Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024
Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 9. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 9 chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 9.
Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 9 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Văn bản nhận dụng
- Văn học trung đại Việt Nam
* Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
1 |
Phong cách Hồ Chí Minh |
Lê Anh Trà |
Văn bản nhật dụng |
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận ra một vất đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. |
+ Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. + Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận. + Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. |
2 |
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình |
Mác-két |
Văn bản nhật dụng |
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
|
+ Có lập luận chặt chẽ. + Có chứng cứ cụ thể, xác thực. + Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. |
3 |
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em |
|
Văn bản nhật dụng |
Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
|
+ Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lý. Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ. + Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
|
4 |
Chuyện người con gái Nam Xương |
Nguyễn Dữ |
Truyện truyền kì |
Truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng, chiến tranh phi nghĩa và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
|
+ Khai thác vốn văn học dân gian. + Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì…
|
5 |
Hoàng Lê nhất thống chí |
Ngô gia văn phái |
Tiểu thuyết chương hồi |
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). |
+ Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. + Khắc họa nhân vật lịch sử (người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống) với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động. + Có giọng điệu trần thuật thể hiện rõ thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước. |
6 |
Truyện Kiều |
Nguyễn Du |
|
- Giá trị nhân đạo: Đề cao tự do, ước mơ đẹp về tình yêu; khát vọng công lí, khát vọng về quyền sống... Ca ngợi phẩm chất con người (Kiều: Đẹp, tài, trí, hiếu thảo, trung hậu, vị tha). - Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công. Tiếng nói lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. |
- Truyện Kiều là sự kết tinh tthành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (Văn học dân tộc; thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự ; Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ; khắc hoạ tính cách , tâm lý con người). |
7 |
Chị em Thúy Kiều |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của hai chị em Kiều, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
|
+ Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ. + Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. + Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. |
8 |
Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Nguyễn Du |
Truyện thơ |
Đoạn trích cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
|
+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. + Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
|
9 |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
Nguyễn Đình Chiểu |
Truyện thơ |
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
|
+ Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. + Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
|
2. Tiếng Việt:
STT |
Nội dung tiếng Việt |
Khái niệm cần nắm vững |
Dạng bài tập thực hành |
1 |
Phương châm hội thoại |
- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. - Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. - Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. - Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. * Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. |
Nhận biết, phân biệt các phương châm hội thoại và nêu tác dụng. |
2 |
Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp |
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép - Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép. - Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: + Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. + Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp. + Lược bỏ các từ chỉ tình thái. + Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn. + Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý. - Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp: + Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…). + Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. |
Nhận biết, phân biệt và nêu tác dụng của cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. |
3 |
Sự phát triển của từ vựng |
- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển. - Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. - Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác: + Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên. + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. |
Chỉ ra và nêu tác dụng của từ vựng được phát triển. |
4 |
Thuật ngữ |
- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. - Đặc điểm của thuật ngữ: + Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm. + Thuật ngữ không có tính biểu cảm. |
Nhận biết được thuật ngữ. |
5 |
Tổng kết từ vựng |
- Từ đơn và từ phức. - Thành ngữ. - Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. - Trường từ vựng. - Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh. - Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. |
Chỉ ra và nêu tác dụng của các loại từ vựng. |
3. Viết:
- Viết đoạn văn nghị luận khoảng 150-200 chữ (vấn đề nghị luận được lấy từ văn bản đọc - hiểu trong đề).
- Viết bài văn tự sự đóng vai nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện.
a. Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về sự việc hiện tượng, đời sống.
Sự việc tích cực |
Sự việc tiêu cực |
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân đoạn: - Những biểu hiện của sự việc, hiện tượng. - Phân tích ý nghĩa sự việc, hiện tượng. - Nêu tác dụng tích cực (ý nghĩa sự việc, hiện tượng) * Kết đoạn: Liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân. |
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân đoạn: - Thực trạng sự việc, hiện tượng. - Tìm hiểu nguyên nhân, sự việc, hiện tượng. - Nêu tác hại của sự việc, hiện tượng. - Đề ra hướng khắc phục. * Kết đoạn: Liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân. |
b. Dàn ý viết đoạn văn nghị luận tư tưởng đạo lí.
Mở đoạn |
Giới thiệu vấn đề nghị luận cần nghị luận. |
Thân đoạn |
- Giải thích vấn đề ( Là gì?) - Tìm hiểu nguyên nhân (Vì sao?) - Nêu biểu hiện vấn đề - Nêu dẫn chứng - Mở rộng vấn đề. - Vai trò, ý nghĩa. - Nhận thức hành động (Cần làm gì?) - Liên hệ bản thân. |
Kết đoạn |
Khẳng định vấn đề. |
c. Viết bài văn tự sự đóng vai nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện.
Mở đoạn |
- Đóng vai nhân vật để dẫn dắt vào câu chuyện định kể. |
Thân đoạn |
- Tự giới thiệu bản thân (đang đóng vai nhân vật). - Kể diễn biến câu chuyện: + Bối cảnh câu chuyện (không gian, thời gian,...) + Các nhân vật + Các diễn biến theo trình tự thời gian. |
Kết đoạn |
- Kết thúc câu chuyện và suy nghĩ của người kể. |
................................
................................
................................
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)