Top 25 Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án



Phần dưới là danh sách Top 25 Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề thi chính thức gồm các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đề thi giữa kì, đề thi học kì. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn lớp 10.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Chữa lỗi cho phù hợp với văn phong ngôn ngữ viết:

a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.

b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.

Câu 2: Bài học lịch sử cần rút ra qua truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là gì?

Câu 1:

a. Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.

b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế đến mức không thể chấp nhận được.

Câu 2: Bài học lịch sử:

- Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối nhâm hiểm của kẻ thù xâm lược.

- Trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu quốc gia.

- Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh tổ quốc.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

   Chẳng ai muốn làm hành khất,

   Tội trời đày ở nhân gian.

   Con không được cười giễu họ,

   Dù họ hôi hám úa tàn.

   Nhà mình sát đường, họ đến,

   Có cho thì có là bao.

   Con không bao giờ được hỏi,

   Quê hương họ ở nơi nào.

   (...)

   Mình tạm gọi là no ấm,

   Ai biết cơ trời vần xoay,

   Lòng tốt gửi vào thiên hạ,

   Biết đâu nuôi bố sau này.

   (Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác giả dùng từ hành khất thay vì các từ đồng nghĩa khác?

Câu 4: Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại).

Cảm nghĩ về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm):

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:

- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.

- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.

Câu 3:

- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.

- Tác giả dùng từ hành khất vì:

   + Tác dụng phối thanh.

   + Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

Câu 4: Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

Phần II: Làm văn (5đ)

Dàn ý

1. Mở bài:

Nêu cảm nghĩ chung về sự hồi hộp, niềm vui và hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ trước khi nhập học:

    + Nhớ lại lần đầu tới trường, hay những lần khai giảng năm học trước

    + Bước vào trường THPT có gì khác biệt: hồi hộp, tự hào(bản thân trải qua kì thi đầy thử thách, thấy mình đã lớn và trưởng thành hơn).

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

    + Miêu tả khái quát khung cảnh trường (mới lạ, rộng rãi, sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

    + Gặp gỡ, làm quen với thầy cô và các bạn mới (thầy cô, bạn bè đều là những người chưa quen ; cảm giác ban đầu xa lạ nhưng lại như có một sợi dây gắn kết vô hình, tạo sự gần gũi).

    + Phân chia lớp, phòng học và các bạn mới

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

    + Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

    + Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm đồng cảm, xúc động ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên:

    + Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng

    + Về sau, cả lớp hào hứng hòa nhập nhanh chóng

    + Buổi học qua nhanh nhưng để lại nhiều ấn tượng.

(chú ý miêu tả tiết học môn gì, thầy/cô giáo và bài giảng có sự hấp dẫn lôi cuốn như thế nào?)

3. Kết bài:

- Cảm giác vui vẻ, có chút gì đó khó tả.

- Trong lòng có sự tin tưởng sẽ sớm gần gũi, hòa nhập với việc học tập và tham gia phong trào của lớp, gắn bó với các bạn và môi trường học tập mới.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra tập làm văn số 1 Học kì 1

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề bài: Cảm nghĩ về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.

Dàn ý:

1. Mở bài:

Nêu cảm nghĩ chung về sự hồi hộp, niềm vui và hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ trước khi nhập học:

    + Nhớ lại lần đầu tới trường, hay những lần khai giảng năm học trước

    + Bước vào trường THPT có gì khác biệt: hồi hộp, tự hào(bản thân trải qua kì thi đầy thử thách, thấy mình đã lớn và trưởng thành hơn).

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

    + Miêu tả khái quát khung cảnh trường (mới lạ, rộng rãi, sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

    + Gặp gỡ, làm quen với thầy cô và các bạn mới (thầy cô, bạn bè đều là những người chưa quen ; cảm giác ban đầu xa lạ nhưng lại như có một sợi dây gắn kết vô hình, tạo sự gần gũi).

    + Phân chia lớp, phòng học và các bạn mới

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

    + Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

    + Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm đồng cảm, xúc động ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên:

    + Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng

    + Về sau, cả lớp hào hứng hòa nhập nhanh chóng

    + Buổi học qua nhanh nhưng để lại nhiều ấn tượng.

(chú ý miêu tả tiết học môn gì, thầy/cô giáo và bài giảng có sự hấp dẫn lôi cuốn như thế nào?)

3. Kết bài:

- Cảm giác vui vẻ, có chút gì đó khó tả.

- Trong lòng có sự tin tưởng sẽ sớm gần gũi, hòa nhập với việc học tập và tham gia phong trào của lớp, gắn bó với các bạn và môi trường học tập mới.

Xem thêm Đề thi Ngữ Văn 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học