Toán 6 Kết nối tri thức Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 2.

Video Giải Toán 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Minh Nguyệt (Giáo viên VietJack)

Giải Toán 6 trang 9 Tập 1

1. Hệ thập phân

Giải Toán 6 trang 10 Tập 1

2. Số La Mã

Giải Toán 6 trang 11 Tập 1

Bài tập

Giải Toán 6 trang 12 Tập 1

Bài giảng: Bài 2: Cách ghi số tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên (hay, chi tiết)

1. Hệ thập phân

+ Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân

- Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy những chữ số lấy trong 10 chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 và 9; vị trí của các chữ số trong dãy gọi là hàng.

- Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Chẳng hạn, 10 chục thì bằng 1 trăm; 10 trăm thì bằng 1 nghìn; …

Chú ý: Khi viết các số tự nhiên ta quy ước:

1. Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên (từ trái sang phải) khác 0.

2. Để dễ đọc với các số có bốn chữ số ta viết tách riêng từng lớp. Mỗi lớp là một nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ 1. Hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau chỉ dùng 3 chữ số 0; 3; 5. Đọc mỗi số đã viết được.

Lời giải

Các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau từ ba số 0; 3; 5 là:

305; 350; 503; 530.

Cách đọc:

305: ba trăm linh năm;

350: ba trăm năm mươi;

503: năm trăm linh ba;

530: năm trăm ba mươi.

+ Mỗi số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó. Chẳng hạn như số có ba chữ số Cách ghi số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức(a, b, c ∈ N) được viết dưới dạng tổng giá trị các chữ số của nó như sau: Cách ghi số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức= a x 100 + b x 10 + c


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1. Trong số 43 256 chữ số 3 nằm ở hàng nào?

A. Hàng chục.

B. Hàng trăm.

C. Hàng nghìn.

D. Hàng chục nghìn.

Câu 2. Số La Mã IV biểu diễn cho số tự nhiên:

A. 4.

B. 5.

C. 14.

D. 9.

Câu 3. Nêu cách đọc số 123 875.

A. Một hai ba nghìn tám bảy năm.

B. Một trăm hai ba nghìn tám trăm bảy mươi lăm.

C. Một trăm nghìn hai ba tám trăm bảy năm.

C. Một trăm hai ba nghìn bảy trăm tám mươi lăm.

Câu 4. Cho số 8 763. Số chục của số này là:

A. 6.

B. 63.

C. 8 760.

D. Đáp án khác.

Câu 5. Chữ số 7 trong số 7 110 385 có giá trị là bao nhiêu?

A. 7 000 000.

B. 7 000.

C. 700.

D. 7.

Câu 6. Viết số 27 bằng số La Mã.

A. XXVI.

B. XXVII.

C. XXVIII.

D. XXIV.

Câu 7. Trong các số sau: 11 191; 280 901; 12 009 020; 9 126 345. Số nào số 9 ở hàng nghìn.

A. 11 191.

B. 280 901.

C. 12 009 020.

D. 9 126 345.

Câu 8. Hai mươi chín nghìn sáu trăm linh ba là số nào?

A. 26 903.

B. 29 603.

C. 23 609.

D. 20 603.


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác