Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Hình học Bài 4.

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 6 trang 80 Tập 2

Giải Toán 6 trang 81 Tập 2

B. Bài tập

Giải Toán 6 trang 82 Tập 2

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng (hay, chi tiết)

1. Đoạn thẳng

Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.

Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.

Ta có hình vẽ:

Toán lớp 6 Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Giải Toán 6 Hình học

Ví dụ 1. Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đây:

Toán lớp 6 Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Giải Toán 6 Hình học

Lời giải:

Cứ hai điểm bất kỳ được nối với nhau sẽ tạo thành một đoạn thẳng.

Trong hình vẽ trên có:

- Điểm A nối với điểm B tạo thành đoạn thẳng AB;

- Điểm B nối với điểm C tạo thành đoạn thẳng BC;

- Điểm C nối với điểm D tạo thành đoạn thẳng CD.

Vậy các đoạn thẳng có trong hình trên là: AB, BC, CD.

2. Độ dài đoạn thẳng

Cách đo độ dài đoạn thẳng AB:

Cho đoạn thẳng AB. Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước và nhìn xem điểm B trùng với vạch chỉ số bao nhiêu.

Giả sử điểm B trùng với vạch số 9 (như hình vẽ).

Toán lớp 6 Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng | Giải Toán 6 Hình học

Khi đó, ta nói đoạn thẳng AB có độ dài là 9 cm. 

Kí hiệu AB = 9 cm hoặc BA = 9 cm.

Việc đo độ dài đoạn thẳng được thực hiện trên cơ sở so sánh nó với đoạn thẳng được chọn làm đơn vị đo hay đoạn thẳng đơn vị


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng (có đáp án)

Câu 1: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới đây

Bài tập trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A.MN; MQ; NQ; ML; LP; MP; NP; QL

B.MN; QL; MQ; NQ; ML; LP; MP

C.MN; MQ; NQ; ML; QL; MP; NP

D.MN; MQ; ML; MP; NP

Câu 2: Nếu một đoạn thẳng cắt một tia thì đoạn thẳng và tia có bao nhiêu điểm chung?

A.1

B.2

C.0

D.Vô số

Câu 3: Cho 10 điểm phân biệt trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng, cứ qua hai điểm ta vẽ một đoạn thẳng. Hỏi vẽ được tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?

A.10

B.90

C.40

D.45

Câu 4: Cho nn điểm phân biệt (n ≥ 2; n ∈ N) trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng nối hai trong n điểm đó. Có tất cả 28 đoạn thẳng. Hãy tìm n.

A.n = 9.

B.n = 7.

C.n = 8.

D.n = 6.

Câu 5: Đường thẳng xx′ cắt bao nhiêu đoạn thẳng trên hình vẽ sau

A.3

B.4

C.5

D.6

Câu 6: Hãy chọn hình vẽ đúng theo diễn đạt sau:
Vẽ đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD nhưng đường thẳng AB cắt đoạn thẳng CD.

A.

Bài tập trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

B.

Bài tập trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

C.

Bài tập trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

D.

Bài tập trắc nghiệm Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

Câu 7: Cho E là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết rằng IE = 4cm, EK = 10cm.Tính độ dài đoạn thẳng IK.

A.4cm

B.7cm

C.6cm

D.14cm

Câu 8: Gọi I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN. Khi IM = 4cm, MN = 7cm thì độ dài của đoạn thẳng IN là?

A.3cm

B.11cm

C.1,5cm

D.5cm


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác