Hình trụ (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán 9 Bài 1: Hình trụ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 9.
Lý thuyết Hình trụ
1. Hình trụ
Khi quay hình chữ nhật AA'O'O một vòng quanh cạnh OO' cố định ta được một hình trụ.
⦁ Cạnh OA, O'A' quét thành hai hình tròn có cùng bán kính gọi là hai đáy của của hình trụ; bán kính của đáy gọi là bán kinh đáy của hình trụ.
⦁ Cạnh AA' quét thành mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị tri của AA' được coi là một đường sinh.
⦁ Độ dài đoạn OO' gọi là chiều cao của hình trụ. Các đường sinh có độ dài bằng nhau và bằng chiều cao của hình trụ.
Ví dụ: Hình trụ dưới đây với bán kính đáy là 3 cm, chiều cao 8 cm:
2. Diện tích xung quanh của hình trụ
Diện tích xung quanh của hình trụ được tính theo công thức:
Sxq = 2πrh.
Trong đó: Sxq là diện tích xung quanh của hình trụ;
r là bán kính đáy của hình trụ;
h là chiều cao của hình trụ.
Chú ý: Diện tích toàn phần của hình trụ bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình trụ có bán kính đáy 2 cm và chiều cao 6 cm.
Hướng dẫn giải:
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Sxq = 2πrh = 2π . 2 . 6 = 24π (cm2)
Diện tích toàn phần của hình trụ là:
Stp = 2πrh + 2πr2 = 24π + 2π.22 = 32π (cm2).
3. Thể tích của hình trụ
Thể tích của hình trụ được tính theo công thức:
V = S . h = πr2h.
Trong đó: V là thể tích của hình trụ;
r là bán kính đáy của hình trụ;
h là chiều cao của hình trụ.
Ví dụ: Tính thể tích của một hình trụ có bán kính đáy 5 cm và chiều cao 9 cm.
Hướng dẫn giải:
Thể tích hình trụ là:
V = πr2h = π. 52 . 9 = 225π (cm3).
Vậy thể tích hình trụ là 225π cm3.
Bài tập Hình trụ
Bài 1. Một hình trụ có diện tích xung quanh là 42π cm2 và diện tích toàn phần là 60π cm2. Tính thể tích của hình trụ đó.
A. 61 cm3.
B. 62 cm3.
C. 63 cm3.
D. 64 cm3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có Sđáy = (cm2).
Mà Sđáy = πr2 hay 4π = πr2 hay r = 3 (cm).
Ta có Sxq = 2πRh hay (cm).
Thể tích của hình trụ đó là:
V = πr2h = π. 32 . 7 = 63π (cm3).
Vậy thể tích của hình trụ đó là 63π cm3.
Bài 2. Một hình trụ có chiều cao là 25cm và diện tích toàn phần là 1 200π cm2. Thể tích của hình trụ đó là
A. 2 565π.
B. 5 562π.
C. 5 625π.
D. 6 525π.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Gọi bán kính đáy hình trụ là r, chiều cao hình trụ là h.
Vì diện tích toàn phần của hình trụ là 1 200π cm2 nên
Stp = 2πrh + 2πr2 = 1 200π
Ta có: 2πr(h + r) = 1 200π
r(h + r) = 600
r(25 + r) = 600
r = 15
Bán kính đáy hình trụ là 15 cm.
Thể tích hình trụ là:
V = πr2h = π. 152 . 25 = 5 625π (cm3)
Vậy thể tích của hình trụ đó là là 5 625π cm3.
Bài 3. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ có bán kính đáy bằng 5 cm và chiều cao bằng 12 cm.
Hướng dẫn giải
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Sxq = 2πrh = 2π . 5 . 12 = 120π (cm2)
Diện tích toàn phần của hình trụ là:
Stp = 2πRh + 2πr2 = 120π + 2π . 52 = 170π (cm2).
Thể tích hình trụ là:
V = πr2h = π. 52 . 12 = 300π (cm3)
Vậy hình trụ có diện tích xung quanh là 120π cm2, diện tích toàn phần là 170π cm2 và thể tích là 300π cm3.
Bài 4. Từ một tấm tôn hình chữ nhật, kích thước 50 cm × 189 cm người ta cuộn tròn lại thành mặt xung quanh của một hình trụ cao 50 cm. Hãy tính:
a) Diện tích tôn để làm hai đáy;
b) Thể tích của hình trụ được tạo thành.
Hướng dẫn giải
a) Vì chiều cao của hình trụ là 50 cm nên chu vi hình tròn đáy là
nên (cm).
Diện tích tôn để làm hai đáy là:
S = 2πr2 = 2π . 302 = 1 800π ≈ 5 654,87 (cm2).
Vậy diện tích tôn để làm hai đáy khoảng 5 654,87 cm2.
b) Thể tích hình trụ được tạo thành là:
V = πr2h = π. 302 . 50 = 45 000π (cm3)
Vậy thể tích hình trụ được tạo thành là 45 000π cm3.
Bài 5. Một hình trụ có diện tích toàn phần bằng 432π cm2 và chiều cao bằng 5 lần bán kính đáy. Chứng minh rằng thể tích bằng 3 lần diện tích xung quanh.
Hướng dẫn giải
Gọi bán kính đáy và chiều cao hình trụ lần lượt là R (cm) và h (cm).
Vì chiều cao bằng 5 lần bán kính đáy nên h = 5R.
Diện tích toàn phần bằng 432π cm2 nên ta có:
2πR(h + R) = 432π
2πR(5R + R) = 432π
12πR2 = 432π
R2 = 36
R = 6 (cm)
Khi đó ta có h = 6 . 5 = 30 (cm)
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Sxq = 2πRh = 2π . 6 . 30 = 360π (cm2)
Thể tích hình trụ là:
V = πR2h = π. 62 . 30 = 1 080π (cm3)
Ta thấy: .
Vậy thể tích hình trụ gấp 3 lần diện tích xung quanh.
Học tốt Hình trụ
Các bài học để học tốt Hình trụ Toán lớp 9 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST