Giải Toán lớp 6 trang 35 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán lớp 6 trang 35 Tập 2 trong Bài 2: Các phép tính với số thập phân Toán 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 6 làm bài tập Toán 6 trang 35.

Thực hành 3 trang 35 Toán lớp 6 Tập 2: Thực hiện các phép tính sau:

a) (−45,5) . 0,4;

b) (−32,2) . (−0,5);

c) (−9,66) : 3,22;

d) (−88,24) : (−0,2).

Lời giải:

a) Phép tính (−45,5) . 0,4 là phép nhân hai số thập phân khác dấu.

Ta lấy số đối của số thập phân âm là 45,5 nhân với số thập phân dương là 0,4 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:

(−45,5) . 0,4 = −(45,5 . 0,4) = −18,2.

Vậy (−45,5) . 0,4 = −18,2.

b) Phép tính (−32,2) . (−0,5) là phép nhân hai số thập phân cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng, ta được:

(−32,2) . (−0,5) = 32,2 . 0,5 = 16,1.

Vậy (−32,2) . (−0,5) = 16,1.

c) Phép tính (−9,66) : 3,22 là phép chia hai số thập phân khác dấu.

Ta lấy số đối của số thập phân âm là 9,66 chia cho số thập phân dương là 3,22 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:

(−9,66) : 3,22 = −(9,66 : 3,22) = −3.

Vậy (−9,66) : 3,22 = −3.

 d) Phép tính (−88,24) : (−0,2) là phép chia hai số thập phân cùng âm, ta chia hai số đối của chúng, ta được:

(−88,24) : (−0,2) = 88,24 : 0,2 = 441,2.

Vậy (−88,24) : (−0,2) = 441,2.

Hoạt động khám phá 4 trang 35 Toán lớp 6 Tập 2: So sánh kết quả của các phép tính:

a) 2,1 + 3,2 và 3,2 + 2,1;

b) (2,1 + 3,2) + 4,5 và 21 + (3,2 + 4,5);

c) (−1,2) . (−0,5) và (−0,5) . (−1,2);

d) (2,4 . 0,2) . (−0,5) và 2,4 . [0,2 . (−0,5)];

e) 0,2 . (1,5 + 8,5) và 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5.

Lời giải:

Ta thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả như sau:

a) Ta có: 2,1 + 3,2 = 5,3 và 3,2 + 2,1 = 5,3

Do đó: 2,1 + 3,2 = 3,2 + 2,1 = 5,3.

Vậy 2,1 + 3,2 = 3,2 + 2,1.

b) Ta có: (2,1 + 3,2) + 4,5 = 5,3 + 4,5 = 9,8;

 2,1 + ( 3,2 + 4,5) = 2,1 + 7,7 = 9,8.

Do đó (2,1 + 3,2) + 4,5  = 2,1 + ( 3,2 + 4,5) = 9,8.

Vậy (2,1 + 3,2) + 4,5  = 2,1 + ( 3,2 + 4,5).

c) Ta có: (−1,2) . (−0,5) = 1,2 . 0,5 = 0,6;

 (−0,5) . (−1,2) = 0,5) . 1,2 = 0,6.

Do đó (−1,2) . (−0,5) = (−0,5) . (−1,2) = 0,6.  

Vậy (−1,2) . (−0,5) = (−0,5) . (−1,2).

d) Ta có: (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 0,48 . (−0,5) = −(0,48 . 0,5) = −0,24;

 2,4 . [0,2 . (−0,5)] = 2,4 . [−(0,2 . 0,5)] = 2,4 . (−0,1) = −0,24.

Do đó (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 2,4 . [0,2 . (−0,5)] = −0,24.

Vậy (2,4 . 0,2) . (−0,5) = 2,4 . [0,2 . (−0,5)].

e) Ta có: 0,2 . (1,5 + 8,5) =  0,2 . 10 = 2;

0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5 = 0,3 + 1,7 = 2.

Do đó 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5 = 0,3 + 1,7 = 2.

Vậy 0,2 . (1,5 + 8,5) = 0,2 . 1,5 + 0,2 . 8,5.

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Các phép tính với số thập phân hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác