Toán 6 Kết nối tri thức Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 5.

Video Giải Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Xuân (Giáo viên VietJack)

1. Phép nhân số tự nhiên

Giải Toán 6 trang 17 Tập 1

Giải Toán 6 trang 18 Tập 1

2. Phép chia số tự nhiên

Giải Toán 6 trang 19 Tập 1

Bài tập

Bài giảng: Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Kết nối tri thức - Cô Vương Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên (hay, chi tiết)

+ Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên c được gọi là tích. 

Kí hiệu: a.b = c (hoặc a x b = c)

Trong đó: a và b là hai thừa số, c là tích.

+ Chú ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn: x.y = xy; 5.m = 5m; …

Ví dụ 1. Tính:

a) 254.35;                                                   b) 86.72.

Lời giải

a) 

Phép nhân và phép chia số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Vậy 254.35 = 8 890.

b) 

Phép nhân và phép chia số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Vậy 86.72 = 6 192.

+ Tính chất của phép nhân:

- Giao hoán: ab = ba.

- Kết hợp: (ab)c = a(bc).

- Phân phối của phép nhân với phép cộng: a(b + c) = ab + ac.

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính: 

a) 125.3 542.8;

b) 69.73 + 69.27.

Lời giải

a) 125.3 542.8 

= (125.8).3 542

= 1 000. 3 542 

= 3 542 000.

b) 69.73 + 69.27

= 69.(73 + 27) 

= 69.100

= 6 900.

+ Với hai số tự nhiên a và b đã cho (b khác 0), ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b.q + r, trong đó 0 ≤ r ≤ b.

  • Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết a:b = q; a là số bị chia, b là số chia, q là thương.
  • Nếu r ≠ 0 thì ta có phép chia có dư a:b = q (dư r); a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

Ví dụ 3. Thực hiện các phép chia sau:

a) 1 356 : 23;

b) 264 : 12.

Lời giải

a) 

Phép nhân và phép chia số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Vậy 1 356 : 23 = 58 (dư 22).

b) 

Phép nhân và phép chia số tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Vậy 264 : 12 = 24 (dư 0)


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1. Cho phép chia 125: 25 = 5. Trong phép tính này thì 5 là:

A. Số bị chia;

B. Số chia;

C. Thương;

D. Số dư.

Câu 2. Phép nhân có tính chất:

A. Giao hoán

B. Kết hợp

C. Phân phối giữa phép nhân và phép cộng

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3. Với hai số tự nhiên a và b ( b khác 0) Tồn tại số tự nhiên q sao cho a = b.q. Khi đó phát biểu nào sau đây là đúng:

A. a chia hết cho b.

B. b chia hết cho a.

C. a chia cho b dư r.

D. b chia cho a dư r.

Câu 4. Với hai số tự nhiên a và b (b khác 0) ta luôn tìm được hai số q, r sao cho a = b.q + r, điều kiện của r là:

A. r < b;

B. 0 < r < b;

C. 0 ≤ r < b;

D. r ≥ 0;

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. a.1 = 1.a = a;

B. a.0 = 0.a = a;

C. (ab)c = a(bc) = abc;

D. a(b + c) = ab + ac.

Câu 6. Tính nhẩm 125.100

A. 12 500;

B. 1 250;

C. 12 000;

D. 12 050.

Câu 7. Tích a.b bằng:

A. a + a + … + a (a số hạng).

B. a + a + … + a (b số hạng).

C. a.a… a (b thừa số a).

D. a.a…a (a thừa số a).

II. Thông hiểu

Câu 1. Kết quả của phép tính: 47.273 là:

A. 10 011;

B. 12 831;

C. 12 731;

D. 12 031.

Câu 2. Tìm số dư của phép chia 2 059:17.

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Câu 3. Thực hiện phép tính 129.89 + 129.11.

A. 12 900;

B. 1 290;

C. 11 610;

D. 12 090.

Câu 4. Cần ít nhất bao nhiêu xe 35 chỗ ngồi để chở hết 420 cổ động viên của đội bóng?

A. 10 xe;

B. 11 xe;

C. 12 xe;

D. 13 xe.

Câu 5. Trong các phép tính dưới đây, phép tính nào sai?

A. 17.67 = 1 129;

B. 603. 295 = 177 875;

C. 723:3 = 241;

D. 5 604:28 = 200 (dư 4).

Câu 6. Một trường học có 35 lớp học mỗi lớp có 20 bộ bàn ghế. Hỏi trường học đó có bao nhiêu bàn ghế.

A. 70 bộ.

B. 600 bộ.

C. 700 bộ.

D. 500 bộ.

Câu 7. Tính nhẩm: 125. 8 723.8

A. 872 300

B. 8 723 000

C. 87 230 000

D. 8 723.

Câu 8. Giá tiền in một trang giấy A4 là 250 đồng. Hỏi bác Thiệp phải trả bao nhiêu tiền nếu in một tập tài liệu khổ A4 dày 86 trang.

A. 2 150 (đồng).

B. 215 000 (đồng).

C. 21 500 (đồng).

D. 11 500 (đồng).


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác