Top 25 Đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Trọn bộ 25 đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Hóa học 11.
Xem thử Đề thi GK1 Hóa 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Hóa 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Hóa 11 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Hóa học 11 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem thử Đề thi GK1 Hóa 11 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Hóa 11 CTST Xem thử Đề thi GK1 Hóa 11 CD
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
* Mức độ nhận biết
Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
B. Trong phản ứng thuận nghịch, chất sản phẩm không thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.
D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.
Câu 2. Khi ở trạng thái cân bằng, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng thuận nhỏ hơn tốc độ phản ứng nghịch.
B. Các chất không phản ứng với nhau.
C. Nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất đầu.
D. Nồng độ các chất không thay đổi.
Câu 3. Sự điện li là
A. quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.
B. quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.
C. quá trình phản ứng giữa các ion tạo ra chất kết tủa.
D. quá trình phân li thành ion của các chất tan khi tan vào nước.
Câu 4. Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. CuO.
B. NaCl.
C. CuCl2.
D. NaOH.
Câu 5. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây?
A. pH = −log[H+].
B. pH = 14 + log[H+].
C. pH = 14 −log[OH-].
D. pH = log[OH−]
Câu 6. Dịch vị dạ dày của người bình thường có pH trong khoảng 1,5 – 3,5. Môi trường của dịch vị dạ dày là
A. môi trường base.
B. môi trường acid.
C. môi trường trung tính.
D. môi trường trung hoà.
Câu 7. Theo thuyết acid – base của Bronsted – Lowry, base là
A. chất nhận electron.
B. chất cho electron.
C. chất nhận proton.
D. chất cho proton.
Câu 8. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng nào sau đây?
A. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất.
B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ.
Câu 9. Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2 là
A. có 1 liên kết ba.
B. có 1 liên kết đôi.
C. Có 2 liên kết đôi.
D. có 2 liên kết ba.
Câu 10. Dạng hình học của phân tử ammonia là
A. hình tam giác đều.
B. hình tứ diện đều.
C. đường thẳng.
D. hình chóp tam giác.
Câu 11. Cho vài giọt phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu hồng.
B. màu vàng.
C. màu đỏ.
D. màu xanh.
Câu 12. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?
A. CaCO3.
B. BaSO4.
C. NH4Cl.
D. AgCl.
Câu 13. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl, đun nóng thì thấy thoát ra
A. một chất khí màu lục nhạt.
B. một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
D. chất khí không màu, không mùi.
Câu 14. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Cu.
B. Au, Pt.
C. Mg, Au.
D. Ag, Pt.
Câu 15. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường chuyển sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. dung dịch HNO3 là acid mạnh.
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. HNO3 tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng NO2.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid?
A. Nguyên tử nitrogen có số oxi hoá +5, là số oxi hoá cao nhất của nitrogen.
B. Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen.
C. Liên kết N → O là liên kết ion.
D. Liên kết N → O là liên kết cho – nhận.
* Mức độ thông hiểu
Câu 17. Biểu thức nào sau đây là biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng:
C(S) + 2H2 (g) ⇌ CH4(g)?
A. KC = .
B. KC = .
C. KC = .
D. KC = .
Câu 18. Cho các cân bằng hoá học:
(1) N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
(2) H2(g) + I2(g) 2HI(g)
(3) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
(4) 2NO2(g) N2O4(g)
Khi thay đổi áp suất số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g); < 0.
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 20. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HBR → H+ + Br−.
B. HCOOH HCOO− + H+.
C. Na2SO4 → Na+ + .
D. Na3PO4 → 3Na+ + .
Câu 21. Đối với dung dịch acid yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10 M.
B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-].
D. [H+] < 0,10 M.
Câu 22. Cho phương trình: NH3 + H2O + OH−
Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?
A. NH3.
B. H2O.
C.
D. OH−.
Câu 23. Khí nitrogen trơ về mặt hoá học ở điều kiện thường là do
A. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết lớn.
B. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết nhỏ.
C. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết lớn.
D. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết nhỏ.
Câu 24. Ở nhiệt độ cao, khí nitrogen phản ứng với khí hydrogen và khí oxygen theo hai phương trình hoá học sau:
N2 + 3H2 2NH3 (1);
N2 + O2 2NO (2)
Trong các phản ứng (1) và (2), vai trò của N2 lần lượt là
A. chất oxi hoá; chất khử.
B. chất khử; chất khử.
C. chất oxi hoá; chất oxi hoá.
D. chất khử; chất oxi hoá.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong không khí, N2 chiếm khoảng 78% về thể tích.
(b) Phân tử N2 có chứa liên kết ba bền vững nên N2 trơ về mặt hóa học ngay cả khi đun nóng.
(c) Trong phản ứng giữa N2 và H2 thì N2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
(d) N2 lỏng có nhiệt độ thấp nên thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm.
(e) Phần lớn N2 được sử dụng để tổng hợp NH3 từ đó sản xuất nitric acid, phân bón, ...
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 26. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là
A. NH3.
B. H2.
C. NO2
D. NO.
Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. NH4NH3 NH3 + HNO3.
B. NH4Cl NH3 + HCl.
C. (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O.
D. NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O.
Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng là
A. 55.
B. 20.
C. 25.
D. 50.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
* Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 29 (1 điểm). Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
(1)
(2)
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào (chiều thuận, chiều nghịch, không chuyển dịch) khi biến đổi các điều kiện sau:
Yếu tố biến đổi |
Cân bằng (1) |
Cân bằng (2) |
Tăng nhiệt độ |
|
|
Thêm một lượng hơi nước |
|
|
Thêm khí H2 |
|
|
Tăng áp suất chung của hệ |
|
|
Dùng chất xúc tác |
|
|
Câu 30 (1 điểm). Một loại sữa tắm có nồng độ ion OH− là mol/L
(a) Tính nồng độ ion H+, pH của loại sữa tắm nói trên.
(b) Môi trường của loại sữa tắm trên là acid, base hay trung tính?
Câu 31 (1 điểm). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen có giá trị âm nhưng vì sao quá trình Haber lại chọn nhiệt độ phản ứng khá cao, vào khoảng 400 – 600 oC.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
* Mức độ nhận biết
Câu 1. Cân bằng hoá học là cân bằng động, do khi ở trạng thái cân bằng
A. phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra với tốc độ bằng nhau.
B. phản ứng nghịch dừng lại nhưng phản ứng thuận vẫn xảy ra.
C. phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
D. phản ứng thuận dừng lại nhưng phản ứng nghịch vẫn xảy ra.
Câu 2. Khi ở trạng thái cân bằng, mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) là
A. vt = vn.
B. vt < vn.
C. vt > vn.
D. vt = vn = 0.
Câu 3. Sự điện li là
A. quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.
B. quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.
C. quá trình phản ứng giữa các ion tạo ra chất kết tủa.
D. quá trình phân li thành ion của các chất tan khi tan vào nước.
Câu 4. Chất điện li mạnh là những chất khi tan vào nước thì
A. không phân li thành ion.
B. chỉ một phần các phân tử tan phân li thành ion.
C. phân li hoàn toàn thành ion.
D. phân huỷ thành các chất mới.
Câu 5. Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. C2H5OH.
B. NaCl.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 6. Giá trị pH của một dung dịch được tính theo biểu thức nào sau đây?
A. pH = −log[H+].
B. pH = log[H+].
C. pH = −log[OH-].
D. pH = log[OH−]
Câu 7. “Đất chua” là một khái niệm dân gian để chỉ loại đất có môi trường acid, vậy pH của “đất chua” có giá trị
A. lớn hơn 7.
B. bằng 7.
C. nhỏ hơn 7.
D. bằng 0.
Câu 8. Theo Bronsted – Lowry, acid là
A. chất nhận electron.
B. chất cho electron.
C. chất nhận proton.
D. chất cho proton.
Câu 9. Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng nào sau đây?
A. Tồn tại ở cả dạng đơn chất và dạng hợp chất.
B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ.
D. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ.
Câu 10. Liên kết hoá học trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hoá trị có cực.
B. ion.
C. cộng hoá trị không cực.
D. kim loại.
Câu 11. Dạng hình học của phân tử ammonia là
A. hình tam giác đều.
B. hình tứ diện đều.
C. đường thẳng.
D. hình chóp tam giác.
Câu 12. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu hồng.
B. màu vàng.
C. màu đỏ.
D. màu xanh.
Câu 13. NH3 không có ứng dụng nào sau đây trong công nghiệp?
A. Làm nguyên liệu để điều chế khí N2.
B. Nguyên liệu sản xuất phân bón hoá học.
C. Làm nguyên liệu sản xuất HNO3.
D. Chất làm lạnh trong hệ thống làm lạnh.
Câu 14. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?
A. CaCO3.
B. BaSO4.
C. NH4Cl.
D. AgCl.
Câu 15. Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính base, tính khử.
B. tính base, tính oxi hóa.
C. tính acid, tính base.
D. tính acid, tính khử.
Câu 16. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Cu.
B. Au, Pt.
C. Mg, Au.
D. Ag, Pt.
* Mức độ thông hiểu
Câu 17. Xét các cân bằng sau:
(1) H2(g) + I2(g) 2HI(g) KC(1)
(2) H2(g) + I2(g) HI(g) KC(2)
Mối quan hệ giữa KC(1) và KC(2) là
A. KC(1) = KC(2).
B. KC(1) = (KC(2))2.
C. KC(1) =
D. KC(1) =
Câu 18. Cho các cân bằng hoá học:
(1) N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)
(2) H2(g) + I2(g) 2HI(g)
(3) 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g)
(4) 2NO2(g) N2O4(g)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 19. Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g); < 0.
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 20. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HCl → H+ + Cl-.
B. CH3COOH CH3COO- + H+
C. NaOH Na+ + OH−
D. Na3PO4 → 3Na+ + .
Câu 21. Trong dung dịch acetic acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO−.
B. H+, CH3COO−, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO−, H2O.
D. CH3COOH, CH3COO−, H+.
Câu 22. Cho phương trình: NH3 + H2O + OH−
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?
A. NH3.
B. H2O.
C.
D. OH−.
Câu 23. Khí nitrogen trơ về mặt hoá học ở điều kiện thường là do
A. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết lớn.
B. Phân tử có liên kết ba, năng lượng liên kết nhỏ.
C. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết lớn.
D. Phân tử có liên kết đôi, năng lượng liên kết nhỏ.
Câu 24. Ở nhiệt độ cao, khí nitrogen phản ứng với khí hydrogen và khí oxygen theo hai phương trình hoá học sau:
N2 + 3H2 2NH3 (1);
N2 + O2 2NO (2)
Trong các phản ứng (1) và (2), vai trò của N2 lần lượt là
A. chất oxi hoá; chất khử.
B. chất khử; chất khử.
C. chất oxi hoá; chất oxi hoá.
D. chất khử; chất oxi hoá.
Câu 25. Các loại bim bim (snack) là món yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Lượng bim bim trong các gói thường chỉ chiếm một nửa thể tích, phần còn lại là khí nitrogen. Lí do khí nitrogen được bơm vào gói bim bim là
A. tạo môi trường trơ bảo quản bim bim.
B. diệt khuẩn để bảo quản bim bim lâu hơn.
C. tăng khối lượng cho gói bim bim.
D. tăng tính thẩm mĩ của gói bim bim.
Câu 26. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3.
B. Cách 1.
C. Cách 2.
D. Cách 2 hoặc cách 3.
Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A.
B.
C.
D.
Câu 28. Cho các chất khí: NO, NO2, N2O và N2. Số chất khí là nguyên nhân góp phần gây ra hiện tượng mưa acid là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
* Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 29 (1 điểm). Polystyrene là một loại nhựa thông dụng được dùng để làm đường ống nước. Nguyên liệu để sản xuất polystyrene là styrene . Styrene được điều chế từ phản ứng sau:
Cân bằng hoá học của phản ứng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu:
a) Tăng áp suất của bình phản ứng.
b) Tăng nhiệt độ của phản ứng.
c) Tăng nồng độ của C6H5CH2CH3.
d) Thêm chất xúc tác.
Câu 30 (1 điểm). Khi thay nước ở một số ao nuôi tôm, người ta xả nước ao chưa xử lý ra các hồ xung quanh. Sau một thời gian, các hồ đó có hiện tượng nước chuyển sang màu xanh lục, làm cá, tôm bị chết. Nêu tên của hiện tượng trên. Giải thích.
Câu 31 (1 điểm). Hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. xảy ra hoàn toàn.
C. xảy ra chậm.
D. luôn có nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm.
Câu 2: Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là
A. cân bằng tĩnh.
B. cân bằng động.
C. cân bằng bền.
D. cân bằng không bền.
Câu 3: Giá trị hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Chất xúc tác.
Câu 4: Cho cân bằng hoá học sau:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) < 0
Yếu tố không làm cân bằng trên chuyển dịch là
A. áp suất chung của hệ.
B. nồng độ khí NH3.
C. nồng độ khí H2.
D. chất xúc tác.
Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình của phản ứng thuận nghịch?
A. KOH + HCl → KCl + H2O.
B. Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO.
C. AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
D. S + Fe FeS.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch C6H12O6 (glucose).
Câu 7: Sự điện li là quá trình
A. phân li các chất khi tan trong nước thành các phân tử nhỏ hơn.
B. hòa tan các chất trong nước.
C. phân li các chất khi tan trong nước thành các ion.
D. phân li các chất khi tan trong nước thành các chất đơn giản.
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu?
A. HNO3.
B. Na2CO3.
C. NaOH.
D. HClO.
Câu 9: Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì base là chất
A. cho proton.
B. tan trong nước phân li ra H+.
C. nhận proton.
D. tan trong nước phân li ra OH−.
Câu 10: Môi trường acid là môi trường có
A. [H+] < [OH−].
B. pH = 7.
C. [H+] = [OH-].
D. pH < 7.
Câu 11: Cho phản ứng thuận nghịch sau:
2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g)
Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là
A. KC =
B. KC =
C. KC =
D. KC =
Câu 12: Cho cân bằng hóa học:
N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) < 0
Biện pháp nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận?
A. Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
B. Giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. Giảm áp suất của hệ phản ứng.
D. Thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.
Câu 13: Cho các cân bằng hoá học sau:
(1) N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g)
(2) H2 (g) + I2 (g) ⇌ 2HI (g)
(3) 2SO2 (g) + O2 (g) ⇌ 2SO3 (g)
(4) 2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g)
Khi thay đổi áp suất, số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Cho phương trình hoá học: CH3COOH + H2O CH3COO− + H3O+
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?
A. CH3COOH.
B. H2O.
C. CH3COO−.
D. H3O+.
Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?
A. NaCl.
B. HCl.
C. KOH.
D. HNO3.
Câu 16: pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?
A. Dung dịch HCl 0,1M.
B. Dung dịch CH3COOH 0,1M.
C. Dung dịch NaCl 0,1M.
D. Dung dịch NaOH 0,01M.
Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của nitrogen?
A. Bảo quản mẫu vật phẩm trong y học.
B. Tạo khí quyển trơ.
C. Bảo quản thực phẩm.
D. Sản xuất phân lân.
Câu 18: Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. Oxygen.
B. Nitrogen dioxide.
C. Carbon dioxide.
D. Nitrogen.
Câu 19: Dạng hình học của phân tử ammonia là
A. hình tam giác đều.
B. hình tứ diện.
C. đường thẳng.
D. hình chóp tam giác.
Câu 20: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4.
B. NH4HCO3.
C. CaCO3.
D. NH4NO2.
Câu 21: Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen trong hợp chất HNO3 là
A. +5.
B. +2.
C. +4.
D. −2.
Câu 22: Nitric acid thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng do có
A. tính oxi hoá mạnh.
B. tính khử.
C. tính acid mạnh.
D. tính khử và tính axit mạnh.
Câu 23: Ở nhiệt độ cao, nitrogen thể hiện tính khử khi phản ứng với đơn chất nào sau đây?
A. Magnesium.
B. Oxygen.
C. Calcium.
D. Hydrogen.
Câu 24: Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitrogen có độ âm điện lớn.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba rất bền.
D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 25: Tính base của ammonia được thể hiện qua phản ứng nào sau đây?
A. NH3 + HNO3 → NH4NO3.
B. NH4Cl NH3 + HCl.
C. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O.
D. 2NH3 + 3CuO 3Cu + 2N2↑ + 3H2O.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước.
B. Dung dịch muối ammonium phân li hoàn toàn thành ion.
C. Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt, khi đun nóng bị phân huỷ thành ammonia và acid tương ứng.
D. Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng ammonia.
Câu 27: Khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí?
A. N2.
B. NH3.
C. O2.
D. NO2.
Câu 28: Nitric acid thể hiện tính axit khi phản ứng với chất nào sau đây?
A. Fe(OH)2.
B. Cu.
C. P.
D. Fe2O3.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Trong dung dịch muối CoCl2 (màu hồng) tồn tại cân bằng hoá học sau:
< 0
màu hồng màu xanh
Dự đoán sự biến đổi màu sắc của ống nghiệm đựng dung dịch CoCl2 trong các trường hợp sau:
a) Thêm từ từ HCl đặc.
b) Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Câu 30 (1,0 điểm): Hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?
Câu 31 (1,0 điểm): Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 bằng 3,6. Nung nóng X trong bình kín có bột Fe xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có số mol giảm 8% so với ban đầu. Xác định hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3.
…………………HẾT…………………
Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Hóa học 11 (sách cũ)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)