Toán 6 Kết nối tri thức Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 6.

Video Giải Toán 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Xuân (Giáo viên VietJack)

Giải Toán 6 trang 22 Tập 1

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Giải Toán 6 trang 23 Tập 1

2. Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số

Giải Toán 6 trang 24 Tập 1

Bài tập

Bài giảng: Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên (hay, chi tiết)

+ Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a: 

anLũy thừa với số mũ tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức(n ∈ N*)

an đọc là “a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n”, a là cơ số, n là số mũ.

Chú ý: Ta có a= a.

a2 cũng được gọi là a bình phương (hay bình phương của a);

a3 cũng được gọi là a lập phương (hay lập phương của a).

Ví dụ 1. Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa:

a) 4.4.4.4.4.4.4;

b) 11.11.11;

c) 8.8.8.8.8.

Lời giải

a) 4.4.4.4.4.4.4 = 47;

b) 11.11.11 = 113;

c) 8.8.8.8.8 = 85.

+ Nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và công các số mũ:

am.a= am+n.

Ví dụ 2. Viết kết quả của các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a) a2.a3.a5;

b) 23.28.27;

c) 7.72.723.

Lời giải

a) a2.a3.a5 = a2 + 3 + 5 = a10;

b) 23.28.27 = 23 + 8 + 7 = 218;

c) 7.72.723 = 71 + 2 + 23 = 726.

Chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:

am:a= am-n.

Ví dụ 3. Viết kết quả của phép tính dưới dạng một lũy thừa:

a) 1212:12;

b) 108:105:103.

Lời giải

a) 1212:12 = 1212 – 1 = 1211;

b) 108:105:103 = 108 – 5 : 103 = 103 : 103 = 103 – 3 = 100 = 1.


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1. Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a được viết là:

A. an;

B. a.n;

C. a + n;

D. a – n.

Câu 2. Cách đọc 2 nào là sai?

A. hai mũ hai;

B. hai lũy thừa hai;

C. hai bình phương;

D. hai nhân hai.

Câu 3. Hãy chỉ ra cơ số của lũy thừa 312

A. Cơ số là 3.

B. Cơ số là 12.

C. Cơ số là 312.

D. Cơ số là 123.

Câu 4. Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am.an. Kết quả là:

A. am.n;

B. am+n;

C. am-n;

D. am:n.

Câu 5. Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0) thì:

A. Ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ lại.

B. Ta giữ nguyên cơ số và nhân hai cơ số lại.

C. Ta giữ nguyên cơ số và chia số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.

D. Ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.

Câu 6. Chọn phát biểu đúng.

A. acòn được gọi là a lập phương.

B. a3 = a + a + a.

C. a3 = a.3.

D. Số mũ của alà a.

Câu 7. Viết kết quả của phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: 5.5.5.5?

A. 5.4.

B. 54.

C. 55.

D. 53.

Câu 8. Ta có am:an = am – n với điều kiện là gì?

A. a ≠ 0;

B. a ≠ 0 và m < n.

C. a ≠ 0 và m > n.

D. a ≠ 0 và m ≥ n.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác