Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 10 năm 2024 có ma trận (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Sinh học 10.
MA TRẬN:
NỘI DUNG |
CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ |
Tổng cộng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
1. Hô hấp tế bào |
- Nêu được vị trí diễn ra và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào. |
|
- Giải thích được cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản nông sản. |
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ |
|
Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ |
|
Số câu: 0 Số điểm: 0đ |
|
Số câu: 0 Số điểm: 0đ |
|
Số câu: 3 = 1 điểm = 10% |
2. Quang hợp |
- Nêu được nguyên liệu của quá trình quang hợp. |
|
- Phân tích được cơ chế của quá trình quang hợp. |
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ |
|
Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ |
|
Số câu: 0 Số điểm: 0đ |
|
Số câu: 0 Số điểm: 0đ |
|
Số câu: 3 = 1 điểm = 10% |
3. Phân bào |
- Nêu được khái niệm, cơ chế của quá trình nguyên phân và giảm phân. |
|
- So sánh nguyên phân và giảm phân. - Phân tích được ý nghĩa của các hoạt động của NST trong nguyên phân. |
|
- Vận dụng tính được số lượng NST qua các kì của nguyên phân và giảm phân. |
|
- Vận dụng tính được số lượng tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho phân bào |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
|
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
|
Số câu: 4 Số điểm:4/3đ |
|
Số câu: 2 Số điểm:2/3đ |
|
Số câu: 12 câu 4 điểm = 40% |
4. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật |
- Nêu được các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. - Nêu được kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. - Nêu được quá trình chuyển hóa của vi sinh vật. |
|
- Dự đoán được kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật. - Phân tích được các quá trình chuyển hóa của vi sinh vật đã diễn ra. |
|
- Giải thích được hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. |
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
|
Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ |
|
Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ |
|
Số câu: 0 Số điểm:0đ |
|
Số câu: 6câu 2 điểm = 20% |
5. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật |
- Nêu được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật. - Nêu được khái niệm môi trường nuôi cấy liên tục. |
|
- Phân tích được khả năng thu sinh khối khi nuôi cấy vi sinh vật. - Phân tích được nguyên nhân tốc độ sinh trưởng nhanh của vi sinh vật. |
|
- Vận dụng tính được hằng số tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. |
|
- Vận dụng tính được số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ
|
|
Số câu: 2 Số điểm: 2/3đ
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 1/3đ |
|
Số câu: 6câu 2điểm = 20% |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. trên màng của tế bào.
B. trong tế bào chất (bào tương).
C. trong tất cả các bào quan khác nhau.
D. trong nhân của tế bào.
Câu 2: Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?
A. Đường phân.
B. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. Chu trình Crep.
D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
Câu 3: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
Câu 4: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khí O2 và đường.
B. Đường và nước.
C. Khí CO2, nước và năng lượng ánh sáng.
D. Khí CO2 và nước.
Câu 5: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
A. ánh sáng mặt trời.
B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
D. nhiệt năng do tế bào sinh ra.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp?
A. Đường được tạo ra trong pha sáng.
B. Khí O2 được giải phóng trong pha tối.
C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
D. O2 sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
Câu 7: Nguyên phân là hình thức phân bào
A. có sự tổ hợp lại các NST.
B. có sự tự nhân đôi của các NST.
C. có sự phân li của các NST.
D. mà tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ.
Câu 8: Trong nguyên phân, NST có những hoạt động là
A. tự nhân đôi, tiếp hợp và tái tổ hợp, phân li tái tổ hợp.
B. tự nhân đôi, phân li và tái tổ hợp, tổng hợp ARN.
C. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn, tiếp hợp và trao đổi chéo.
D. tự nhân đôi, đóng, tháo xoắn và phân li.
Câu 9: Phát biểu đúng khi nói về giảm phân là
A. có hai lần nhân đôi NST.
B. có một lần phân bào.
C. có một lần phân chia NST.
D. tế bào con có bộ NST đơn bội.
Câu 10: Cho các phát biểu sau về sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
I. Xảy ra trong 2 loại tế bào khác nhau.
II. Không có trao đổi chéo và có trao đổi chéo.
III. Sự tập trung các NST ở kì giữa nguyên phân và giảm phân II.
IV. Sự phân li NST ở kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân II.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 11: Trong nguyên phân, hiện tượng các NST kép co xoắn lại có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li.
B. Thuận lợi cho sự nhân đôi NST.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST.
D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn.
Câu 12: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. các NST đều ở trạng thái đơn.
B. các NST đều ở trạng thái kép.
C. có sự dãn xoắn của các NST.
D. có sự phân li các NST về 2 cực tế bào.
Câu 13: Ở lúa nước 2n = 24, số NST có trong 1 tế bào ở cuối kì đầu của nguyên phân là
A. 0.
B. 12.
C. 24.
D. 48.
Câu 14: Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số tâm động ở kì sau I là
A. 24 và 24.
B. 24 và 12.
C. 12 và 24.
D. 12 và 12.
Câu 15: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm được số crômatit là
A. 40.
B. 80.
C. 120.
D. 160.
Câu 16: Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 80%.
A. 500 và 1250.
B. 1200 và 650.
C. 1250 và 500.
D. 650 và 1200.
Câu 17: Vi sinh vật có thể được nuôi cấy trên những loại môi trường nào?
A. Môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.
B. Môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường tổng hợp.
C. Môi trường dùng chất tự nhiên và môi trường tổng hợp.
D. Môi trường dùng chất tự nhiên và môi trường nhân tạo.
Câu 18: Xét về kiểu dinh dưỡng, vi khuẩn lam thuộc loại nào?
A. Quang tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
Câu 19: Khi môi trường giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường có thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 - 1,5 g/l; KH2PO4 - 1 g/l; CaCl2 - 0,1 g/l; NaCl - 0,5 g/l. Môi trường này là kiểu môi trường
A. tổng hợp.
B. phức hợp.
C. tự nhiên.
D. bán tổng hợp.
Câu 20: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulôzơ, lên men lactic.
B. Phân giải prôtêin, xenlulôzơ.
C. Lên men lactic và lên men etilic.
D. Lên men lactic.
Câu 21: Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucôzơ thành
A. khí CO2.
B. axit lactic.
C. axit axêtic.
D. êtanol.
Câu 22: Lon hay hộp chứa sirô, nước ép quả sau khi mở nắp, rồi đậy lại để lâu thường bị phồng và có vị chua, nguyên nhân là do
A. nấm mốc phát triển.
B. vi sinh vật lên men thối sinh O2.
C. vi sinh vật lên men chua tạo CO2.
D. vi sinh vật lên men thối tạo CO2.
Câu 23: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là
A. sự tăng kích thước của từng cá thể.
B. sự tăng kích thước của cả quần thể.
C. sự tăng khối lượng của từng cá thể.
D. sự tăng khối lượng của cả quần thể.
Câu 24: Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh nhờ những đặc điểm nào sau đây?
I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh.
II. Hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh.
III. Sinh tổng hợp các chất nhanh.
IV. Kích thước nhỏ bé.
A. I, II, III, IV.
B. I, II, III.
C. I, IV.
D. I, III, IV.
Câu 25: Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
C. môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
D. môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Câu 26: Với môi trường nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vi sinh vật vào cuối của
A. pha tiềm phát.
B. pha lũy thừa.
C. pha cân bằng.
D. pha suy vong.
Câu 27: Một quần thể vi sinh vật có thời gian thế hệ là 30 phút. Hằng số tốc độ sinh trưởng của chủng vi sinh vật trên là
A.v = 2 lần/giờ.
B. v = 4 lần/giờ.
C. v = 1/2 lần/giờ.
D. v = 2 lần/giờ.
Câu 28: Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 100 tế bào, có thời gian thế hệ g là 120 phút. Quần thể vi sinh vật sinh trưởng bắt đầu từ 7h sáng đến 7 giờ tối. Số tế bào của quần thể sau nuôi cấy là
A. 12000.
B. 6400.
C. 1200.
D. 64000.
Câu 29: Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của ruồi giấm có 6 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 3 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều chuyển sang vùng chín trở thành các tế bào sinh giao tử. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử từ 6 tế bào sinh dục sơ khai nói trên là
A. 720.
B. 760.
C. 800.
D. 820.
Câu 30: Một tế bào sinh dục đực mang cặp NST giới tính XY nguyên phân một số lần tạo các tế bào con có tổng số NST gấp 19 lần số NST giới tính trong các tế bào con. Các tế bào được tạo ra đều giảm phân tạo 64 tinh trùng X. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tế bào ban đầu đã trải qua 7 lần phân bào.
II. Bộ NST 2n của loài có 38 NST.
III. Có 256 NST giới tính trong các tinh trùng được tạo thành.
IV. Nếu giảm phânkhông có trao đổi chéo thì có tối đa 128 loại tinh trùng được tạo thành.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucôzơ → axit piruvic + ATP + NADH.
B. Glucôzơ → CO2 + ATP + NADH.
C. Glucôzơ → nước + năng lượng.
D. Glucôzơ → CO2 + nước.
Câu 2: Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2?
A. Đường phân.
B. Chu trình Crep.
C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 3: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở
A. tế bào chất và nhân tế bào.
B. tế bào chất và màng nhân.
C. tế bào chất và màng sinh chất.
D. nhân tế bào và màng sinh chất.
Câu 4: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?
A. Hóa tổng hợp.
B. Hóa phân li.
C. Quang tổng hợp.
D. Quang phân li.
Câu 5: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khí O2 và đường.
B. Đường và nước.
C. Khí CO2, nước và năng lượng ánh sáng.
D. Khí CO2 và nước.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 7: Cơ chế ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản vô tính là
A. nhân đôi NST.
B. nguyên phân.
C. giảm phân.
D. thụ tinh.
Câu 8: Nguyên phân là hình thức phân bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A.Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào sinh dục thời kì sơ khai.
C.Tế bào sinh dục chín.
D.Tế bào xôma.
Câu 9: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế
A. nguyên phân.
B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi.
C. giảm phân và thụ tinh.
D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 10: Đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân là
A. tương tự như quá trình nguyên phân.
B. thể hiện bản chất giảm phân.
C. số NST trong tế bào là n ở mỗi kì.
D. có xảy ra tiếp hợp NST.
Câu 11: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có
A. n NST đơn, dãn xoắn.
B. n NST kép, dãn xoắn.
C. 2n NST đơn, co xoắn.
D. n NST đơn, co xoắn.
Câu 12: Ở người, 2n = 46. Quan sát một nhóm tế bào bình thường của một loại mô thực hiện phân bào, người ta quan sát thấy có 920 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Dự đoán nào sau đây là đúng về thời điểm phân bào và số lượng tế bào đang thực hiện phân bào?
A.Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 20 hoặc kì sau của giảm phân II với số lượng tế bào là 20.
B. Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 10 hoặc kì sau của giảm phân II với số lượng tế bào là 20.
C.Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 20 hoặc kì sau của giảm phân II với số lượng tế bào là 10.
D.Đang ở kì sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 10.
Câu 13:Một hợp tử của cà chua có 2n = 24, nguyên phân một số đợt liên tiếp. Vào kì sau của lần nguyên phân cuối người ta đếm được 1536 NST đơn ở đầu 2 cực của các tế bào. Hợp tử trên nguyên phân với số lần là
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 5.
Câu 14: Có 10 hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 26 cùng nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số tế bào con được tạo thành và số NST môi trường cung cấp cho các tế bào lần lượt là
A. 80 và 1820.
B. 70 và 1820.
C. 70 và 2080.
D. 80 và 2080.
Câu 15: Có 7 hợp tử cùng loài tiến hành nguyên phân 3 lần. Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ NST của loài trên là
A. 2n = 8.
B. 2n = 4.
C. 2n = 16.
D. 2n = 24.
Câu 16: Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 80%.
A. 500 và 1250.
B. 1200 và 650.
C. 1250 và 500.
D. 650 và 1200.
Câu 17: Môi trường gồm các thành phần: glucôzơ, nước thịt, MgSO4, CaCl2 là môi trường gì?
A. Tổng hợp.
B. Bán tổng hợp.
C. Tự nhiên.
D. Bán tự nhiên.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
I. Khi môi trường không có ôxi, thì vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí.
II. Hô hấp hiếu khí ở các loại vi sinh vật diễn ra ở màng sinh chất.
III. Hô hấp kị khí có chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử vô cơ ở điều kiện có ôxi phân tử.
IV. Chất nhận êlectron cuối cùng là phân tử hữu cơ có ở nhóm vi sinh vật chuyển hóa vật chất theo hình thức lên men.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Sản phẩm của quá trình lên men là
A. năng lượng và cacbônic.
B. chất hữu cơ và cacbônic.
C. chất cô cơ và năng lượng.
D. chất hữu cơ và năng lượng.
Câu 20: Những sản phẩm nào dưới đây được tạo ra từ quá trình vi sinh vật phân giải prôêin?
A. Sữa chua, dưa muối, nước mắm.
B. Bia, dưa muối, tương.
C. Nước mắm, tương.
D. Nước mắm, rượu êtilic.
Câu 21: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng.
B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng.
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng.
D. Vi sinh vật hóa dưỡng.
Câu 22: Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật?
I. Phân giải đường làm chua dưa muối.
II. Phân giải prôtêin trong làm nước mắm và tương.
III. Phân giải prôtêin của đồ ăn.
IV. Phân giải xenlulôzơ ở các mặt hàng tre nứa.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 23: Đặc điểm pha lũy thừa (pha log) của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục là
A. số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
B. số lượng tế bào sống giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C. vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
D. vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
Câu 24: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu
A. tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong.
B. kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
C. rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
D. làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp.
Câu 25: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm số lượng tế bào ở pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?
I. Số lượng tế bào không đủ để duy trì quần thể.
II. Cạn kiệt nguồn sống.
III. Môi trường ô nhiễm.
IV. Tế bào già và chết.
A. II, III.
B. I, III.
C. II, III, IV.
D. I, III, IV.
Câu 26: Số tế bào được sinh ra sau n lần phân chia từ No tế bào ban đầu là
A. N = N0× 2n.
B. N = N0× 2n.
C. N = N0 : 2n.
D. N = N0 : 2n.
Câu 27: Trực khuẩn Lactic cứ 100 phút phân bào 1 lần, thời gian thế hệ (g) của nó là
A. 10 phút.
B. 100 phút.
C. 60 phút.
D. 40 phút.
Câu 28: Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật có thời gian thế hệ g là 15 phút. Tiến hành nuôi cấy từ 8 giờ đến 9 giờ 30 phút. Sau khi nuôi cấy thấy, quần thể có 9600 tế bào. Theo lí thuyết, số tế bào ban đầu của quần thể là
A. 150.
B. 600.
C. 300.
D. 1500.
Câu 29: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Biết rằng không xảy ra đột biến, các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội.
C. Bộ NST của tế bào 1 là 2n = 4, bộ NST của tế bào 2 là 2n = 8.
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Câu 30: Xét các giao tử được sinh ra từ một cá thể, người ta thấy có 39 loại giao tử mang 1 NST có nguồn gốc từ bố. Một số tế bào sinh dục sơ khai của các cá thể này nguyên phân một số lần rồi chuyển sang vùng chín giảm phân tạo được 64 giao tử. Biết môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu cho quá trình nguyên phân và giảm phân tương đương 9906 NST đơn. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Cá thể đó thuộc giới đực.
B. Tế bào đã trải qua 7 lần nguyên phân.
C. Trong các tế bào con được hình thành sau giảm phân có 9828 NST được cấu tạo hoàn toàn bằng nguyên liệu môi trường.
D. Có 63 thoi vô sắc được hình thành và phá vỡ trong quá trình trên.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: Bào quan tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là
A. trung thể.
B. không bào.
C. ti thể.
D. bộ máy Gôngi.
Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở
A. tế bào chất và nhân tế bào.
B. tế bào chất và màng nhân.
C. tế bào chất và màng sinh chất.
D. nhân tế bào và màng sinh chất.
Câu 3: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là
A. axit lactic.
B. axêtyl - CoA.
C. axit axêtic.
D. glucôzơ.
Câu 4: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào trong quá trình hô hấp tế bào?
A. Đường phân.
B. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. Chu trình Crep.
D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
Câu 5: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khí O2 và đường.
B. Đường và nước.
C. Khí CO2, nước và năng lượng ánh sáng.
D. Khí CO2 và nước.
Câu 6: Những đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về pha sáng?
I. Diễn ra ở các tilacôit.
II. Diễn ra trong chất nền của lục lạp.
III. Là quá trình ôxi hóa nước.
IV. Nhất thiết phải có ánh sáng.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 7: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
A. quá trình quang phân li nước.
B. quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động.
C. hoạt động của chuỗi truyền êlectron.
D. sự hấp thụ năng lượng của nước.
Câu 8: Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn.
B. Tế bào động vật.
C. Tế bào thực vật.
D. Tế bào nấm.
Câu 9: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A. sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.
B. hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.
C. chu kì tế bào diễn ra ổn định.
D. sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi.
Câu 10: Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST.
D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn.
Câu 11: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì giữa I và kì sau I.
B. kì giữa II và kì sau II.
C. kì giữa I và kì giữa II.
D. kì đầu I và kì giữa II.
Câu 12:Ở cơ thể người, sự phân bào giảm phân có bao nhiêu ý nghĩa sau đây?
I. Tạo giao tử đơn bội, qua thụ tinh khôi phục lại bộ NST 2n của loài.
II. Giúp các cơ quan sinh trưởng và phát triển.
III. Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng.
IV. Tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp gen khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Quan sát một tế bào ruồi giấm đang trong quá trình phân bào. Người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp thành một hàng một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở
A. kì giữa của nguyên phân.
B. kì giữa của giảm phân I.
C. kì giữa của giảm phân II.
D. kì sau của nguyên phân.
Câu 14: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa như hình dưới đây:
Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả
A. Kì sau của giảm phân I.
B. Kì sau của nguyên nhân.
C. Kì sau của giảm phân II.
D. Kì giữa của nguyên phân.
Câu 15: Có một số tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra 96 tế bào con vào cuối quá trình. Có bao nhiêu tế bào đã tham gia vào quá trình đó?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 16: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST và số crômatit trong mỗi tế bào ở kì giữa II lần lượt là
A.19 và 76.
B. 38 và 0.
C.19 và 38.
D. 76 và 76.
Câu 17: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phần hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là
A. môi trường nhân tạo.
B. môi trường dùng chất tự nhiên.
C. môi trường tổng hợp.
D. môi trường bán tổng hợp.
Câu 18: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. nguồn năng lượng và khí CO2.
B. nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
C. ánh sáng và nhiệt độ.
D. ánh sáng và nguồn cacbon.
Câu 19: Các vi khuẩn tiến hành nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh thuộc loại dinh dưỡng nào?
A. Quang tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai về quá trình phân giải prôtêin?
A. Quá trình phân giải prôtêin phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzim prôtêaza.
B. Khi môi trường thiếu nitơ, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amôniac bay ra.
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amôniac bay ra.
D. Nhờ có tác dụng của prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của đậu tương được phân giải thành các axit amin.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic.
B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axêtic, CO2.
C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2.
D. Sản phẩm gồm axit lactic và O2.
Câu 22:Ứng dụng làm nước mắm, nước chấm là của quá trình nào sau đây?
A. Phân giải pôlisaccarit .
B. Phân giải prôtêin.
C. Phân giải lipit.
D. Phân giải xenlulôzơ.
Câu 23: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. Nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được.
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng.
Câu 24: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các prôtêin. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomanđêhit là
A. chất ức chế sinh trưởng.
B. nhân tố sinh trưởng.
C. chất dinh dưỡng.
D. chất hoạt hóa enzim.
Câu 25: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng.
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng.
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp.
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nuclêic.
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật.
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật.
Câu 27: Bảng dưới đây thể hiện các thông số về sinh trưởng của một quần thể vi sinh vật:
Thời gian (phút) |
Số lần phân chia |
Số tế bào của quần thể |
0 |
0 |
100 |
30 |
1 |
200 |
60 |
2 |
400 |
90 |
3 |
800 |
Hãy cho biết hằng số tốc độ sinh trưởng của chủng vi sinh vật trên?
A. 1 lần/giờ.
B. 3 phút.
C. 2 lần/giờ.
D. 1 giờ.
Câu 28: Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 1500 tế bào. Sau 8 giờ, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là 384000. Thời gian thế hệ g của quần thể trên là
A. 1 phút.
B. 8 giờ.
C. 1 giờ.
D. 100 phút.
Câu 29: Ở ruồi giấm 2n = 8, con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST XX. Có 3 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân một số lần bằng nhau và bằng số NST trong mỗi tinh trùng của loài. Các tế bào con đều tham gia thụ tinh tạo giao tử. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng Y là 6,25%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 12,5%. Biết tất cả các hợp tử được tạo thành đều phát triển thành các cá thể. Số cá thể đực và cái được tạo thành từ quá trình trên là bao nhiêu?
A. 6 và 12.
B. 8 và 16.
C. 4 và 8.
D. 8 và 12.
Câu 30: Hình vẽ sau đây mô tả một tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang phân bào:
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tế bào có thể đang ở kì sau của nguyên phân và kết thúc phân bào tạo ra hai tế bào con có 2n = 6.
II. Tế bào có thể đang ở kì sau của giảm phân I và kết thúc phân bào tạo ra hai tế bào con có 3 NST kép.
III. Tế bào có thể đang ở kì sau của giảm phân II và kết thúc phân bào tạo nên hai tế bào con có n = 6.
IV. Cơ thể đó có thể có bộ NST 2n = 6 hoặc 2n = 12.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Hô hấp tế bào là quá trình
A. chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
B. chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của FADH2.
C. chuyển năng lượng của ATP thành năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ.
D. chuyển năng lượng của FADH2 thành năng lượng của các nguyên liệu vô cơ.
Câu 2: Hô hấp tế bào xảy ra gồm
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 3: Trong hoạt động hô hấp tế bào, CO2 được tạo ra từ
A. giai đoạn đường phân.
B. giai đoạn chu trình Crep.
C. giai đoạn phản ứng truyền điện tử.
D. giai đoạn đường phân, giai đoạn chu trình Crep và giai đoạn phản ứng truyền điện tử.
Câu 4: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng của ánh sáng được gọi là
A. quang tổng hợp.
B. hóa tổng hợp.
C. quang phân li.
D. hóa phân li.
Câu 5: Pha tối của quang hợp xảy ra ở
A. trên màng của các túi dẹp tilacôit.
B. ở trên các lớp màng của lục lạp.
C. trong các hạt grana.
D. trong chất nền của lục lạp.
Câu 6: Nếu không có ánh sáng kéo dài thì pha tối của quang hợp sẽ
A. xảy ra bình thường vì pha tối không phụ thuộc vào ánh sáng.
B. xảy ra bình thường vì pha tối chỉ dùng sản phẩm của pha sáng, không dùng năng lượng ánh sáng.
C. không tiếp tục xảy ra vì pha tối dùng sản phẩm của pha sáng.
D. không tiếp tục xảy ra vì pha tối không có năng lượng của ánh sáng.
Câu 7: Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là
A. ADN tự nhân đôi.
B. các nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
C. trung thể tự nhân đôi.
D. sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan.
Câu 8: Các tế bào gan bình thường của người sẽ phân bào
A. 1 lần trong 1 ngày.
B. 2 lần trong 1 ngày.
C. 1 lần trong 1 năm.
D. 2 lần trong 1 năm.
Câu 9: Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể
A. đơn bào.
B. đa bào.
C. lưỡng bội.
D. lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính.
Câu 10: Việc phân chia tế bào giúp cho sinh vật đa bào
A. sinh sản.
B. phát triển.
C. sinh trưởng.
D. tái sinh, sinh trưởng và phát triển.
Câu 11: Hình thức phân bào theo kiểu phân đôi và nguyên phân giống nhau ở chỗ
A. đều trải qua các kì. trước, giữa, sau, cuối.
B. phương tiện chuyên chở là thoi vô sắc.
C. vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
D. đều xảy ra giai đoạn co xoắn các NST (''bao gói'' vật liệu di truyền).
Câu 12: Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì
A. NST chưa tự nhân đôi.
B. NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.
C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.
D. các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.
Câu 13: Điểm giống nhau giữa nguyên phân với giảm phân là
A. đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
C. đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
D. đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chín.
Câu 14: Hoạt động của NST ở kì đầu giảm phân I và kì đầu nguyên phân có sự khác nhau là
A. Ở nguyên phân các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Ở giảm phân các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. Ở nguyên phân các NST sau khi tự nhân đôi đính nhau ở tâm động. Ở giảm phân các NST sau khi tự nhân đôi không đính nhau ở tâm động.
C. Ở nguyên phân các NST tương đồng không tiếp hợp với nhau. Ở giảm phân các NST tương đồng tiếp hợp với nhau từ đầu nọ đến đầu kia.
D. Ở nguyên phân các NST bắt đầu đóng xoắn. Ở giảm phân các NST đóng xoắn cực đại.
Câu 15: Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân liên tiếp 5 lần, hỏi môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST đơn?
A. 736.
B. 1426.
C. 1472.
D. 960.
Câu 16: Sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng diễn ra ở kì sau lần phân bào I là cơ chế
A. tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về tổ hợp NST.
B. tạo ra nhiều loại giao tử giống nhau về tổ hợp NST.
C. tạo ra các loại giao tử khác nhau về tổ hợp gen.
D. tạo ra các loại giao tử giống nhau về tổ hợp gen.
Câu 17: Ở người bộ NST 2n = 46, 1 tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân. Ở kì đầu I, tế bào có bao nhiêu NST kép?
A. 46 NST kép.
B. 46 NST đơn.
C. 23 NST kép.
D. 23 NST đơn.
Câu 18: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A. 16.
B. 32.
C. 64.
D. 128.
Câu 19: Câu nào nói sai khi nói về vi sinh vật?
A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
B. Tuy rất đa dạng nhưng vi sinh vật có những đặc điểm chung nhất định.
C. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp.
D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
Câu 20: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn
A. CO2 và ánh sáng.
B. chất vô cơ và ánh sáng.
C. ánh sáng và chất hữu cơ.
D. chất vô cơ và CO2.
Câu 21: Trong hô hấp (hô hấp kị khí hay hô hấp hiếu khí) êlectron tách ra từ cơ chất ban đầu đều được chuyển đến ...... cuối cùng thông qua chuỗi vận chuyển êlectron. Điền vào chỗ trống (......) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?
A. ATP.
B. chất cho êlectron.
C. chất nhận êlectron.
D. chất cho đồng thời là chất nhận êlectron.
Câu 22: Môi trường tự nhiên để nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm là
A. cao thịt bò.
B. (NH4)3PO4 - 0,2.
C. KH2PO4 - 1,0.
D. MgSO4 - 0,2.
Câu 23: Tại sao trâu, bò đồng hoá được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ?
A. Vì trâu, bò là động vật nhai lại.
B. Vì trong rơm, rạ, cỏ có nhiều vi sinh vật phân giải chất xơ.
C. Vì dạ cổ của trâu, bò có chứa vi sinh vật phân giải xenlulôzơ, hemixenlulôzơ, pecton ở rơm, rạ, cỏ.
D. Vì dạ cổ của trâu, bò có chứa men tiêu hoá phân giải xenlulôzơ, hemixenlulôzơ, pecton ở rơm, rạ, cỏ.
Câu 24: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl (0,5). Nguồn nitơ của vi sinh vật này từ
A. các hợp chất chứa NH4+.
B. ánh sáng.
C. chất hữu cơ.
D. chất vô cơ và chất hữu cơ.
Câu 25: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là
A. số được sinh ra nhiều hơn số chết đi.
B. số chết đi nhiều hơn số được sinh ra.
C. số được sinh ra bằng số chết đi.
D. chỉ có chết mà không có sinh.
Câu 26: Nuôi cấy 105 vi khuẩn (sinh sản bằng phân đôi) vào môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng thì số lượng tế bào (N) sau thời gian nuôi cấy có thể là
A. N = 8.105.
B. N = 7.105.
C. N = 6.105.
D. N = 3.105.
Câu 27: Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 1500 tế bào. Sau 8 giờ, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là 384000. Thời gian thế hệ g của quần thể trên là
A. 1 phút.
B. 8 giờ.
C. 1 giờ.
D. 100 phút.
Câu 28: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân huỷ ở pha suy vong?
A. Vì chất dinh dưỡng cạn dần, chất độc hại ngày càng nhiều.
B. Vi sinh vật có thời gian sống nhất định, khi đến pha suy vong các vi sinh vật đã đến tuổi tự phân huỷ.
C. Ở pha suy vong, nguồn ôxi cạn kiệt.
D. Ở pha suy vong, các enzim của vi khuẩn tự phân giải tế bào.
Câu 29: Chủng tụ cầu vàng (Staphyloccus aureus) được cấy trên môi trường A gồm nước, muối khoáng và nước thịt. Môi trường B gồm nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1). Môi trường C gồm nước, muối khoáng, glucôzơ. Nuôi ở tủ ấm 37°C thì vi khuẩn tụ cầu vàng không phát triển ở
A. môi trường A, B.
B. môi trường B, C.
C. môi trường A, B, C.
D. môi trường C.
Câu 30: Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Vì sao?
A. Phải, vì có tác dụng ôxi rất mạnh.
B. Phải, vì có tác dụng làm cho prôtêin của tế bào vi khuẩn bất hoạt.
C. Không, vì xà phòng có thể là môi trường nuôi dưỡng phát triển.
D. Không, vì xà phòng chỉ tạo bọt làm trôi vi khuẩn.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1: Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng
A. hóa hợp.
B. trao đổi.
C. ôxi hóa - khử.
D. thủy phân.
Câu 2: Sơ đồ tóm tắt thể hiện đúng quá trình đường phân là
A. glucôzơ → CO2 + H2O + năng lượng.
B. axit piruvic → CO2 + năng lượng.
C. axit piruvic →axit lactic + năng lượng.
D. glucôzơ → axit piruvic + năng lượng.
Câu 3: Trong quá trình đường phân, để tạo thành fructôzơ 1,6 - điphotphat, một phân tử glucôzơ cần số ATPlà
A. 1 ATP.
B. 2 ATP.
C. 3 ATP.
D. 4 ATP.
Câu 4: Pha tối của quang hợp còn được gọi là
A. pha sáng của quang hợp.
B. quá trình cố định CO2.
C. quá trình chuyển hoá năng lượng.
D. quá trình tổng hợp cacbonhidrat.
Câu 5: Chất khí cần thiết cho quá trình quang hợp là
A. CO2.
B. O2.
C. H2.
D. N2.
Câu 6: Để tiến hành quang hợp, cây xanh đã hấp thu dạng năng lượng là
A. điện năng.
B. quang năng.
C. nhiệt năng.
D. hóa năng.
Câu 7: Chu kì tế bào là
A. quá trình phân chia nhân, phân chia chất tế bào mà kết thúc là sự phân chia tế bào.
B. trình tự các kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối của nguyên phân.
C. trình tự các giai đoạn (kì trung gian và các kì của nguyên phân) mà tế bào cần trải qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
D. khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp.
Câu 8: Phát biểu đúng khi nói về nguyên phân là
A. chỉ xảy ra ở các tế bào xôma.
B. có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội.
D. có một lần phân bào.
Câu 9: Bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản hữu tính ổn định qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình
A. nguyên phân và giảm phân.
B. giảm phân và thụ tinh.
C. thụ tinh.
D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 10: Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn.
B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
C. sự tự nhân đôi và sự phân li.
D. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
Câu 11: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. tế bào cơ tim.
B. hồng cầu.
C. bạch cầu.
D. tế bào thần kinh.
Câu 12: Bộ NST sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá huỷ?
A. NST không tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào.
B. NST không tự nhân đôi, phân li về 1 cực tế bào.
C. NST tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào. Bộ NST tăng lên 4n.
D. NST tự nhân đôi, phân li về 2 cực tế bào.
Câu 13: Việc phân chia tế bào giúp cho vi khuẩn
A. sinh sản.
B. tái sinh.
C. sinh trưởng.
D. sinh trưởng và phát triển.
Câu 14: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử
là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là
A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Câu 15: Trong giảm phân, sự trao đổi các đoạn NST giữa các NST tương đồng xảy ra ở
A. kì đầu I.
B. kì giữa I.
C. kì sau I.
D. kì cuối I.
Câu 16: Vào kì giữa I của giảm phân và kì giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là
A. các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. nhiễm sắc thể dãn xoắn.
C. thoi vô sắc biến mất.
D. màng nhân xuất hiện trở lại.
Câu 17: Ở người bộ NST 2n = 46, 1 tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân. Ở kì giữa II, tế bào có bao nhiêu tâm động?
A. 92 tâm động.
B. 46 tâm động.
C. 23 tâm động.
D. 22 tâm động.
Câu 18: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ NST lưỡng bội của loài là
A. 2n = 36.
B. 2n = 16.
C. 2n = 26.
D. 2n = 24.
Câu 19: Vi sinh vật sử dụng CO2 làm nguồn cacbon là vi sinh vật
A. quang dưỡng.
B. hoá dưỡng.
C. tự dưỡng.
D. dị dưỡng.
Câu 20: Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của
A. nấm men rượu.
B. vi khuẩn mì chính.
C. nấm cúc đen.
D. vi khuẩn lactic.
Câu 21: Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi sinh vật trong pha tiềm phát?
A. Tế bào phân chia.
B. Có sự tạo thành và tích lũy các enzim.
C. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ.
D. Lượng tế bào giảm.
Câu 22: Gọi n là số lần phân chia tế bào. Khi nuôi cấy 1 vi khuẩn (sinh sản bằng phân đôi) vào môi trường
đầy đủ chất dinh dưỡng thì số lượng tế bào (N) sau thời gian nuôi cấy sẽ theo công thức (giả thiết không có vi khuẩn chết)
A. N = 2 + n.
B. N = 2.n.
C. N = 2n.
D. N = 2n - 1.
Câu 23: Vì sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ta pha suy vong?
A. Vì môi trường luôn có nhiệt độ, pH, độ ẩm ổn định.
B. Vì môi trường luôn có ôxi ổn định.
C. Vì môi trường luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và cũng liên tục thải ra các sản phẩm dị hoá.
D. Vì môi trường luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và không thải ra các sản phẩm dị hoá.
Câu 24: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được
A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
Câu 25: Vi khuẩn H.pylori kí sinh trong dạ dày người thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa kiềm.
B. ưa pH trung tính.
C. ưa axit.
D. ưa lạnh.
Câu 26: Các hợp chất sau không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện là
A. kháng sinh.
B. cồn.
C. iốt.
D. các hợp chất kim loại nặng.
Câu 27: Cơ chế tác động của các loại cồn là
A. làm biến tính các loại màng.
B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
C. thay đổi sự cho đi qua của lipit màng.
D. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
Câu 28: Khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiều đường, muối thì
A. nước bên trong tế bào đi ra bên ngoài gây hiện tượng có nguyên sinh và sinh trưởng bị kìm hãm.
B. nước từ bên ngoài đi vào bên trong tế bào.
C. nước trong tế bào vẫn duy trì ở mức bình thường do cấu trúc đặc trưng của màng tế bào không để mất hoặc thừa nước.
D. vi sinh vật sẽ chết.
Câu 29: Vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ là 20 phút, thời gian từ khi tế bào sinh ra cho đến khi phân chia là
A. 20 phút.
B. 20 × 2n phút.
C. 20 × n phút.
D. 20 : 2n phút.
Câu 30: Một quần thể vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục, ban đầu có 1000 tế bào. Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn này là 20 phút. Sau 2 giờ nuôi cấy, số lượng tế bào thu được là bao nhiêu?
A.16000.
B.32000.
C.8000.
D. 6400.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: Hô hấp nội bào là
A. từ năng lượng ánh sáng mặt trời sang quang năng.
B. từ năng lượng ánh sáng mặt trời sang năng lượng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ ở thực vật.
C. từ năng lượng trong ATP được chuyển sang năng lượng hoá học trong các liên kết của các chấthữu cơ.
D. từ năng lượng hoá học trong các liên kết của các chất hữu cơ được tế bào tổng hợpthành năng lượng trong ATP.
Câu 2: Nhờ hoạt động của chuỗi truyền êlectrôn hô hấp, từ 1 phân tử NADH tế bào sẽ thu được xấp xỉ
A. 1 ATP.
B. 1,5 ATP.
C. 2 ATP.
D. 2,5 ATP.
Câu 3: Vì sao tế bào cơ co liên tục sẽ "mỏi" và không thể tiếp tục co được nữa?
A. Vì thiếu ôxi nên tế bào chuyển sang hô hấp kị khí tạo ra axit lactic làm tế bào không cođược.
B. Vì thiếu ôxi nên tế bào không thực hiện hô hấp dẫn đến cơ không co được.
C. Khi tế bào cơ co liên tục sẽ tiêu hao hết năng lượng nên cơ không hoạt động.
D. Khi tế bào cơ co liên tục làm ảnh hưởng đến chức năng điều khiển của dây thần kinh co cơ nên cơkhông hoạt động.
Câu 4: Trong pha sáng của quang hợp, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
A. quang phân li nước.
B. diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng và chuyển sang trạng thái kích động.
C. hoạt động của chuỗi truyền điện tử.
D. hấp thu năng lượng ánh sáng của nước.
Câu 5: Cho sơ đồ 2 pha của quang hợp như sau:
(x?), (y?) là
A. x là O2; y là (CH2O).
B. x là (CH2O); y là O2.
C. x là H2O; y là O2.
D. x là O2; y là H2O.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp?
A. Đường được tạo ra trong pha sáng.
B. Khí O2 được giải phóng trong pha tối.
C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
D. O2 sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
Câu 7: Cho các phát biểu sau về kì trung gian:
I. Có 3 pha: G1, S và G2.
II. Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
III. Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép.
IV. Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 8: Hiện tượng dãn xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
B. Thuận lợi cho sự nhân đôi ADN, NST.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp NST.
D. Trao đổi chéo NST dễ xảy ra hơn.
Câu 9: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào giao tử.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Hợp tử.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
A. Phân li các NST đơn.
B. Phân li các NST kép, không tách tâm động.
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào.
D. Tách tâm động rồi mới phân li.
Câu 11: Trong nguyên phân, giai đoạn phân chia vật chất di truyền thực chất xảy ra ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Câu 12: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. Tế bào này đang ở
A. kì sau I của giảm phân.
B. kì sau II của giảm phân.
C. kì sau của nguyên phân và kì sau I của giảm phân.
D. kì sau của nguyên phân và kì sau II của giảm phân.
Câu 13: Ở người, một tế bào trong cơ quan nào đó không phân chia theo cơ chế điều hoà phân bào trong chu kì tế bào mà tự phân chia liên tục không ngừng sẽ dẫn đến
A. bệnh béo phì.
B. bệnh chân voi.
C. cơ thể sinh trưởng và phát triển.
D. tạo khối u, bệnh ung thư.
Câu 14: Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là
A. 2n NST đơn.
B. 2n NST kép.
C. 4n NST đơn.
D. 4n NST kép.
Câu 15: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là
A. có sự phân chia tế bào chất.
B. có 2 lần phân bào.
C. nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
D. xảy ra sự co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể.
Câu 16: Các NST trao đổi đoạn với nhau trong quá trình tiếp hợp có ý nghĩa là
A. tạo nên nhiều biến dị tổ hợp cho các loài sinh sản hữu tính, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
B. tạo nên nhiều biến dị tổ hợp cho các loài sinh sản vô tính, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
C. bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản hữu tính được ổn định.
D. bộ NST đặc trưng của mỗi loài sinh sản vô tính được ổn định.
Câu 17: Một hợp tử có 12 NST nguyên phân tạo các tế bào con. Ba tế bào trong số đó tiếp tục nguyên phân một số lần bằng nhau, ở kì sau của lần nguyên phân cuối cùng thấy trong các tế bào có 576 NST đơn. Số lần nguyên phân của các tế bào nói trên là bao nhiêu?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 18: Trong quá trình giảm phân của một số tế bào cùng giới, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. Biết số NST trong bộ đơn bội của loài nhỏ hơn số tế bào tham gia giảm phân. Số giao tử và bộ NST lưỡng bội của loài lần lượt là bao nhiêu?
A. 20 và 234.
B. 15 và 78.
C. 45 và 26.
D. 13 và 90.
Câu 19: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia hoặc để số tế bào của quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi được gọi là
A. thời gian của một thế hệ.
B. thời gian sinh trưởng.
C. thời gian sinh trưởng và phát triển.
D. thời gian tiềm phát.
Câu 20: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở
A. pha cân bằng.
B. pha tiềm phát.
C. pha lũy thừa.
D. pha suy vong.
Câu 21: Trong nuôi cấy vi khuẩn không liên tục, dựa vào đường cong sinh trưởng, thời điểm để thu hoạch sinh khối thích hợp nhất là
A. thu hoạch vào cuối pha lag và đầu pha log.
B. thu hoạch vào cuối pha log và đầu pha cân bằng.
C. thu hoạch vào cuối pha cân bằng.
D. thu hoạch vào đầu pha suy vong.
Câu 22: Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường
A. tự nhiên.
B. tổng hợp.
C. bán tổng hợp.
D. bán tự nhiên.
Câu 23: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0) ; MgSO4 (0,2) ; CaCl2 (0,1) ; NaCl (0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là
A. chất hữu cơ.
B. chất vô cơ.
C. CO2.
D. CaCO3.
Câu 24: Nuôi cấy 105 vi khuẩn E.Coli ở nhiệt độ 40°C trong 1 giờ thì số lượng tế bào (N) sau thời gian nuôi cấy là
A. N = 8.105.
B. N = 7.105.
C. N = 6.105.
D. N = 3.105.
Câu 25: Vì sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ta pha suy vong?
A. Vì môi trường luôn có nhiệt độ, pH, độ ẩm ổn định.
B. Vì môi trường luôn có ôxi ổn định.
C. Vì môi trường luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và cũng liên tục thải ra các sản phẩm dị hoá.
D. Vì môi trường luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và không thải ra các sản phẩm dị hoá.
Câu 26: Một số chất hữu cơ quan trọng (vitamin, axit amin, bazơ purin, pirimidin) nhưng một số vi sinh vật không tổng hợp được, phải nhận trực tiếp từ môi trường. Các chất hữu cơ này gọi là
A. chất hoạt động bề mặt.
B. chất dinh dưỡng phụ.
C. chất ức chế sinh trưởng.
D. yếu tố sinh trưởng.
Câu 27: Nhóm vi khuẩn có nơi sống của chúng là các đống phân ủ, các suối nước nóng là
A. nhóm ưa lạnh.
B. nhóm ưa ấm.
C. nhóm ưa nhiệt.
D. nhóm ưa siêu nhiệt.
Câu 28: Yếu tố vật lí ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là
A. nhiệt độ.
B. ánh sáng.
C. độ ẩm.
D. độ pH.
Câu 29: Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 - 10 phút?
A. Nước muối loãng gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phát triển.
B. Nước muối có tác dụng ôxi hoá rất mạnh.
C. Nước muối làm cho prôtêin của vi khuẩn bất hoạt.
D. Nước muối làm biến tính các prôtêin và màng tế bào vi khuẩn.
Câu 30: Tại sao có thể coi dạ dày, ruột của người là một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật?
A. Môi trường trong dạ dày, ruột của người có nhiệt độ, pH, độ ẩm ổn định.
B. Vì vi sinh vật sống trong dạ dày, ruột trải qua đủ 4 pha (tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng, suy vong).
C. Vì trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và cũng liên tục thải ra các sản phẩm dị hoá.
D. Vì trong dạ dày, ruột luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung và không thải ra các sản phẩm dị hóa.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1: Hô hấp tế bào là
A. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng.
B. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành O2 , H2O và năng lượng.
C. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO, H2O và năng lượng.
D. quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng nhiệt.
Câu 2:Trong các giai đoạn của hô hấp tế bào, giai đoạn giải phóng ra nhiều ATP nhất là
A. chu trình Crep.
B.chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C.đường phân.
D.đường phân và chu trình Crep.
Câu 3: Cho các nhận định sau:
(1) Hô hấp tế bào xảy ra chủ yếu trong lục lạp.
(2) Hô hấp tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
(3) Kết thúc quá trình đường phân, tế bào chỉ thu được 2 phân tử ATP.
(4) Tốc độ của quá trình hô hấp chỉ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
Số nhận định khôngđúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Sản phẩm được tạo ra ở pha tối của quang hợp là
A. CO2 và H2O.
B. ATP và NADPH.
C. CO2 và (CH2O)n.
D. (CH2O)n.
Câu 5: Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ
A. pha tối nhờ quá trình phân li nước.
B. pha sáng nhờ quá trình phân li nước.
C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2.
D. pha sáng nhờ quá trình phân li CO2.
Câu 6: Các phản ứng trong chu trình Canvin không trực tiếp phụ thuộc vào ánh sáng nhưng sẽ không thể diễn ra khi luôn không có ánh sáng vì
A. nhiệt độ thấp, các phản ứng khó xảy ra.
B. không bị chiếu sáng, khí khổng mở.
C. các sản phẩm của phản ứng sáng không được tạo thành.
D. hàm lượng CO2 tăng, cản trở các phản ứng xảy ra.
Câu 7: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia trong nguyên phân?
A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa.
B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối.
C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối.
Câu 8: NST dễ quan sát nhất vào kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 9: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là
A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 10: Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì sau I.
B. Kì đầu II.
C. Kì sau II.
D. Kì cuối II.
Câu 11: Cho các nhận định về sự khác biệt giữa kết quả kì cuối I với kì cuối II giảm phân như sau:
Nhận định phân biệt đúng là
A. (II).
B. (I).
C. (III).
D. (IV).
Câu 12: Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2.
B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2.
D. chất hữu cơ.
Câu 13:Loại vi sinh vật được sử dụng trong làm sữa chua là
A.nấm men.
B.nấm hoa cau.
C.vi khuẩn lactic.
D.vi khuẩn axetic.
Câu 14: Dưới đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục:
Đặt tên cho các pha sinh trưởng?
A. (1) pha sinh trưởng, (2) pha tiềm phát, (3) pha lũy thừa, (4) pha suy vong.
B. (1) pha sinh trưởng, (2) pha lũy thừa, (3) pha tiềm phát, (4) pha suy vong.
C. (1) pha tiềm phát, (2) pha cân bằng, (3) pha lũy thừa, (4) pha suy vong.
D. (1) pha tiềm phát, (2) pha lũy thừa, (3) pha cân bằng, (4) pha suy vong.
Câu 15: Trong nuôi cấy liên tục, pha tiềm phát chỉ diễn ra khi cho chất dinh dưỡng
A. lần 2.
B. lần 3.
C. lần 4.
D. lần 1.
Câu 16:Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là
A. số chết đi ít hơn số được sinh ra.
B. số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi.
C. số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi.
D. không có chết, chỉ có sinh.
Câu 17:Có bao nhiêu giải thích đúng khi nói: Dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?
1. Dạ dày và ruột người luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung.
2. Dạ dày và ruột người không có sự rút bỏ sinh khối ra bên ngoài.
3. Dạ dày và ruột người luôn thải các sản phẩm dị hóa.
4. Các vi khuẩn trong dạ dày và ruột không bị chết đi.
A.2.
B. 1.
C.4.
D. 3.
Câu 18: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.
(2) Dựa vào khả năng chịu nhiệt, chia làm 2 nhóm vi sinh vật là vi sinh vật ưa ấm và vi sinh vật ưa nhiệt.
(3) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm cho vi sinh vật gây bệnh ở người sẽ chết.
(4) Vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 30oC – 40oC.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Hiện tượng cơm thiu là do vi sinh vật tiết enzim phân giải chất gì?
A. Prôtêin.
B. Tinh bột.
C. Xenlulôzơ.
D. Lipit.
Câu 20: pH môi trường có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật vì pH ảnh hưởng trực tiếp đến
A. tính thấm chọn lọc qua màng tế bào, hoạt tính enzim của vi sinh vật.
B. tính hướng sáng của vi sinh vật ưa sáng và làm phá hủy ADN.
C. áp suất thẩm thấu làm thay đổi hình dạng và kích thước tế bào.
D. cấu tạo thành và màng tế bào do đó làm chết tế bào ngay khi pH thay đổi.
Câu 21: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 - 10 phút?
A. Vì nước muối gây co nguyên sinh vi sinh vật không phân chia được.
B. Vì nước muối làm vi sinh vật phát triển.
C. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.
D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.
Câu 22: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do
A. sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp.
B. sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp.
C. sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp.
D. sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp.
Câu 23: Cơ chế tác động của kháng sinh là
A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
C. gây biến tính các prôtêin.
D. bất hoạt các prôtêin.
Câu 24:Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa các chất sau:
- Ống 1 chứa nước + saccarôzơ 10%.
- Ống 2 chứa nước + saccarôzơ 10% + 2g bột nấm men.
- Ống 3 chứa nước + 2g bột nấm men.
Lắc đều, đậy kín, để 3 – 4 giờ. Ống nghiệm nào xảy ra hiện tượng lên men rượu?
A.Ống 1.
B.Ống 2.
C.Ống 3.
D.Không ống nào.
Câu 25: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào sau đây?
A. Nảy chồi.
B. Phân đôi.
C. Hữu tính.
D. Tiếp hợp.
Câu 26: Ở người (2n = 46), vào kì đầu của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có
A. 92 NST kép.
B. 92 crômatit.
C. 92 tâm động.
D. 46 NST đơn.
Câu 27: Nếu lúc bắt đầu nuôi có 15 tế bào vi khuẩn thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 3840 tế bào?
A. 32.
B. 16.
C. 12.
D. 8.
Câu 28: Trong thời gian 200 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 60 phút.
C. 40 phút.
D. 20 phút.
Câu 29: Xét 3 tế bào sinh dục cái sơ khai nguyên phân 5 lần tạo các tế bào con nhưng chỉ có 6,25% số tế bào con sinh ra trải qua giảm phân. Quá trình thụ tinh tạo ra 6 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của trứng là
A. 25%.
B. 50%.
C. 12,5%.
D. 100%.
Câu 30: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của cơ thể này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo ra 256 tế bào con. Số lần nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là
A. 8 và 3556.
B. 8 và 255.
C. 8 và 3570.
D. 8 và 254.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. thuỷ phân.
B. ôxi hoá khử.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 2: Quá trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp, tế bào thu được số ATP lần lượt là
A. 4, 2, 32.
B. 1, 1, 36.
C. 2, 2, 34.
D. 2, 4, 32.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là
A. xảy ra trong môi trường có ít ôxi.
B. sự phân giải chất hữu cơ.
C. xảy ra trong môi trường không có ôxi.
D. xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi.
Câu 4: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2.
Câu 6: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
A. ánh sáng mặt trời.
B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
D. tất cả các nguồn năng lượng trên.
Câu 7: Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kì trung gian?
A. Pha G1.
B. Pha S.
C. Pha G2.
D. Pha G1 và pha G2.
Câu 8: Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
B. sự tự nhân đôi và sự phân li.
C. nhân đôi ADN.
D. phân li các nhiễm sắc tử chị em.
Câu 9: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên.
B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì nòi giống.
C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động.
D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản.
Câu 10: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do
A. các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau.
B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con.
C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con.
D.ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào.
Câu 11:Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng diễn ra ở kì nào trong giảm phân ?
A.Kì giữaI.
B.Kì đầu I.
C.Kì sau II.
D.Kì đầu.
Câu 12: Số NST trong tế bào ở kì giữa II của quá trình giảm phân là
A. n NST kép.
B. n NST đơn.
C. 2n NST kép.
D. 2n NST đơn.
Câu 13: Xét 2 tế bào sinh trứng, qua quá trình giảm phân hình thành bao nhiêu tế bào trứng?
A. 1 trứng.
B. 2 trứng.
C. 3 trứng.
D. 4 trứng.
Câu 14: Trong quá trình phân bào của tế bào người, người ta đếm thấy trong một tế bào có 23 NST kép tập trung ở mặt phẳng thoi vô sắc thành 1 hàng. Tế bào này đang ở
A. kì giữa giảm phân II.
B. kì giữa giảm phân I.
C. kì đầu nguyên phân.
D. kì giữa nguyên phân.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
Câu 16:Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển tốt trên môi trường với thành phần chất được tính theo đơn vị g/l như sau:MgSO4:0,3;CaCl2:0,2;NaCl:4,5;(NH4)3PO4:0,2. Môi trường trên gọi là
A.môi trường tự nhiên.
B.môi trường tổng hợp.
C.môi trường nuôi cấy.
D.môi trường bán tổng hợp.
Câu 17: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn cacbon từ chất hữu cơ gọi là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hoá tự dưỡng.
D. hoá dị dưỡng.
Câu 18: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.
B. không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
C. không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
D. không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
Câu 19: Môi trường có các thành phần thịt, gan... Đây là loại môi trường
A. tổng hợp.
B. bán tổng hợp.
C. tự nhiên.
D. bán tự nhiên.
Câu 20: Sự sinh trưởng của vi sinh vật thường xét trên cả một quần thể mà không xét riêng từng cơ thể, vì
A. vi sinh vật sống theo một tập đoàn.
B. vi sinh vật là những cơ thể đơn bào.
C. vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ bé.
D. vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân sơ.
Câu 21: Trong nuôi cấy không liên tục để thu được nhiều vi sinh vật nhất người ta tiến hành thu ở pha nào?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong.
Câu 22: Làm tương, làm nước mắn là ứng dụng của quá trình phân giải
A. lipit.
B. tinh bột.
C. xelulôzơ.
D. prôtêin.
Câu 23: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Prôtêin.
B. Phênol.
C. Mônôsaccarit.
D. Pôlisaccarit.
Câu 24: Trong quá trình chế biến giấm rượu nếu để một thời gian dài thì độ chua của giấm bị giảm dần. Cách nào sau đây không giúp khắc phục hiện tượng trên?
A. Bổ sung thêm vi khuẩn axetic để tăng cường hiệu suất tạo giấm.
B. Thu bớt vi khuẩn axetic trong dịch muối.
C. Bổ sung thêm rượu vào dịch muối.
D. Bổ sung thêm đường vào dịch muối.
Câu 25: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào diễn ra 5 lần. Tổng số các tế bào con xuất hiện trong quá trình đó là
A. 62.
B. 32.
C. 64.
D. 31.
Câu 26:Ở cà chua 2n=24, xét 5 tế bào của loài đều thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần,tổng số nhiễm sắc thể tương đương môi trường cần cung cấp là
A.960.
B.360.
C.768.
D.840.
Câu 27: Một nhóm tế bào sinh tinh cùng loài thực hiện giảm phân tạo ra 13824 tinh trùng. Cho biết hiệu suất tạo tinh trùng là 100%. Số tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân là
A. 13824.
B. 6912.
C. 3456.
D. 4608.
Câu 28: Giả sử, một quần thể vi sinh vật ban đầu có số lượng tế bào là 20. Sau 15 phút, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật này là 40. Vật thời gian thế hệ là
A. 10 phút.
B. 20 phút.
C. 5 phút.
D. 15 phút.
Câu 29: Trong thời gian 375 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ.
B. 1 giờ 30 phút.
C. 45 phút.
D. 1 giờ 15 phút.
Câu 30: Một quần thể vi khuẩn E.coli có 100 tế bào, sau khi nuôi cấy ở điều kiện nuôi cấy liên tục 2 giờ, số tế bào thu được là 6400 tế bào. Xác định hằng số tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn E.coli?
A. 6 lần/giờ.
B. 3 lần/phút.
C. 3 lần/giờ.
D. 6 lần/phút.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)