Đọc và giải thích mẫu số liệu lớp 11 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Đọc và giải thích mẫu số liệu lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Đọc và giải thích mẫu số liệu.
1. Phương pháp giải
– Mẫu số liệu ghép nhóm là mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số của các nhóm số liệu.
+ Mỗi nhóm số liệu là tập hợp gồm các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo một tiêu chí xác định.
+ Nhóm số liệu thường được cho dưới dạng [a; b), trong đó a là đầu mút trái, b là đầu mút phải.
– Chú ý:
+ Mẫu số liệu ghép nhóm được dùng khi ta không thể thu thập được số liệu chính xác hoặc do yêu cầu của bài toán mà ta phải biểu diễn mẫu số liệu dưới dạng ghép nhóm để thuận lợi cho việc tổ chức, đọc và phân tích số liệu.
+ Trong một số trường hợp, nhóm số liệu cuối cùng có thể lấy đầu mút bên phải.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Trong các mẫu số liệu sau, mẫu nào là mẫu số liệu ghép nhóm? Đọc và giải thích mẫu số liệu ghép nhóm đó.
a) Số tiền mà sinh viên chi cho thanh toán cước điện thoại trong tháng.
Số tiền (nghìn đồng) |
[0; 50) |
[50; 100) |
[100; 150) |
[150; 200) |
[200; 250) |
Số sinh viên |
6 |
9 |
18 |
3 |
3 |
b) Thống kê nhiệt độ tại một địa điểm trong 30 ngày, ta có bảng số liệu sau:
Nhiệt độ (°C) |
[16; 19) |
[19; 22) |
[22; 25) |
[25; 28) |
Số ngày |
9 |
12 |
7 |
2 |
Hướng dẫn giải:
a) Mẫu số liệu đã cho là mẫu số liệu ghép nhóm.
Mẫu số liệu này mô tả về số tiền mà sinh viên chi cho thanh toán cước điện thoại trong tháng, gồm có 5 nhóm. Cụ thể:
– Nhóm thanh toán với số tiền từ 0 đến dưới 50 nghìn đồng, có 6 sinh viên;
– Nhóm thanh toán với số tiền từ 50 đến dưới 100 nghìn đồng, có 9 sinh viên;
– Nhóm thanh toán với số tiền từ 100 đến dưới 150 nghìn đồng, có 18 sinh viên;
– Nhóm thanh toán với số tiền từ 150 đến dưới 200 nghìn đồng, có 3 sinh viên;
– Nhóm thanh toán với số tiền từ 200 đến dưới 250 nghìn đồng, có 3 sinh viên;
b) Mẫu số liệu đã cho là mẫu số liệu ghép nhóm.
Mẫu số liệu này mô tả về nhiệt độ tại một địa điểm trong 30 ngày, gồm 4 nhóm nhiệt độ: từ 16°C đến dưới 19°C; từ 19°C đến dưới 22°C; từ 22°C đến dưới 25°C; từ 25°C đến dưới 28°C. Cụ thể:
– Có 9 ngày có nhiệt độ từ 16°C đến dưới 19°C;
– Có 12 ngày có nhiệt độ từ 19°C đến dưới 22°C;
– Có 7 ngày có nhiệt độ từ 22°C đến dưới 25°C;
– Có 2 ngày có nhiệt độ từ 25°C đến dưới 28°C.
Ví dụ 2. Thống kê chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại một địa điểm vào các ngày trong tháng 6/2023 được cho trong bảng sau:
Chỉ số AQI |
[0; 50) |
[50; 100) |
[100; 150) |
[150; 200) |
Trên 200 |
Số ngày |
5 |
11 |
7 |
4 |
3 |
a) Đọc và giải thích mẫu số liệu ghép nhóm.
b) Chất lượng không khí được xem là tốt nếu AQI nhỏ hơn 50, là trung bình nếu AQI từ 50 đến dưới 100. Nếu coi chỉ số chất lượng không khí cao hơn trung bình là không tốt cho sức khỏe của con người thì trong tháng 6/2023 tại địa điểm này có bao nhiêu ngày chất lượng không khí không tốt?
Hướng dẫn giải:
a) Trong tháng 6/2023 có 5 ngày chỉ số AQI dưới 50; 11 ngày chỉ số AQI từ 50 đến dưới 100; 7 ngày chỉ số AQI từ 100 đến dưới 150; 4 ngày chỉ số AQI từ 150 đến dưới 200; 3 ngày chỉ số AQI trên 200.
b) Số ngày chất lượng không khí cao hơn trung bình là: 7 + 4 + 3 = 14 (ngày).
Vậy trong tháng 6/2023, địa điểm này có 14 ngày có chỉ số chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe con người.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Điền từ thích hợp và chỗ trống: "Mẫu số liệu ... là mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số của các nhóm số liệu."
A. Không ghép nhóm;
B. Ghép nhóm;
C. Ghép nhóm và không ghép nhóm;
D. Cả A, B, C đều sai.
Bài 2. Mỗi nhóm số liệu ghép nhóm là tập hợp gồm
A. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo nhiều tiêu chí xác định;
B. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo hai tiêu chí xác định;
C. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo một tiêu chí xác định;
D. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo ba tiêu chí xác định.
Bài 3. Mẫu số liệu (T) được mô tả dưới dạng bảng thống kê sau:
Tổng điểm |
< 6 |
[6; 7) |
[7; 8) |
¼ |
[28; 29) |
[29; 30) |
Số thí sinh |
23 |
69 |
192 |
¼ |
216 |
12 |
Số lượng thí sinh có tổng điểm từ 6 đến dưới 7 là
A. 23;
B. 192;
C. 56;
D. 69.
Bài 4. Cho mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian (phút) đi từ nhà đến nơi làm việc của các nhân viên một công ty như sau:
Thời gian |
[15; 20) |
[20; 25) |
[25; 30) |
[30; 35) |
[35; 40) |
[40; 45) |
[45; 50) |
Số nhân viên |
6 |
14 |
25 |
37 |
21 |
13 |
9 |
Mẫu số liệu được chia thành bao nhiêu nhóm?
A. 6 nhóm;
B. 5 nhóm;
C. 7 nhóm;
D. 8 nhóm.
Bài 5. Cho mẫu số liệu ghép nhóm về số tiền mà sinh viên chi cho thanh toán cước điện thoại trong tháng:
Số tiền (nghìn đồng) |
[0; 50) |
[50; 100) |
[100; 150) |
[150; 200) |
[200; 250) |
Số sinh viên |
6 |
9 |
18 |
3 |
3 |
Có bao nhiêu sinh viên chi từ 50 đến dưới 150 nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng?
A. 9;
B. 18;
C. 27;
D. 39.
Bài 6. Cho mẫu số liệu ghép nhóm về thống kê nhiệt độ tại một địa điểm trong 30 ngày, ta có bảng số liệu sau:
Nhiệt độ (°C) |
[16; 19) |
[19; 22) |
[22; 25) |
[25; 28) |
Số ngày |
9 |
12 |
7 |
2 |
Có bao nhiêu ngày có nhiệt độ dưới 25°C?
A. 2;
B. 9;
C. 12;
D. 28.
Bài 7. Một công ty may quần áo đồng phục học sinh cho biết cỡ áo theo chiều cao của học sinh được tính như sau:
Chiều cao (cm) |
[155; 160) |
[160; 165) |
[165; 170) |
[170; 175) |
[175; 180) |
Cỡ áo |
S |
M |
L |
XL |
XXL |
Công ty muốn ước lượng tỉ lệ các cỡ áo khi may cho học sinh lớp 11 đã đo chiều cao của 36 học sinh khối 11 của một trường và thu được mẫu số liệu sau (đơn vị là cm):
160; 161; 161; 162; 162; 162; 163; 163; 163;
164; 164; 164; 164; 165; 165; 165; 165; 165;
166; 166; 166; 166; 167; 167; 168; 168; 168;
168; 169; 169; 170; 171; 171; 172; 172; 174.
Số học sinh có chiều cao vừa vặn với size L là bao nhiêu?
A. 12;
B. 17;
C. 18;
D. 19.
Bài 8. Điều tra về chiều cao của học sinh khối lớp 11, ta được mẫu số liệu sau:
Chiều cao |
Số học sinh |
[150; 152) |
5 |
[152; 154) |
18 |
[154; 156) |
40 |
[156; 158) |
26 |
[158; 160) |
8 |
[160; 162) |
3 |
Mẫu số liệu ghép nhóm đã cho có bao nhiêu nhóm?
A. 5;
B. 6;
C. 7;
D. 12.
Bài 9. Mẫu số liệu sau cho biết cân nặng của học sinh lớp 12 trong một lớp:
Cân nặng |
Dưới 55 |
Từ 55 đến 65 |
Trên 65 |
Số học sinh |
20 |
15 |
2 |
Số học sinh của lớp đó là bao nhiêu?
A. 37;
B. 35;
C. 33;
D. 31.
Bài 10. Mẫu số liệu (T) được mô tả dưới dạng bảng thống kê sau:
Tổng điểm |
< 6 |
[6; 7) |
[7; 8) |
¼ |
[28; 29) |
[29; 30) |
Số thí sinh |
23 |
69 |
192 |
¼ |
216 |
12 |
Tổng số thí sinh là
A. 192;
B. 216;
C. 511;
D. 1 000.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác:
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều