Số trung bình, mốt của mẫu số liệu ghép nhóm và ý nghĩa lớp 11 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Số trung bình, mốt của mẫu số liệu ghép nhóm và ý nghĩa lớp 11 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Số trung bình, mốt của mẫu số liệu ghép nhóm và ý nghĩa.
1. Phương pháp giải
Cho mẫu số liệu ghép nhóm
Nhóm |
[a1; a2) |
… |
[ai; ai+1) |
… |
[ak; ak+1) |
Tần số |
m1 |
… |
mi |
… |
mk |
a) Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm kí hiệu là .
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm được tính theo công thức:
.
Trong đó n = m1 + ... + mk là cỡ mẫu và (với i = 1; …; k) là giá trị đại diện của nhóm [ai; ai+1)
+ Chú ý: Đối với số liệu rời rạc, người ta thường cho các nhóm dưới dạng k1 – k2, trong đó k1, k2 ℕ. Nhóm k1 – k2 được hiểu là nhóm gồm các giá trị k1, k1 + 1,…, k2. Khi đó, ta cần hiệu chỉnh mẫu dữ liệu ghép nhóm để đưa về dạng bảng tần số trước khi thực hiện tính toán các số đặc trưng bằng cách hiệu chỉnh nhóm k1 – k2 với k1, k2 ℕ thành nhóm [k1 – 0,5; k2 + 0,5).
+ Ý nghĩa: Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm xấp xỉ cho số trung bình của mẫu số liệu gốc, nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu và có thể dùng để đại diện cho mẫu số liệu.
b) Mốt
– Để tìm mốt của mẫu số liệu ghép nhóm, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định nhóm có tần số lớn nhất (gọi là nhóm chứa mốt), giả sử là nhóm j, đó là [aj; aj+1).
Bước 2. Mốt được xác định là: trong đó mj là tần số của nhóm j (quy ước m0 = mk+1 = 0) và h là độ dài của nhóm.
+ Chú ý: Khi tần số của các nhóm số liệu bằng nhau thì mẫu số liệu ghép nhóm không có mốt.
+ Ý nghĩa: Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm xấp xỉ cho mốt của mẫu số liệu gốc, nó được dùng để đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Quãng đường (km) các cầu thủ (không tính thủ môn) chạy trong một trận bóng đá tại giải ngoại hạng Anh được cho trong bảng thống kê sau:
Quãng đường (km) |
[2; 4) |
[4; 6) |
[6; 8) |
[8; 10) |
[10; 12) |
Số cầu thủ |
2 |
5 |
6 |
9 |
3 |
Tính quãng đường trung bình một cầu thủ chạy trong trận đấu này.
Hướng dẫn giải:
Cỡ mẫu: n = 2 + 5 + 6 + 9 + 3 = 25.
Trong mỗi khoảng quãng đường, giá trị đại diện là trung bình cộng của hai đầu mút nên ta có bảng sau:
Quãng đường (km) |
3 |
5 |
7 |
9 |
11 |
Số cầu thủ |
2 |
5 |
6 |
9 |
3 |
Vậy quãng đường trung bình một cầu thủ chạy trong trận đấu này là:
(km).
Ví dụ 2. Mức thưởng tết (triệu đồng) mà các công nhân một nhà máy nhận được như sau:
Mức thưởng |
[5; 10) |
[10; 15) |
[15;20) |
[20; 25) |
Số công nhân |
13 |
35 |
47 |
25 |
Tìm mốt của mẫu số liệu ghép nhóm. Cho biết ý nghĩa của giá trị thu được.
Hướng dẫn giải:
Cỡ mẫu: n = 13 + 35 + 47 + 25 = 120.
Số công nhân có mức thưởng tết từ 15 đến dưới 20 triệu đồng là nhiều nhất nên nhóm chứa mốt là nhóm [15; 20).
Ta có, j = 3, a3 = 15; m3 = 47; m2 = 35; m4 = 25; h = 20 – 15 = 5.
Do đó, mốt của mẫu số liệu là
Ý nghĩa: Số công nhân nhận được mức thưởng tết khoảng 16,76 triệu đồng là nhiều nhất.
Ví dụ 3. Một bưu tá thống kê lại số bưu phẩm gửi đến một cơ quan mỗi ngày trong tháng 6/2023 ở bảng sau:
30 |
32 |
28 |
34 |
37 |
26 |
44 |
24 |
22 |
38 |
34 |
20 |
30 |
27 |
28 |
34 |
38 |
32 |
42 |
39 |
43 |
42 |
32 |
26 |
36 |
32 |
37 |
24 |
29 |
32 |
a) Tính số trung bình và mốt của mẫu số liệu trên.
b) Tổng hợp lại số liệu trên vào bảng tần số ghép nhóm theo mẫu sau:
Số bưu phẩm |
[20; 24] |
[25; 29] |
[30; 34] |
[35; 39] |
[40; 44] |
Số ngày |
? |
? |
? |
? |
? |
c) Hãy ước lượng số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên.
Hướng dẫn giải:
a) Số trung bình của mẫu số liệu là:
Mốt của mẫu số liệu là 32 (với tần số là 5).
b) Bảng tần số ghép nhóm theo mẫu được hoàn thành như sau:
Số bưu phẩm |
[20; 24] |
[25; 29] |
[30; 34] |
[35; 39] |
[40; 44] |
Số ngày |
4 |
6 |
10 |
6 |
4 |
c) Do số bưu phẩm là số nguyên nên ta hiệu chỉnh lại bảng tần số ghép nhóm như sau:
Số bưu phẩm |
[19,5; 24,5) |
[24,5; 29,5) |
[29,5; 34,5) |
[34,5; 39,5) |
[39,5; 44,5) |
Giá trị đại diện |
22 |
27 |
32 |
37 |
42 |
Số ngày |
4 |
6 |
10 |
6 |
4 |
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là
Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu trên là nhóm [29,5; 34,5).
Ta có: m = 3, u3 = 29,5; n2 = 6; n3 = 10; n4 = 6; u4 – u3 = 34,5 – 29,5 = 5.
Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm là
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Mẫu số liệu ghép nhóm với tần số các nhóm bằng nhau có số mốt là
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. Không có mốt.
Bài 2. Cho mẫu số liệu ghép nhóm về tuổi thọ (đơn vị tính là năm) của một loại bóng đèn mới như sau:
Tuổi thọ |
[2; 3,5) |
[3,5; 5) |
[5; 6,5) |
[6,5; 8) |
Số bóng đèn |
8 |
22 |
35 |
15 |
Số trung bình của mẫu số liệu (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) là
A. 5,0;
B. 5,32;
C. 5,75;
D. 6,5.
Bài 3. Cho mẫu số liệu ghép nhóm về tuổi thọ (đơn vị tính là năm) của một loại bóng đèn mới như sau:
Tuổi thọ |
[2; 3,5) |
[3,5; 5) |
[5; 6,5) |
[6,5; 8) |
Số bóng đèn |
8 |
22 |
35 |
15 |
Nhóm chứa mốt là
A. [2; 3,5);
B. [3,5; 5);
C. [5; 6,5);
D. [6,5; 8).
Bài 4. Cho mẫu số liệu ghép nhóm về tuổi thọ (đơn vị tính là năm) của một loại bóng đèn mới như sau.
Tuổi thọ |
[2; 3,5) |
[3,5; 5) |
[5; 6,5) |
[6,5; 8) |
Số bóng đèn |
8 |
22 |
35 |
15 |
Mẫu số liệu trên có bao nhiêu mốt?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Bài 5. Cho bảng số liệu về chiều cao của 100 học sinh một trường trung học phổ thông dưới đây.
Nhóm |
Chiều cao (cm) |
Số học sinh |
1 |
[150; 153) |
7 |
2 |
[153; 156) |
13 |
3 |
[156; 159) |
40 |
4 |
[159; 162) |
21 |
5 |
[162; 165) |
13 |
6 |
[165; 168) |
6 |
Mốt của mẫu số liệu ghép nhóm trên (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) là:
A. 157,76;
B. 158,25;
C. 157,5;
D. 160,28.
Bài 6. Cân nặng của 28 học sinh nam lớp 11 được cho như sau:
55,4 |
62,6 |
54,2 |
56,8 |
58,8 |
59,4 |
60,7 |
58 |
59,5 |
63,6 |
61,8 |
52,3 |
63,4 |
57,9 |
49,7 |
45,1 |
56,2 |
63,2 |
46,1 |
49,6 |
59,1 |
55,3 |
55,8 |
45,5 |
46,8 |
54 |
49,2 |
52,6 |
Chia mẫu số liệu trên thành 5 nhóm ghép lớp thì cân nặng trung bình của 28 học sinh nam lớp 11 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười) là
A. 55,6;
B. 65,5;
C. 48,8;
D. 57,7.
Bài 7. Kết quả khảo sát cân nặng của 25 quả cam ở lô hàng A được cho ở bảng sau:
Cân nặng (g) |
[150; 155) |
[155; 160) |
[160; 165) |
[165; 170) |
[170; 175) |
Số quả cam ở lô hàng A |
1 |
3 |
7 |
10 |
4 |
Nhóm chứa mốt là nhóm nào?
A. [150; 155);
B. [155; 160);
C. [165; 170);
D. [170; 175).
Bài 8. Khảo sát thời gian chạy bộ trong một ngày của một số học sinh khối 11 thu được mẫu số liệu ghép nhóm sau:
Thời gian (phút) |
[0; 20) |
[20; 40) |
[40; 60) |
[60; 80) |
[80; 100) |
Số học sinh |
5 |
9 |
12 |
10 |
6 |
Mẫu số liệu ghép nhóm này có mốt là:
A. 59;
B. 40;
C. 52;
D. 53.
Bài 9. Khảo sát thời gian tập thể dục của một số học sinh khối 11 thu được mẫu số liệu ghép nhóm sau:
Thời gian (phút) |
[0; 20) |
[20; 40) |
[40; 60) |
[60; 80) |
[80; 100) |
Số học sinh |
5 |
9 |
12 |
10 |
6 |
Mốt của mẫu số liệu trên thuộc khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
A. [40; 60);
B. [20; 40);
C. [60; 80);
D. [80; 100).
Bài 10. Khảo sát cân nặng của 30 bạn học sinh (đơn vị: kilogam), ta có bảng tần số ghép nhóm:
Cân nặng (m) |
[15; 20) |
[20; 25) |
[25; 30) |
[30; 35) |
[35; 40) |
[40; 45) |
[45; 50) |
[50; 55) |
Số học sinh |
1 |
0 |
0 |
1 |
10 |
17 |
0 |
1 |
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm trên là
A. 25;
B. 25,8;
C. 30;
D. 40.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 11 hay, chi tiết khác:
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều