Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 10: Số nguyên tố, Hợp số, Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Bài giảng: Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích ra thừa số nguyên tố - sách Chân trời sáng tạo - Thầy Lý Tuấn (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 10.

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 6 trang 31 Tập 1

Giải Toán 6 trang 33 Tập 1

B. Bài tập

Giải Toán 6 trang 34 Tập 1

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố, Hợp số, Phân tích một số ra thừa số nguyên tố (hay, chi tiết)

1. Số nguyên tố. Hợp số

− Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

− Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước.

Ví dụ:

+ Số 13 chỉ có hai ước là 1 và 13 nên 13 là số nguyên tố.

+ Số 15 có bốn ước là 1; 3; 5; 15 nên 15 là hợp số.

Lưu ý: Số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số.

2. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

a. Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố?

Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.

Chú ý:

− Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố.

− Mỗi số nguyên tố chỉ có một dạng phân tích ra thừa số nguyên tố là chính số đó.

− Có thể viết gọn dạng phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách dùng lũy thừa.

Ví dụ:

- Số 5 là số nguyên tố và dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của nó là 5.

- Số 18 là hợp số và 18 được phân tích ra thừa số nguyên tố là:

18 = 2 . 3 . 3 (hoặc viết gọn là 18 = 2 . 32).

b. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Cách 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.

Chia số n cho một số nguyên tố (xét từ nhỏ đến lớn), rồi chia thương tìm được cho một số nguyên tố (cũng xét từ nhỏ đến lớn), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thương bằng 1.


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố, Hợp số, Phân tích một số ra thừa số nguyên tố (có đáp án)

Dạng 1.Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Câu 1. Khẳng định nào là sai:

A. 0và 1không là số nguyên tố cũng không phải hợp số.

B. Cho số a > 1, a có 2 ước thì a là hợp số.

C. 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất.

D. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

Câu 2. Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 9

Câu 3. Phân tích số a ra thừa số nguyên tố a=p1m1.p2m2...pkmk . Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Các số p1;p2;...pk là các số dương

B. các số p1;p2;...pkP (với P là tập hợp các số nguyên tố)

C. các số p1;p2;...pkN

D. các số p1;p2;...pk tùy ý

Câu 4. Phân tích số 18thành thừa số nguyên tố:

A. 18 = 18.1

B. 18 = 10 + 8

C. 18 = 2.32

D. 18 = 6 + 6 + 6

Câu 5. Cho số a = 22.7, hãy viết tập hợp tất cả các ước của a:

A. Ư(a) = {4; 7}

B. Ư(a)(a) ={1; 4; 7}

C. Ư(a) ={1; 2; 4; 7; 28}

D. Ư(a) ={1; 2; 4; 7; 14; 28}

Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. A = {0; 1} là tập hợp số nguyên tố

B. A = {3; 5} là tập hợp số nguyên tố

C. A = {1; 3; 5} là tập hợp các hợp số

D. A = {7; 8} là tập hợp số hợp số

Câu 7. Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:

A. 15 – 5 + 3

B. 7.2 + 1

C. 14.6:4

D. 6.4 − 12.2

Câu 8. Thay dấu * để được số nguyên tố 3*¯ :

A. 7

B. 4

C. 6

D. 9


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác