Toán 6 Kết nối tri thức Bài 16: Phép nhân số nguyên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 16.

Video Giải Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên - sách Kết nối tri thức - Cô Hoàng Thanh Xuân (Giáo viên VietJack)

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Giải Toán 6 trang 70 Tập 1

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

Giải Toán 6 trang 71 Tập 1

3. Tính chất của phép nhân

Giải Toán 6 trang 72 Tập 1

Bài tập

Bài giảng: Bài 16: Phép nhân số nguyên - Kết nối tri thức - Cô Vương Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên (hay, chi tiết)

1. Nhân hai số nguyên khác dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.

Nếu m, n ∈ N* thì m.(-n) = (-n).m = - (m.n).

Ví dụ 1. Thực hiện phép nhân sau:

a) (-23).12;                     b) 134.(-25);                            c) 6.(-32).

Lời giải

a) (-23).12 = - (23.12) = -276;

b) 134.(-25) = - (134.25) = - 3350;

c) 6.(-32) = - (6.32) = -192.

2. Nhân hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc nhân hai số nguyên âm 

Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.

Nếu m, n ∈ N*  thì (-m).(-n) = (-n).(-m) = m.n.

Ví dụ 2. Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).(-32);                           b) (-138).(-25);                         c) (-10).(-5 134).

Lời giải

a) (-12).(-32) = 12.32 = 384;

b) (-138).(-25) = 138.25 = 3450;

c) (-10).(-5 134) = 10. 5 134 = 51 340.

3. Tính chất của phép nhân

Phép nhân các số nguyên có các tính chất:

Giao hoán: a.b = b.a;

Kết hợp: (a.b).c = a.(b.c);

Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b + c) = a.b + a.c.

Ví dụ 3. Tính một cách hợp lí:

a) (125).(-134).(-8);

b) 12.(-27) + 12.(-73);

c) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019).

Lời giải

a) (125).(-134).(-8)

= [125.(-8)].(-134)

= (-1000).(-134)

= 134 000.

b) 12.(-27) + 12.(-73)

= 12.[(-27) + (-73)]

= 12. (-100)

= - 1 200.

c) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019)

= 4.1 930 + 4.2 019 + 4.(-2 019)

= 4.1 930 + [4.2 019 + 4.(-2 019)]

= 4.1 930 + 4.[2019 + (-2 019)]

= 4.1 930 + 4.0

= 7 720.


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1. Tích của hai số nguyên âm là số thế nào?

A. là số nguyên âm

B. là số nguyên dương

C. là số 0

D. vừa là số nguyên âm vừa là số nguyên dương

Câu 2. Thực hiện phép tính sau: (-5).4

A. – 20

B. 20

C. 10

D. -10                   

Câu 3. Phép nhân có tính chất gì:

A. Tính chất giao hoán

B. Tính chất kết hợp

C. Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

D. Cả ba tính chất trên

Câu 4. Tích của một số nguyên a bất kì với số 0 có kết quả là:

A. a

B. 1

C. 0

D. a2

Câu 5. Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì:

A. là số lẻ

B. là số chẵn

C. là số dương

D. là số âm

Câu 6. Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì:

A. là số lẻ

B. là số chẵn

C. là số dương

D. là số âm

Câu 7. Cho tích 213.3 = 639. Từ đó suy ra nhanh kết quả của các tích sau: (- 213).3; 

A. -639

B. 639

C. 1 278

D. -1 278


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác