Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên

Bài giảng: Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên - sách Chân trời sáng tạo - Thầy Lý Tuấn (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 3.

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 6 trang 57 Tập 1

Giải Toán 6 trang 58 Tập 1

Giải Toán 6 trang 60 Tập 1

Giải Toán 6 trang 61 Tập 1

Giải Toán 6 trang 62 Tập 1

Giải Toán 6 trang 63 Tập 1

B. Bài tập

Giải Toán 6 trang 64 Tập 1

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên (hay, chi tiết)

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

− Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.

− Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.

− Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

Chú ý:

Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có:

(+a) + (+b) = a + b

(−a) + (− b) = − (a + b)

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

a) 8 + 12;

b) (−15) + (−9);

c) (−65) + (−35).

Hướng dẫn giải

a) 8 + 12 = 11;

b) (−15) + (−9) = − (15 + 9) = −24;

c) (−65) + (−35) = − (65 + 35) = −100.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

a) Cộng hai số đối nhau

Tổng hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0: a + (− a) = 0.

Ví dụ: 20 và −20 là hai số đối nhau.

Khi đó, 20 + (− 20) = 0.

b) Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:

− Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.

− Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

Chú ý: Khi cộng hai số nguyên trái dấu:

− Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.

− Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.

− Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

Ví dụ: Thực hiện các phép tính sau:

a) 18 + (−21);

b) (−6) + 12;

c) 25 + (−14).

Hướng dẫn giải

a) 18 + (−21) = − (21 – 18) = − 3;

b) (−6) + 12 = 12 – 6 = 6;

c) 25 + (−14) = 25 – 14 = 11.

3. Tính chất của phép cộng các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là: a + b = b + a

Chú ý: a + 0 = 0 + a = a.


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên (có đáp án)

Dạng 1.Phép cộng hai số nguyên và tính chất phép cộng hai số nguyên

Câu 1. Kết quả của phép tính (−100) + (−50)

A. −50

B. 50

C. 150

D. −150

Câu 2. Kết quả của phép tính (+25) + (+15)

A. 40

B. 10

C. 50

D. 30

Câu 3. Kết quả của phép tính (−23) + (−40) + (−17)

A. −70

B. 46

C. 80

D. −80

Câu 4. Kết quả của phép tính (−50) + 30

A. −20

B. 20

C. −30

D. 80

Câu 5. Một chiếc tàu ngầm đang ở độ cao -30m so với mực nước biển. Sau đó tàu ngầm nổi lên 25m. Độ cao mới của chiếc tàu so với mực nước biển là:

A. −55m

B. −5m

C. 5m

D. 55m

Câu 6. Chọn câu sai.

A. 678 + (−4) < 678

B. 4 + (−678) > −678

C. 678 + (−4) = 678

D. 4+(−678) =−674

Câu 7. Phép cộng các số nguyên có tính chất nào sau đây:

A. Giao hoán

B. Kết hợp

C. Cộng với số 00

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Cho −76 + x + 146 = x +... Số cần điền vào chỗ trống là

A. 76

B. −70

C. 70

D. −76


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác