Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 3.

A. Các câu hỏi trong bài

Giải Toán 6 trang 13 Tập 1

Giải Toán 6 trang 14 Tập 1

Giải Toán 6 trang 15 Tập 1

B. Bài tập

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên (hay, chi tiết)

1. Phép cộng và phép nhân

Phép cộng (+) và phép nhân (×) các số tự nhiên đã được biết đến ở tiểu học.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

Ví dụ:

• m × n có thể viết là m . n hay mn;

• 5 × x × y có thể viết là 5 . x . y hay 5xy;

• 125 × 731 có thể viết là 125 . 731.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

− Tính chất giao hoán:

a + b = b + a

a . b = b . a

− Tính chất kết hợp:

(a + b) + c = a + (b + c)

(a . b) . c = a . (b . c)

− Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c) = a . b + a . c

− Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

a + 0 = a

a . 1 = a.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lí.

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

Hướng dẫn giải

M = 22 . (25 + 12 + 75 + 88) + 78 . (25 + 12 + 75 + 88)

= (25 + 12 + 75 + 88) . (22 + 78) (Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= (25 + 75 + 12 + 88) . 100 (Tính chất giao hoán)

= [(25 + 75) + (12 + 88)] . 100 (Tính chất kết hợp)

= 200 . 100

= 20 000

3. Phép trừ và phép chia

Ở Tiểu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.

Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a – b = x và gọi x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Tương tự với a, b là các số tự nhiên, b ≠ 0, nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.

Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a . (b − c) = a . b – a . c (b > c)


Trắc nghiệm Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên (có đáp án)

Dạng 1.Phép cộng và phép nhân

Câu 1. 5125 + 456875 bằng

A. 46200

B. 462000

C. 46300

D. 426000

Câu 2. Cho tổng: 15946+?=51612+15946. Dấu “?” trong tổng trên là:

A. 51612

B. 15946

C. 67558

D. 35666

Câu 3. Khẳng định nào sau đây sai?

A. a + b + c = (a + b) + c

B. a + b + c = (a + c) + b

C. a + b + c = (a + b) + b

D. a + b + c = a + (b + c)

Câu 4. 6 + 6 + 6 + 6 bằng

A. 6

B. 6.2

C. 6.4

D. 64

Câu 5. 789 × 123 bằng:

A. 97047

B. 79047

C. 47097

D. 77047

Câu 6. Tích 4×a×b×c bằng

A. 4

B. 4ab

C. 4 + abc

D. 4abc

Câu 7. Cho a, b, c là các số tự nhiên tùy ý. Khẳng định nào sau đây sai?

A. abc = (ab)c

B. abc = a(bc)

 C. abc  = b(ac)

 D. abc = a + b + c

Câu 8. Hình ảnh sau minh họa cho phép toán nào?

Bài tập trắc nghiệm Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên có đáp án | Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo

A. Phép cộng của 1 và 2

B. Phép trừ của 2 và 1

C. Phép cộng của 1 và 3

D. Phép trừ của 3 và 1


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác