Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán 9 Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 9.
Lý thuyết Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
1. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bước 1. Từ một phương trình của hệ, ta biểu diễn ẩn này theo ẩn kia, rồi thế vào phương trình còn lại của hệ để nhận được một phương trình một ẩn.
Bước 2. Giải phương trình một ẩn đó rồi suy ra nghiệm của hệ.
Ví dụ 1. Giải phương trình bằng phương pháp thế.
Hướng dẫn giải
Ta có:
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (0; −3).
2. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Bước 1. Nhân hai vế của mỗi phương trình với mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.
Bước 2. Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ để được một phương trình một ẩn và giải phương trình đó.
Bước 3. Thế giá trị của ẩn tìm được ở Bước 2 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Kết luận hệ của nghiệm.
Ví dụ 2. Giải phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Hướng dẫn giải
Ta có:
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (15; 10).
3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bước 1. Lập hệ phương trình
− Chọn hai ẩn biểu thị hai đại lượng chưa biết và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn.
− Biểu diễn các đại lượng liên quan theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
− Lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình nhận được.
Bước 3. Kiểm tra nghiệm tìm được ở Bước 2 có thỏa mãn điều kiện của ẩn hay không, rồi trả lời bài toán.
Ví dụ 3. Một khách du lịch đi trên ôtô 4 giờ, sau đó đi tiếp bằng tàu hỏa trong 7 giờ được quãng đường dài 640km. Hỏi vận tốc của tàu hỏa và ôtô, biết rằng mỗi giờ tàu hỏa đi nhanh hơn ôtô 5km?
Hướng dẫn giải
Gọi x (km/h) là vận tốc của xe ôtô (x > 0);
y (km/h) là vận tốc của tàu hỏa (y > 0).
Quãng đường đi được bằng ôtô là: 4x (km).
Quãng đường đi được tàu hỏa là: 7y (km).
Tổng quãng đường đi được là 640km nên ta có: 4x + 7y = 640 (km) (1)
Mỗi giờ tàu hỏa đi nhanh hơn ôtô 5km nên ta có: y − x = 5 (km) (2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
(thỏa mãn điều kiện)
Vậy vận tốc của ôtô là 55 km/h và vận tốc của tàu hỏa là 60km/h.
Bài tập Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 1. Giải các hệ phương trình:
a)
b)
c)
Hướng dẫn giải
a)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (3; 1).
b)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (0; 1).
c)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là
Bài 2. Giải các hệ phương trình:
a)
b)
c)
Hướng dẫn giải
a) Cộng từng vế hai phương trình của hệ mới, ta được 5y = –9 hay
Thế vào phương trình thứ nhất của hệ đã cho, ta có hay suy ra
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là
b) Nhân hai vế của phương trình thứ hai với 6, ta được hệ phương trình sau:
Cộng từng vế hai phương trình của hệ trên, ta được phương trình:
0x + 0y = 0, hay 0x = 0. Phương trình này có vô số nghiệm x ∈ ℝ.
Từ phương trình thứ hai ta có 3y = –2x – 4, suy ra
Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm
c)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là (2; 2).
Bài 3. Xác định a, b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(2; 1) và B(4; –2).
Hướng dẫn giải
• Đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(2; 1) nên
1 = a . 2 + b hay 2a + b = 1.(1)
• Đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm B(4; –2) nên
–2 = a . 4 + b hay 4a + b = –2.(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình (I)
Trừ từng vế hai phương trình của hệ (I), ta được –2a = 3. Suy ra
Thay vào phương trình thứ nhất của hệ (I), ta được
hay –3 + b = 1 nên b = 4.
Vậy ; b = 4.
Bài 4. Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn trong 18 giờ thì đầy bể. Nếu vòi 1 chảy trong 4 giờ, vòi 2 chảy trong 7 giờ thì chỉ được bể. Hỏi nếu mỗi vòi chảy một mình thì trong bao lâu sẽ đầy bể?
Hướng dẫn giải
Gọi x (bể) là phần nước của bể vòi một chảy được trong 1 giờ (x > 0)
y (bể) là phần nước của bể vòi hai chảy dược trong 1 giờ (y > 0)
Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn trong 18 giờ thì đầy bể nên
18x + 18y = 1.(1)
Vòi 1 chảy trong 4 giờ, vòi 2 chảy trong 7 giờ thì chỉ được bể nên
4x + 7y = .(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
(thỏa mãn điều kiện)
Ta có vòi 1 mỗi giờ chảy được bể suy ra vòi 1 chảy một mình 54 giờ thì đầy bể,
vòi 2 mỗi giờ chảy được bể suy ra vòi 2 chảy một mình 27 giờ thì đầy bể.
Vậy vòi 1 chảy một mình 54 giờ thì đầy bể, vòi 2 chảy một mình trong 27 giờ thì đầy bể.
Học tốt Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Các bài học để học tốt Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán lớp 9 hay khác:
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST