáp án D
Câu 10:
Đáp án C
Khi được chiếu sáng, pentan tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau.
Câu 11:
Đáp án C
X và T hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng vì có 2 nhóm -OH liên kề (tính chất của poli ancol).
Câu 12:
Đáp án B
Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 13:
Đáp án A
Buta-1,3-đien có 2 liên kết π kém bền⇒ 1 mol buta-1,3-đien có thể cộng tối đa với 2 mol Br2.
Câu 14:
Đáp án A
Câu 15:
Đáp án B
⇒ Sản phẩm chính là 2-metylbut-2-en.
Câu 16:
Đáp án C
Ta có hệ phương trình:
Câu 17:
Đáp án A
⇒ Công thức của hai ancol là C2H5OH và C3H7OH.
Câu 18:
Đáp án A
Ancol etylic phản ứng được với HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
C2H5OH + HBrC2H5 – Br + H2O
2C2H5OH + 2Na ⟶ 2C2H5ONa + H2↑
C2H5OH + CuOCH3CHO + Cu + H2O
C2H5OH + CH3COOHCH3COOC2H5 + H2O
Câu 19:
Đáp án A
Các hợp chất (1) và (2) thuộc loại phenol.
Hợp chất (3) thuộc loại ancol thơm.
Câu 20:
Đáp án A
a) Đúng.
b) Sai. Phenol có nhóm OH hoạt hóa nhân thơm làm cho phản ứng thế dễ hơn benzen.
c) Đúng.
d) Đúng.
e) Sai. Dung dịch phenol có tính axit nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
g) Đúng.
Câu 21:
Đáp án C
Gọi công thức chung của X là CnH2n+2-2xO2x
Có a mol CnH2n+2-2xO2x đốt cháy thu được a mol H2O
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho H: a.(2n + 2 – 2x) = 2a
⇒ x = n
⇒ X có số nguyên tử C bằng số nhóm chức.
Số nguyên tử
⇒ X gồm HCOOH (m mol) và HOOC-COOH (n mol)
Chọn a = 1
⇒
⇒
Câu 22:
Đáp án B
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2ORCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
Ta có: nAg == 0,4 mol
⇒ manđehit == 0,2 mol
⇒ manđehit = 17,5 – 0,2.(62 – 29) = 10,9 gam
Câu 23:
Đáp án C
X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 nên X là axit.
Lại có MX = 60. Vậy X là axit axetic (CH3COOH).
Câu 24:
Đáp án D
Bảo toàn khối lượng ta có:
⇒ Anken là C3H6.
⇒ Ancol là C3H7OH.
Câu 25:
Đáp án A
Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư vì axetilen phản ứng bị giữ lại, còn etilen không phản ứng thoát ra ngoài.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – Ag + 2NH4NO3
Câu 26:
Đáp án D
Gọi công thức phân tử chung của phenol và ancol A là
Vậy ancol A là CH3OH.
Câu 27:
Đáp án B
Axetilen có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3.
Câu 28:
Đáp án A
Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1: 1, thu được tối đa 4 sản phẩm monoclo.
Câu 29:
Đáp án A
Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.
Các ankylbenzen khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.
⇒ A đúng.
Câu 30:
Đáp án C
Số
Chất X tác dụng được với Na ⇒ X là chứa nhóm ancol hoặc – COOH
Và X tham gia phản ứng tráng bạc ⇒ X chứa nhóm -CHO
X tham gia cộng Br2 theo tỉ lệ 1:1 ⇒ X có 1 liên kết π.
⇒ Công thức cấu tạo của X là HO – CH2 – CH = CH – CHO.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 4. B. 2.
C. 5. D. 3.
Câu 2: Sắp xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính axit: (1) CH3COOH, (2) FCH2COOH, (3) C2H5COOH, (4) ClCH2COOH.
A. (2) > (4) > (1) > (3).
B. (3) > (1) > (4) > (2).
C. (1) > (2) > (3) > (4).
D. (4) > (2) > (3) > (1).
Câu 3: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
A. 3,3-đimetylhexan.
B. isopentan.
C. 2,2,3-trimetylpentan
D. 2,2-đimetylpropan.
Câu 4: Đốt cháy một hiđrocabon X thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là
A. C6H14.
B. C4H10.
C. C5H12.
D. C4H8.
Câu 5: Monoclo hóa metylbenzen (Fe, to) thu được sản phẩm chính là
A. p-clotoluen và o-clotoluen.
B. o-clotoluen.
C. p-clotoluen.
D. benzylclorua.
Câu 6: Chọn phát biểu đúng?
A. Axit axetic được dùng để điều chế tơ axetat.
B. Axetanđehit chủ yếu được dùng để điều chế ancol etylic.
C. Etanol rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa.
D. Ankan khó cháy nên ít được dùng làm nhiên liệu.
Câu 7: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và phenol chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: cho tác dụng hoàn toàn với Na sinh ra 4,48 lít H2 (đktc).
Phần 2: tác dụng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH x M.
Giá trị của x là
A. 2,5. B. 3,2.
C. 2. D. 3.
Câu 8: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankin có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. 1 B. 2.
C. 4. D. 3.
Câu 9: Chỉ dùng các chất nào dưới đây để có thể phân biệt hai ancol đồng phân có cùng công thức phân tử C3H7OH?
A. Na và H2SO4 đặc.
B. Na và CuO.
C. CuO và dung dịch AgNO3/NH3.
D. Na và dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 10: Độ rượu là
A. số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
B. số ml rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
C. khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 gam dung dịch rượu.
D. khối lượng rượu nguyên chất có trong 100 ml dung dịch rượu.
Câu 11: Cho 24,14 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở (là đồng đẳng kế tiếp nhau) tác dụng với natri dư thu được 5,264 lít khí (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là
A. C3H5OH và C4H7OH.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C2H5OH và C3H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 12: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp lội qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy bình đựng dung dịch brom tăng thêm 15,4 gam. Công thức phân tử của hai anken là
A. C5H10 và C6H12.
B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10.
D. C2H4 và C3H6.
Câu 13: Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch CH2=CH-COOH 1,5 M.
A. 50 ml. B. 150 ml.
C. 75 ml. D. 100 ml.
Câu 14: Chọn phát biểu không đúng?
A. Fomalin là dung dịch HCHO 37 – 40%.
B. 1 mol anđehit đơn chức khi tham gia phản ứng tráng bạc luôn tạo ra 2 mol Ag.
C. Mùi thơm của quế là cinamanđehit.
D. Oxi hóa ancol bậc I bằng CuO có thể thu được anđehit.
Câu 15: Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí propin (C3H4) và anđehit axetic (CH3CHO)?
A. dung dịch AgNO3/NH3.
B. kim loại Na.
C. dung dịch Br2.
D. Ca(OH)2.
Câu 16: Hóa chất duy nhất dùng để phân biệt các chất lỏng: benzen, toluen, stiren là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch brom.
D. dung dịch KMnO4.
Câu 17: Gọi tên hợp chất sau: (CH3)2C=CHCH2OH?
A. 2-metylbut-2-en-4-ol.
B. 3-metylpent-2-en-1-ol
C. ancol isopentylic.
D. 3-metylbut-2-en-1-ol.
Câu 18: Chọn chất có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CH2OH.
B. CH3CHO.
C. CH º CH.
D. CH3COOH.
Câu 19: Cho các hợp chất thơm: C6H5OH (1), CH3-C6H3(OH)2 (2), C6H5-CH2OH (3). Chất thuộc loại phenol là
A. (1) và (2). B. (2).
C. (1). D. (3) và (2).
Câu 20: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit
A. chỉ thể hiện tính khử.
B. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
C. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
D. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Viết đồng phân cấu tạo của C3H8O và đọc tên.
Câu 2: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,26 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit no, đơn chức, mạch hở (là đồng đẳng kế tiếp) thu được 13,64 gam CO2.
a) Tìm công thức phân tử, đọc tên của 2 anđehit trên.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM
1. A |
2. A |
3. D |
4. C |
5. C |
6. A |
7. A |
8. B |
9. C |
10. A |
11. C |
12. D |
13. C |
14. B |
15. A |
16. D |
17. D |
18. D |
19. A |
20. B |
Câu 1:
Đáp án A
Ta có:⇒ Axit no, đơn chức, mạch hở
CH3CH2CH2CH2COOH
CH3CH(CH3)CH2COOH
CH3CH2CH(CH3)COOH
CH3CH(CH3)2COOH
Câu 2:
Đáp án A
Các nhóm ankyl đẩy electron về phía nhóm caboxyl nên làm giảm lực axit
⇒ Tính axit của CH3COOH > C2H5COOH
Các nguyên tử có độ âm điện lớn như halogen ở gốc R hút electron của nhóm cacboxyl nên làm tính axit tăng.
⇒ Tính axit của CH3COOH < ClCH2COOH < FCH2COOH
⇒ Tính axit giảm dần: (2) > (4) > (1) > (3).
Câu 3:
Đáp án D
CnH2n + 2 + Br2CnH2n + 1Br + HBr
⇒ 14n + 81 = 75,5.2
⇒ n = 5
Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất nên ankan là có mạch đối xứng
⇒ Ankan là CH3 – C(CH3)2 – CH3 (2,2-đimetylpropan)
Câu 4:
Đáp án C
Ta có:
Nhận thấy:⇒ X là ankan có công thức dạng CnH2n + 2.
⇒ Công thức phân tử của X là C5H12.
Câu 5:
Đáp án C
⇒ Sản phẩm chính là p-clotoluen
Câu 6:
Đáp án A
Axit axetic được dùng để điều chế những chất có ứng dụng quan trọng như axit cloaxetic (dùng để tổng hợp chất diệt cỏ 2,4-D; 2,4,5-T, …), xenlulozơ axetat (chế tơ axetat), …
⇒ A đúng.
Câu 7:
Đáp án A
Gọi số mol của ancol etylic và phenol ở mỗi phần là a, b (mol).
Ta có:
Theo bài ta có:
Câu 8:
Đáp án B
Ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
⇒ Đồng phân ank-1-in.
Câu 9:
Đáp án C
Hai ancol cùng công thức phân tử C3H7OH là CH3CH2CH2OH và CH3CH(CH3)OH.
⟹ Để nhận biết hai ancol này ta oxi hóa 2 ancol bằng CuO, đun nóng. Sau đó cho sản phẩm vào dung dịch AgNO3/NH3.
+ Có phản ứng tráng bạc xảy ra ⟹ Chất ban đầu là CH3CH2CH2OH.
+ Không có hiện tượng gì ⟹ Chất ban đầu là CH3CH(CH3)OH.
Câu 10:
Đáp án A
Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước (dung dịch rượu).
Câu 11:
Đáp án C
Gọi công thức của chung của hai ancol là CnH2n + 2O.
Ta có:
⇒ Công thức phân tử của hai ancol là C2H5OH và C3H7OH.
Câu 12:
Đáp án D
Gọi công thức chung của hai anken là
Sau phản ứng thấy bình đựng dung dịch brom tăng thêm 31,78 gam.
⇒ manken = 31,78 gam
Ta có:
⇒ Công thức phân tử của hai anken là C2H4 và C3H6.
Câu 13:
Đáp án C
Ta có: naxit = 0,1.1,5 = 0,15 mol
CH2 = CH – COOH + NaOH ⟶ CH2 = CH – COONa + H2O
⇒ nNaOH = naxit = 0,15 mol
⇒ VNaOH == 0,075 lít = 75ml
Câu 14:
Đáp án B
A Đúng.
B Sai. HCHO khi tham gia phản ứng tráng bạc tạo ra 4 mol Ag.
C Đúng.
D Đúng.
Câu 15:
Đáp án A
Để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí propin (C3H4) và anđehit axetic (CH3CHO) dùng dung dịch AgNO3/NH3:
+ Có phản ứng tráng bạc xảy ra ⇒ CH3CHO
+ Xuất hiện kết tủa màu vàng ⇒ C3H4.
Câu 16:
Đáp án D
Để phân biệt các chất lỏng: benzen, toluen, stiren dùng dung dịch KMnO4:
+ Mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường ⇒ stiren.
+ Ở nhiệt độ thường, không làm mất màu dung dịch KMnO4 nhưng khi đun nóng thì làm mất màu dung dịch KMnO4 ⇒ toluen.
+ Ở nhiệt độ thường và khi đun nóng đều không làm mất màu dung dịch thuốc tím ⇒ benzen.
Câu 17:
Đáp án D
Gọi tên hợp chất: (CH3)2C=CHCH2OH là 3-metylbut-2-en-1-ol.
Câu 18:
Đáp án D
Tất cả các đáp án đều là hợp chất hữu cơ C2 ⇒ CH3COOH có nhiệt độ sôi lớn nhất vì có liên kết với hiđro và khối lượng phân tử lớn nhất.
Câu 19:
Đáp án A
Các hợp chất (1) và (2) thuộc loại phenol.
Hợp chất (3) thuộc loại ancol thơm.
Câu 20:
Đáp án B
Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit có cả tính khử và tính oxi hóa.
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Ta có:
⇒ Hợp chất no
⇒ Có các loại đồng phân có cùng công thức phân tử C3H8O là
- Ancol no, đơn chức, mạch hở:
CH3CH2CH2OH: propan -1 -ol
CH3CH(CH3)OH: propan -2 -ol
- Ete no, mạch hở:
CH3 – O – C2H5: Etylmetyl ete
Câu 2:
Gọi công thức chung của hai anđehit no, đơn chức, mạch hở là
Phương trình đốt cháy:
Mà hai anđehit là đổng đẳng kế tiếp
⇒ Hai anđehit có công thức phân tử là:
CH3CHO: anđehit axetic
CH3CH2CHO: anđehit propionic
b) Gọi số mol của CH3CHO và CH3CH2CHO lần lượt là a, b (mol).
Ta có:
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Axetilen thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankin. B. Anken.
C. Ankan. D. Ankađien.
Câu 2: Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch
A. giấm ăn. B. muối ăn.
C. nước vôi. D. cồn 70o.
Câu 3: Cho m gam một ancol đơn chức, bậc I đi qua ống chứa CuO đun nóng, sau một thời gian, khối lượng của ống CuO giảm 0,32 gam và thu được hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ có tỉ khối so với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 6,2.
C. 1,28. D. 3,1.
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
A. 2. B. 4.
C. 1. D. 3.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH.
B. C2H5-COOH.
C. CH3-COOH.
D. HOOC-COOH.
Câu 6: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCHO.
B. CH3CHO.
C. CH3CH(OH)CHO.
D. OHC-CHO.
Câu 7: Chất nào sau đây được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm?
A. CaO. B. Al4C3.
C. Al. D. CaC2.
Câu 8: Axit axetic không thể tác dụng được với chất nào?
A. Zn. B. Cu(OH)2.
C. Ag. D. K2CO3.
Câu 9: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là
A. dung dịch KMnO4 loãng dư.
B. dung dịch NaOH dư.
C. dung dịch brom dư.
D. dung dịch Na2CO3 dư.
Câu 10: Cho 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là
A. 2-metylpropen.
B. but - 1- en.
C. 2,3-dimetylbut-2-en.
D. but - 2- en.
Câu 11: Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng
A. ancol bậc I và ancol bậc II.
B. ancol bậc II.
C. ancol bậc III.
D. ancol bậc I.
Câu 12: Để phân biệt but-1-in và but-2-in ta dùng hóa chất gì?
A. dung dịch brom.
B. dung dịch KMnO4.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch HCl.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 ankin A, B, C thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là
A. 0,15. B. 0,05.
C. 0,08. D. 0,25.
Câu 14: Cho 1,52 gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với một lượng vừa đủ Na kim loại được 2,18 gam chất rắn. Công thức của hai ancol là công thức nào sau đây?
A. C2H5OH và C3H7OH.
B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C4H9OH và C5H11OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3.
C. 5. D. 2.
Câu 16: Dùng H2SO4 đặc, 170oC tách nước 12 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở thu được 8,4 gam một anken. Công thức phân tử của ancol đó là
A. C2H5OH.
B. CH3OH.
C. C4H9OH.
D. C3H7OH.
Câu 17: Sắp xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính axit: (1) CH3COOH, (2) FCH2COOH, (3) C2H5COOH, (4) ClCH2COOH.
A. (2) > (4) > (1) > (3).
B. (3) > (1) > (4) > (2).
C. (1) > (2) > (3) > (4).
D. (4) > (2) > (3) > (1).
Câu 18: Đốt cháy một hiđrocabon X thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là
A. C6H14. B. C4H10.
C. C5H12. D. C4H8.
Câu 19: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
A. 50%. B. 40%.
C. 30%. D. 20%.
Câu 20: Benzen không tham gia phản ứng với
A. H2. B. H2O.
C. Br2. D. O2.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Câu 2: (2 điểm)
Cho 10,1 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với một lượng natri vừa đủ, thu được 15,6 gam chất rắn và V lít khí hiđro (đktc).
a) Xác định công thức của hai ancol.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng ancol trong hỗn hợp A.
c) Oxi hóa hoàn toàn 5,05 gam hỗn hợp ancol trên bằng CuO, đun nóng. Sau đó, đem toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được a gam Ag↓. Tính a.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM
1. A |
2. A |
3. C |
4. A |
5. D |
6. D |
7. D |
8. C |
9. B |
10. D |
11. D |
12. C |
13. B |
14. A |
15. A |
16. D |
17. A |
18. C |
19. D |
20. B |
Câu 1:
Đáp án A
Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng ankin.
Câu 2:
Đáp án A
Ở đáy ấm đun nước dùng lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi. Để loại bỏ lớp cặn này, người ta thường đun ấm với dung dịch giấm ăn vì giấm ăn hòa tan được đá vôi.
2CH3COOH + CaCO3(CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
Câu 3:
Đáp án C
Phương trình phản ứng:
RCH2OH + CuORCHO + Cu + H2O
⇒ Hỗn hợp X gồm RCHO và RCH2OH dư
Khối lượng chất rắn giảm = mO (oxit) phản ứng
⇒ nO = nCuO == 0,02 mol
⇒ nanđehit = nCuO = 0,02 mol
Ta có:
⇒ Hỗn hợp X gồm CH3OH (x mol) và HCHO (0,02 mol)
⇒
Câu 4:
Đáp án A
Ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
⇒ Đồng phân ank-1-in.
Câu 5:
Đáp án D
Số C == 2
Số nhóm chức – COOH =
⇒ Công thức cấu tạo của Y là HOOC – COOH.
Câu 6:
Đáp án D
Ta có:
⇒⇒ X là HCHO hoặc OHC – R – CHO.
Hiđro hoá X thu được Y ⇒ Y là ancol
0,1 mol Y + 0, 2 mol Na ⇒ Y là ancol 2 chức
⇒ X có dạng OHC – R – CHO.
⇒ OHC – CHO thỏa mãn.
Câu 7:
Đáp án D
CaC2 được sử dụng để điều chế trực tiếp C2H2 trong phòng thí nghiệm.
CaC2 + 2H2O ⟶ C2H2 + Ca(OH)2
Câu 8:
Đáp án C
Axit axetic không thể tác dụng được với Ag.
Câu 9:
Đáp án B
Chất dùng để làm sạch etilen là dung dịch NaOH vì NaOH sẽ hấp thụ CO2 và SO2.
CO2 + 2NaOH ⟶ Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH ⟶ Na2SO3 + H2O
Câu 10:
Đáp án D
Gọi công thức phân tử của anken là CnH2n (n ≥ 1)
Ta có:
Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất ⇒ A là anken đối xứng có 4 nguyên tử C.
⇒ A là but – 2 – en.
Câu 11:
Đáp án D
Để điều chế anđehit từ ancol bằng một phản ứng, người ta dùng ancol bậc I.
RCH2OH + CuORCHO + Cu + H2O
Câu 12:
Đáp án C
Để phân biệt but-1-in và but-2-in ta dùng dung dịch AgNO3/NH3 vì but-1-in phản ứng sinh ra kết tủa màu vàng còn but-2-in thì không.
CH ≡ C – CH2 – CH3 + AgNO3 + NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – CH2 – CH3↓ + NH4NO3
Câu 13:
Đáp án B
Ta có:
Câu 14:
Đáp án A
⇒ Công thức của hai ancol là C2H5OH và C3H7OH.
Câu 15:
Đáp án A
a) Đúng.
b) Sai. Phenol có nhóm OH hoạt hóa nhân thơm làm cho phản ứng thế dễ hơn benzen.
c) Đúng.
d) Đúng.
e) Sai. Dung dịch phenol có tính axit nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
g) Đúng.
Câu 16:
Đáp án D
Bảo toàn khối lượng ta có:
⇒ Anken là C3H6.
⇒ Ancol là C3H7OH.
Câu 17:
Đáp án A
Các nhóm ankyl đẩy electron về phía nhóm caboxyl nên làm giảm lực axit
⇒ Tính axit của CH3COOH > C2H5COOH
Các nguyên tử có độ âm điện lớn như halogen ở gốc R hút electron của nhóm cacboxyl nên làm tính axit tăng.
⇒ Tính axit của CH3COOH < ClCH2COOH < FCH2COOH
⇒ Tính axit giảm dần: (2) > (4) > (1) > (3).
Câu 18:
Đáp án C
Ta có:
Nhận thấy: ⇒ X là ankan có công thức dạng CnH2n + 2.
⇒ Công thức phân tử của X là C5H12.
Câu 19:
Đáp án D
Số C của anđehit và ankin là:
⇒ Ankin là CH ≡ C – CH3 (a mol)
Số
⇒ Anđehit có số C là 3, số H là 2.
⇒ Công thức cấu tạo của anđehit là CH ≡ C – CHO (b mol)
Giả sử x = 1 mol
Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
Câu 20:
Đáp án B
Benzen không tác dụng với nước.
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
2CH4C2H2 + 3H2
C2H2 + H2C2H4
C2H4 + H2OCH3CH2OH
C2H5OH + CuOCH3CHO + Cu + H2O
Câu 2:
a) Gọi công thức chung của hai ancol no, đơn chức, mạch hở là
⇒ Công thức của hai ancol đồng đẳng kế tiếp là CH3OH và C2H5OH.
b) Gọi số mol của CH3OH và C2H5OH là a và b (mol).
Theo bài ta có hệ:
⇒
c) Ta có:
⇒ Trong 5,05 gam hỗn hợp ancol có CH3OH (0,05 mol) và C2H5OH (0,075 mol)
⇒ a = mAg = (0,05.4 + 0,075.2).108 = 27 gam
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C=12, O=16, H=1, Na=23, S=32, K=39, Ca=40, Cl=35,5, N=14, Cu=64, Br=80, Ag=108)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Ankan không có phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng tách.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng thế.
D. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn.
Câu 2: Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng hóa chất nào dưới đây?
A. nước brom.
B. kim loại Na.
C. Mg(OH)2.
D. dung dịch HCl.
Câu 3: Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. pentan-1-ol.
D. butan-1-ol.
Câu 4: Chọn nhận xét đúng?
A. Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phenol C6H5OH là một ancol thơm.
D. Phenol phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch NaOH.
Câu 5: Để phân biệt toluen và stiren ta dùng hóa chất nào dưới đây?
A. dung dịch AgNO3/NH3.
B. H2, xúc tác Ni.
C. kim loại Na.
D. dung dịch brom.
Câu 6: Công thức chung dãy đồng đẳng của benzen là
A. CnH2n (n ≥ 2 ).
B. CnH2n – 2 ( n ≥ 2 ).
C. CnH2n + 2 (n ≥ 3 ).
D. CnH2n – 6 (n ≥ 6).
Câu 7: Cho phản ứng hóa học sau: CH4 + Cl2X + HCl. Công thức phân tử của X là
A. CH2Cl. B. C2H5Cl.
C. C2H6. D. CH3Cl.
Câu 8: Chất nào dưới đây là ankađien liên hợp?
A. CH2=CH−CH2−CH=CH2.
B. CH3−CH=C=CH−CH3.
C. CH2=CH−CH=CH2.
D. CH2=C=CH−CH3.
Câu 9: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là
A. axit fomic.
B. metyl fomat.
C. axit axetic.
D. ancol propylic.
Câu 10: Nhiệt độ sôi của các ancol cao hơn các hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon là nhờ có
A. liên kết C-H.
B. liên kết hiđro.
C. liên kết C-C.
D. liên kết pi.
Câu 11: Hóa chất được dùng để phân biệt hai khí C2H6 và C2H4 là
A. khí CO2.
B. dung dịch Ca(OH)2.
C. dung dịch Br2.
D. khí oxi.
Câu 12: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
A. 50%. B. 40%.
C. 30%. D. 20%.
Câu 13: Dãy gồm các chất (mạch hở) nào sau đây đều là anken?
A. CH4, C2H6, C3H6.
B. C2H4, C3H6, CH4.
C. C2H4, C3H6, C4H8.
D. CH4, C3H6, C4H8.
Câu 14: Benzen không tham gia phản ứng với
A. H2. B. H2O.
C. Br2. D. O2.
Câu 15: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH(OH)CHO.
B. CH3CHO.
C. OHC-CHO.
D. HCHO
Câu 16: Khi cho từ từ khí C2H2 vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì hiện tượng thu được là
A. xuất hiện kết tủa màu vàng.
B. xuất hiện kết tủa màu đỏ.
C. xuất hiện kết tủa màu trắng.
D. xuất hiện kết tủa màu đen.
Câu 17: Trùng hợp isopren thu được poliisopren là một loại polime có tính đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật. Công thức phân tử của isopren là
A. C5H10. B. C5H8.
C. C4H6. D. C4H8.
Câu 18: Số đồng phân ứng với công thức C3H8O là
A. 5. B. 3.
C. 2. D. 4.
Câu 19: Công thức CH3−C≡CH ứng với tên gọi nào sau đây?
A. axetilen.
B. metylaxetilen.
C. propan.
D. propen.
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là
A. HCOOH, HOOC-COOH.
B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH.
D. HCOOH, CH3COOH.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Các dung dịch riêng biệt: C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi tiến hành một số thí nghiệm:
X |
Y |
Z |
|
Quì tím |
Không đổi màu |
Hóa đỏ |
Không đổi màu |
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Có kết tủa |
Các mẫu X, Y, Z là dung dịch của chất nào? Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
Câu 2: (1,5 điểm) Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo của Z.
--- Hết ---
Giám thị không giải thích thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM
1. B |
2. A |
3. B |
4. D |
5. D |
6. D |
7. D |
8. C |
9. C |
10. B |
11. C |
12. D |
13. C |
14. B |
15. C |
16. A |
17. B |
18. B |
19. B |
20. A |
Câu 1:
Đáp án B
Ankan là hợp chất hữu cơ no nên không có phản ứng cộng.
Câu 2:
Đáp án A
Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng nước brom. Phenol phản ứng với brom sinh ra kết tủa trắng, rượu etylic thì không có hiện tượng gì.
Câu 3:
Đáp án B
Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3 ứng với tên gọi là propan-2-ol.
Câu 4:
Đáp án D
A sai. Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen.
B sai. Phenol có tính axit nhưng rất yếu không thể đổi màu quỳ tím.
C. sai. Phenol không phải ancol thơm.
D. đúng.
C6H5OH + NaOH ⟶ C6H5ONa + H2O
Câu 5:
Đáp án D
Để phân biệt toluen và stiren ta dùng dung dịch brom vì stiren làm mất màu dung dịch brom còn toluen thì không.
C6H5CH = CH2 + Br2 ⟶ C6H5CH(Br) – CH2Br
Câu 6:
Đáp án D
Công thức chung dãy đồng đẳng của benzen là CnH2n – 6 (n ≥ 6).
Câu 7:
Đáp án D
CH4 + Cl2CH3Cl + HCl
Câu 8:
Đáp án C
Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.
⇒ CH2 = CH – CH = CH2 là ankađien liên hợp.
Câu 9:
Đáp án C
X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3 nên X là axit.
Lại có MX = 60. Vậy X là axit axetic (CH3COOH).
Câu 10:
Đáp án B
Ancol có liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau, các phân tử ancol hút nhau mạnh hơn so với những phân tử có cùng phân tử khối nhưng không có liên kết hiđro như hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ete, …
⇒ Nhiệt độ sôi của ancol > hiđrocacbon.
Câu 11:
Đáp án C
Để phân biệt hai khí C2H6 và C2H4 có thể dùng dung dịch Br2 vì C2H4 làm mất màu nước brom còn C2H6 thì không.
C2H4 + Br2 ⟶ BrCH2 – CH2Br
Câu 12:
Đáp án D
Số C của anđehit và ankin là:
⇒ Ankin là CH ≡ C – CH3 (a mol)
Số
⇒ Anđehit có số C là 3, số H là 2.
⇒ Công thức cấu tạo của anđehit là CH ≡ C – CHO (b mol)
Giả sử x = 1 mol
⇒
Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
Câu 13:
Đáp án C
Các anken có công thức chung là CnH2n (n ≥ 2).
⇒ Dãy gồm các anken là C2H4, C3H6, C4H8.
Câu 14:
Đáp án B
Benzen không tham gia phản ứng với H2O.
Câu 15:
Đáp án C
Ta có:
⇒⇒ X là HCHO hoặc OHC – R – CHO.
Hiđro hoá X thu được Y ⇒ Y là ancol
0,1 mol Y + 0, 2 mol Na ⇒ Y là ancol 2 chức
⇒ X có dạng OHC – R – CHO.
⇒ OHC – CHO thỏa mãn.
Câu 16:
Đáp án A
Khi cho từ từ khí C2H2 vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì hiện tượng thu được là xuất hiện kết tủa màu vàng.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 ⟶ Ag – C ≡ C – Ag + 2NH4NO3
Câu 17:
Đáp án B
Công thức cấu tạo của isopren là: CH2 = C(CH3) – CH = CH2.
Công thức phân tử của isopren là C5H8.
Câu 18:
Đáp án B
Ta có:
⇒ Hợp chất no, mạch hở.
CH3CH2CH2OH; CH3CH(CH3)OH; CH3OC2H5.
Câu 19:
Đáp án B
Công thức CH3 − C ≡ CH có tên gọi là metylaxetilen.
Câu 20:
Đáp án A
Ta có:
⇒ Số
⇒ Chắc chắn một axit là HCOOH
Số nhóm
⇒ Số nhóm chức – COOH bằng với số nguyên tử C
⇒ Axit còn lại là HOOC – COOH.
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
X không đổi màu quỳ tím và không tác dụng với AgNO3/NH3 ⇒ X là C2H5OH.
Y làm quỳ hóa đỏ và không tác dụng với AgNO3/NH3 ⇒ Y là CH3COOH.
Z không đổi màu quỳ tím và tác dụng với AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa ⇒ là CH3CHO.
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Câu 2:
⇒ Dung dịch E chứa muối (NH4)2CO3
⇒ Anđehit Y là HCHO
Ta có:
⇒ 0,17 = 0,035.4 + 2.nZ ⇒ nZ = 0,015 mol
Gọi công thức của anđehit Z là RCHO (0,015 mol)
mX = 0,035.30 + 0,015.(R + 29) = 1,89
⇒ R = 27: CH2 = CH –
Vậy Z là CH2 = CH – CHO (anđehit acrylic).
Xem thêm bộ đề thi Hóa học 11 mới năm 2024 chọn lọc khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)