Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối Chương 3 trang 76

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài tập cuối Chương 3 trang 76 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 trang 76.

Video Giải Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 - sách Kết nối tri thức - Cô Hoàng Thanh Xuân (Giáo viên VietJack)

Giải Toán 6 trang 76 Tập 1

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 (hay, chi tiết)

I. Tập hợp các số nguyên

1. Làm quen với số nguyên âm

- Các số tự nhiên (khác 0) 1; 2; 3; 4; … còn được gọi là các số nguyên dương.

- Các số - 1; -2; -3; … gọi là các số nguyên âm.

- Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương gọi là tập hợp số nguyên.

Z = {...; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;..}.

Chú ý: 

Số 0 không là số nguyên âm, cũng không phải là số nguyên dương.

Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn số 6 còn được viết là +6 (đọc là “dương sáu”).

2. Thứ tự trong tập số nguyên

Trục số: 

Ta biểu diễn các số 0; 1; 2; 3; 4; 5 … và các số nguyên âm -1; -2; -3; 4; 5… như sau:

Tổng hợp lý thuyết Toán lớp 6 Chương 3: Số nguyên chi tiết | Kết nối tri thức

+ Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.

+ Điểm biểu diễn số nguyên a được gọi là điểm a.

+ Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì số a nhỏ hơn số b, kí hiệu a < b.

So sánh hai nguyên:

Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0, do đó nhỏ hơn mọi số nguyên dương.

Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì – a < - b.

II. Phép cộng và phép trừ số nguyên

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

Quy tắc cộng hai số nguyên âm

Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

Hai số đối nhau:

Hai số nguyên a và b được gọi là đối nhau nếu a và b nằm khác phía với điểm 0 và có cùng khoảng cách đến gốc 0.

Chú ý: 

Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.

Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0.

Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

+ Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.


Trắc nghiệm Toán 6 Bài tập cuối Chương 3 (có đáp án)

I. Nhận biết

Câu 1. Chọn phát biểu đúng trong số các câu sau:

(A) Tập hợp số nguyên được kí hiệu là .

(B) +2 không phải là một số tự nhiên.

(C) 4 không phải là một số nguyên.

(D) – 5 là một số nguyên.

Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

(A) 3 > - 4.                                     

(B) – 5 > - 9.

(C) – 1 < 0.                                     

(D) – 9 > -8.

Câu 3. Tính các thương sau: (- 14):(- 7).

A.  – 2

B. 2

C. 4 

D. -4

II. Thông hiểu

Câu 1. Kết quả của phép tính: 25 – (9 – 10) + (28 – 4) là:

A. 50.                    

B. 2.                     

C. – 2.                      

D. 48.

Câu 2. Kết quả của phép tính: (- 4) . (+21) . (- 25) . (- 2) là:

A. 420.

(B) 4 200.

(C) – 4 200.

(D) - 420.

Câu 3. Tính: (- 45) – (27 – 8).

A. 64

B. -26

C. -64

D. 26

Câu 4. Tìm số nguyên x, thỏa mãn: x2 = 81 

A. x = 9 

B. x = -9

C. x = 9 hoặc x = -9 

D. x = 3

Câu 5. Cho biết năm sinh của một số nhà toán học.

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương III có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Em hãy sắp xếp các nhà toán học theo thứ tự giảm dần của năm sinh.

A. Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Archimedes; Pythagore; Thales

B. Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Pythagore; Thales; Archimedes

C. Fermat; Descartes; Lương thế Vinh; Thales; Pythagore; Archimedes

D. Fermat; Lương thế Vinh; Descartes; Thales; Pythagore; Archimedes

Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng về kết quả của phép tính: (2 021 – 39) + [(-21) + (-61)];

A. Kết quả là một số nguyên âm

B. Kết quả là một số nguyên dương lớn hơn 2 000

C. Kết quả là một số nguyên dương nhỏ hơn 2 000

D. Kết quả bằng 0  

Câu 7. Một máy bay đang bay ở độ cao 5 000 m trên mực nước biển, tình cờ thẳng ngay bên dưới máy bay có một chiếc tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 1 200 m dưới mực nước biển. Tính khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa máy bay và tàu ngầm.

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương III có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

A. 4 800 m

B. – 720 m

C. 7 200 m

D. 6 200 m

Câu 8. Hình vẽ dưới đây biểu diễn một người đi từ O đến A rồi quay về B. 

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương III có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Hỏi nếu người đó đi thẳng từ O đến B thì hết bao nhiêu bước?

A. 30 bước

B. 20 bước

C. 15 bước

D. 10 bước


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác